Kinh nghiệm thu hoạch, bảo quản cây mật nhân chuẩn xác
Cây mật nhân hay cây bách bệnh được dùng làm thuốc bổ, điều trị nhiều bệnh. Để đảm bảo dược liệu khi thu hoạch, sơ chế, bảo quản mật nhân cần lưu ý điều gì?
Cây mật nhân hay còn gọi cây mật nhơn, cây bá bệnh, cây bách bệnh, cây hậu phác nam chúng có tên khoa học là Eurycoma longifolia Jack thuộc họ Thanh thất Simaroubaceae, chi Eurycoma. Chúng sinh trưởng nhiều ở các quốc gia như Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Lào, Philippines, Nam Trung Quốc và Thái Lan, tại nước ta cây sinh trưởng ở các khu vực miền Trung, Tây nguyên và miền Đông Nam bộ ở những vùng đồi có chiều cao thấp.
Khu vực sinh trưởng chủ yếu của chúng thường mọc ở các vùng núi, trong rừng thưa, dưới tán các cây gỗ hay tại các vườn nhà vừa làm cây thuốc vừa làm cây cảnh.
Rễ của cây mật nhân có vị đắng, tính mát khi thu hoạch về sẽ được băm nhỏ đem tẩm rượu, sao vàng để điều trị một số chứng bệnh như khí hư huyết kém, ăn uống không tiêu, no hơi, đầy bụng, trong ngực có cục tích (tức ngực, nghẹn, khó thở), gân xương yếu mỏi, chân tay tê nhức, nôn mửa, tả lỵ, tứ thời cảm mạo, say rượu và tẩy giun
Vỏ của thân cây cũng được sử dụng làm thuốc bổ, điều trị bệnh ăn không tiêu khi kết hợp với rễ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đau lưng, đau nhức mỏi, đau bụng kinh. Quả của cây mật nhân còn được sử dụng làm thuốc để điều trị bệnh tiêu chảy, bệnh lỵ, lá của cây sẽ được dùng để trị ghẻ, lở ngứa trên da.
Thời điểm thu hoạch cây mật nhân (cây bách bệnh)
Chúng ta có thể thu hoạch cây mật nhân bất cứ thời điểm nào trong năm nhưng để giúp cây được bảo quản được lâu nhất, làm khô dễ dàng nên thu hoạch vào thời điểm mùa hè. Thời điểm này thời tiết khô ráo, nhiều nắng, ít mưa.
Thu hoạch cây mật nhân (cây bách bệnh)
Do sinh trưởng chủ yếu ở trong rừng, các vùng đồi có chiều cao thấp chúng ta có thể dễ dàng thu hoạch. Các bộ phận của cây mật nhân đều có thể sử dụng làm thuốc chỉ ngoại trừ hoa của cây không sử dụng được, các phần sử dụng được bao gồm: lá, thân cây, cành cây, rễ cây mật nhân, lớp vỏ bên ngoài, quả. Trong những bộ phận của cây phần rễ của cây mật nhân được sử dụng phổ biến nhất trong việc chế biến thuốc để điều trị một số loại bệnh.
Dùng dao hoặc kéo cắt đã được khử trùng cắt bỏ phần thân, cành lá của cây. Sau khi thu hái thân cây hãy cắt bỏ những cành con nhỏ bám quanh thân sau đó chặt thành các vát mỏng và đem phơi khô, phần lá đem phơi khô. Đối với phần rễ của cây cần rửa sạch với nước, thái nhỏ thành những lát mỏng đem phơi khô.
Bảo quản sau thu hoạch cây mật nhân
Cây mật nhân sau khi các bộ phận của cây được phơi khô hãy cho vào túi bóng kín để bảo quản, tránh để cây mật nhân khô dính nước mưa, độ ẩm từ môi trường bên ngoài. Ngoài ra trong quá trình bảo quản cây mật nhân cần chú ý:
+ Để mật nhân khô ở nơi thoáng mát, tránh đặt nơi ẩm thấp, có độ ẩm cao.
+ Nếu để mật nhân trong các trong lọ thủy tinh to thì các lọ bảo quản cần có nắp đậy kín.
+ Không để chung mật nhân với các loại thuốc tây y
+ Bảo quản được lâu, tiết kiệm diện tích khu vực bảo quản mật nhân đã phơi khô hãy cho vào túi hút chân không
+ Tránh để cây mật nhân ở những nơi có ánh nắng trực tiếp của mặt trời
+ Không để cây mật nhân gần các dược liệu đã bị mốc, hư hỏng, sâu bọ.
+ Nên kiểm tra định kỳ mật nhân khoảng 1-2 tháng/ lần để đảm bảo chất lượng, loại bỏ ngay nếu phát hiện phần mật nhân bị hư hỏng, nấm, mốc.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Kinh nghiệm trồng cây mật nhân trong vườn nhà
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản củ bình vôi
Kinh nghiệm trồng củ bình vôi, vị thuốc đông y rất tốt cho sức khỏe
Cách thu hoạch cây xạ vàng đảm bảo dược tính
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
Cây hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo, được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh hay trồng làm cảnh trong nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa nhài phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại. -
Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà
Hoa quỳnh mang vẻ đẹp độc đáo cùng mùi hương dễ chịu nên được nhiều người trồng ở khu vực ban công, ngoài sân vườn nhưng tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà? -
Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa
Hoa quỳnh mang một vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết cùng mùi hương độc đáo hấp dẫn nhiều người yêu hoa. Nhưng để giúp cây nhanh ra hoa, hạn chế sâu bệnh hại cần biết cách cắt tỉa, chăm sóc đúng cách. -
Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh khi được sơ chế bảo quản đúng cách sẽ giúp đảm bảo dược tính, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. -
Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà
Hoa quỳnh sở hữu vẻ đẹp quý phái, có mùi hương thơm độc đáo, với cánh hoa mềm mạnh, mỏng nhẹ, nhụy vàng rất đẹp mắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh tại vườn nhà. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy
Các bộ phận của cây cơm cháy đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá, thân, cành để điều trị một số bệnh như: bệnh suy nhược đau cơ mỏi lưng, ngứa ngoài da, mề đay, bong gân, -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất
Cây cơm cháy hay cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo có tác dụng điều trị một số bệnh nên được trồng trong vườn nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây cơm cháy giúp cây phát triển tốt.