Kinh nghiệm trồng củ bình vôi, vị thuốc đông y rất tốt cho sức khỏe
Củ bình vôi không chỉ là một vị thuốc đông y được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh mà còn được trồng làm cảnh tại nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách trồng, chăm sóc cây bình vôi phát triển khỏe mạnh, hạn chế sâu bệnh, nấm hại.
Củ bình vôi có tên khoa học là Stephania Erecta đây là một loại cây thân củ thuộc họ Menispermaceae sinh sống chủ yếu ở các khu vực vùng miền núi phía Bắc Việt Nam, Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, thường sống trong những núi đá vôi. Củ bình vôi là một loại thân là dây leo, có màu xanh, thân leo khá cao có thể dễ dàng tạo dáng, có chiều dài thân khoảng 6m, thân cây nhẵn, lá mọc xen kẽ. Quả hạch của cây bình vôi có hình cầu dẹt và màu sắc hơi ngả đỏ.
Trong Đông y củ bình vôi có tác dụng an thần bổ phế, trị mụn ngoài da, điều trị chứng mất ngủ, hồi hộp, lo âu, suy nhược thần kinh, chống co giật, hạ sốt, hạ huyết áp...
Kinh nghiệm trồng củ bình vôi tại nhà
Chọn giống củ bình vôi
Có nhiều cách trồng củ bình vôi có thể trồng bằng thân, bằng củ hoặc trồng bằng hạt. Tuy nhiên chúng ta có thể dùng củ bình vôi được thu hoạch từ những vùng núi cao mang về hoặc củ bình vôi thái để trồng. Ngoài ra, trên thị trường cây giống củ bình vôi khi bán sẽ không có rễ, không có lá và giống như củ khoai tây. Do đó khi lựa chọn củ bình vôi giống chúng ta nên lựa chọn những củ bình vôi còn nguyên vẹn, không bị xây sát, dập nát, thối hỏng hay những củ có dấu hiệu bị bệnh, nấm hại. Khi mang củ bình vôi giống về nên để cây trong bóng râm, nơi khô ráo thoáng mát.
Thời điểm thích hợp trồng củ bình vôi
Thời điểm thích hợp trồng củ bình vôi là vào mