Kinh nghiệm trồng cây mật nhân trong vườn nhà
Cây mật nhân hay cây bách bệnh là một trong những vị thuốc quý được trồng nhiều trong vườn nhà để điều trị bệnh. Để cây mật nhân phát triển khỏe mạnh trong quá trình trồng và chăm sóc cây mật nhân cần chú ý những điều sau.
Cây mật nhân hay còn gọi cây mật nhơn, cây bá bệnh, cây bách bệnh, cây hậu phác nam chúng có tên khoa học là Eurycoma longifolia Jack thuộc họ Thanh thất Simaroubaceae, chi Eurycoma. Cây mật nhân phân bố chủ yếu ở các khu vực rừng thưa vùng Đông Nam Á, tại nước ta cây sinh trưởng ở các khu vực miền Trung, Tây nguyên và miền Đông Nam bộ.
Cây thuộc cây bụi vói thân mảnh, mọc thẳng đứng, không có nhánh cao khoảng 10m, vỏ thân cây có màu trắng hoặc vàng ngà, lá của chúng mọc theo cặp, mọc đối xứng, phía mặt trên của lá có màu xanh bóng, mặt dưới phiến lá có màu trắng. Cây có nhiều hoa, thường nở vào tháng 1, 2 hàng năm, hoa lưỡng tính, màu nâu đỏ, kích thước nhỏ, cánh hoa mềm, có lông tơ mịn bao phủ xung quanh. Quả cây xuất hiện vào tháng 4 - 5, hình trứng, vỏ cứng, có các rãnh trên vỏ, chứa một hạt. Quả màu nâu vàng khi con non, đến lúc chín thì chuyển sang màu nâu đỏ.
Trông Đông y, mật nhân có vị đắng, tính mát, quy kinh can và thận, có tác dụng bổ dưỡng cho người bị khí huyết hư, gân xương đau nhức, tê chân tay, rối loạn tiêu hóa, phòng ngừa tứ thời cảm mạo. Ngoài ra, mật nhân còn chữa được chứng thống kinh, chứng ách nghịch ở ngực. Nhờ những công dụng chữa bệnh tuyệt vời nên loài cây này được trồng nhiều làm cảnh trong sân vườn.
Hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây mật nhân (cây bách bệnh)
Kỹ thuật nhân giống cây mật nhân
Nhân giống bằng cây mật nhân con
Cây mật nhân có hoa lưỡng tĩnh màu nâu đỏ, kích thước hoa nhỏ, cánh hoa mềm, phía ngoài có lông tơ mịn bao phủ xung quanh. Sau khi ra hoa vào khoảng tháng 4-5 thường cho quả. Quả của cây mật nhân có hình dáng giống quả trứng, vỏ cứng, có các rãnh trên vỏ, chứa một hạt. Khi còn con quả sẽ có màu nâu vàng, khi chín quả bắt đầu chuyển sang màu nâu đỏ, rụng xuống đất gặp điều kiện thuận lợi sẽ nảy mầm mọc thành cây non mới.
Mật nhân con sau khi được đào về trồng tại vườn nhàn không nên di chuyển cây ra chậu cảnh hay vườn nhà ngay lập tức mà hãy để nguyên cây trong bao ươm khoảng 15 – 20 ngày để cây bén rễ và ra lá non. Mỗi ngày tưới nước cho cây 2 lần vào sáng và tối giúp cây phát triển thuận lợi, quen với khí hậu tại nơi trồng mới.
Sau khoảng 15-20 ngày hãy tiến hành di chuyển cây non ra vị trí trồng mong muốn, chăm sóc cẩn thận giúp cây phát triển khỏe mạnh.
Nhân giống bằng hạt cây mật nhân
Xử lý hạt giống trước khi gieo trồng: Diệt khuẩn hạt giống mật nhân giúp loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc, mầm bệnh hại bằng cách ngâm với dung dịch thuốc tím KMnO4 nồng độ 0,1% trong khoảng nửa tiếng. Sau đó hãy vớt hạt ra ngoài để ráo rồi tiếp tục cho vào nước 55 độ C trong khoảng 3 – 4 tiếng.
Ủ hạt vào trong lớp vải mỏng, đặt ở nơi có nhiệt độ khoảng 30 độ C, mỗi ngày ngâm hạt vào nước lạnh khoảng 1 giờ đồng hồ cho đến khi thấy hạt nứt nanh ra thì mang ra gieo ở chậu đất giàu dinh dưỡng.
Hãy trộn giá thể, phân chuồng đã ủ hoại mục hoặc phân hữu cơ cho vào bầu đất. Tạo bầu đất nhỏ nhỏ sâu khoảng 0,5 cm gieo 1 hạt đã nảy mầm vào đó rồi phủ 1 lớp đất mỏng lên trên. Phủ trên bầu đất một lớp rơm hoặc rạ khô, mỗi ngày tưới nước 2 lần, sau khoảng 5 ngày cây bắt đầu mọc lên. Khi cây phát triển được 20 ngày hãy tiến hành di chuyển cây ra khu vực trồng ở vườn hoặc chậu cảnh.
Đất trồng
Cây mật nhân sinh trưởng chủ yếu ở các vùng đồi núi nên đất trồng phải sử dụng loại đất đỏ, đất thịt hoặc đất pha cát tơi xốp, thoát nước tốt, có độ ẩm trung bình và không được ngập úng, không tích nước trong thời điểm mưa nhiều. Để tăng độ dinh dưỡng cho chất có thể trộn thêm trấu, mùn cưa, xơ dừa.
Thời điểm thích hợp trồng cây mật nhân
Thời điểm thích hợp nhất để trồng cây mật nhân chính là vào khoảng tháng 2-4 tháng tư hàng năm. Bởi thời điểm này nhiệt độ không quá lạnh, quá nóng nên thích hợp cho cây phát triển, sinh trưởng khỏe mạnh.
Nước tưới
Do đất trồng của cây phải đảm bảo có độ ẩm phù hợp không để khô quá hay không để bị úng. Cây mật nhân phát triển tốt chúng ta nên tưới nước thường xuyên, có thể sử dụng loại nước chua lên men hữu cơ từ nước vo gạo, vỏ trái cây, đậu nành, ruột cá,… giúp cây có đủ dinh dưỡng để cây phát triển khỏe mạnh hơn.
Ánh sáng
Nếu trồng trong chậu nên đặt cây tại nơi có nhiều ánh sáng nhưng không quá gắt. Có thể trồng cây tại khu vực ban công, sân thượng hoặc ngoài vườn giúp cây có thể quang hợp ánh nắng từ mặt trời, phát triển khỏe mạnh, phòng ngừa các bệnh về nấm hại.
Phân bón
Sau khi trồng được khoảng 6 tháng, cây cần được bổ sung dinh dưỡng bằng phân ure, phân NPK, phân hữu cơ, phân vi sinh,… Dọn cỏ thường xuyên để cây sinh trưởng phát triển tốt, xới đất, vun gốc, phát dọn dây leo và cây cỏ lấn át cây mật nhân, giữ ẩm cho gốc cây.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
Cây hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo, được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh hay trồng làm cảnh trong nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa nhài phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại. -
Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà
Hoa quỳnh mang vẻ đẹp độc đáo cùng mùi hương dễ chịu nên được nhiều người trồng ở khu vực ban công, ngoài sân vườn nhưng tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà? -
Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa
Hoa quỳnh mang một vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết cùng mùi hương độc đáo hấp dẫn nhiều người yêu hoa. Nhưng để giúp cây nhanh ra hoa, hạn chế sâu bệnh hại cần biết cách cắt tỉa, chăm sóc đúng cách. -
Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh khi được sơ chế bảo quản đúng cách sẽ giúp đảm bảo dược tính, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. -
Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà
Hoa quỳnh sở hữu vẻ đẹp quý phái, có mùi hương thơm độc đáo, với cánh hoa mềm mạnh, mỏng nhẹ, nhụy vàng rất đẹp mắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh tại vườn nhà. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy
Các bộ phận của cây cơm cháy đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá, thân, cành để điều trị một số bệnh như: bệnh suy nhược đau cơ mỏi lưng, ngứa ngoài da, mề đay, bong gân, -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất
Cây cơm cháy hay cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo có tác dụng điều trị một số bệnh nên được trồng trong vườn nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây cơm cháy giúp cây phát triển tốt.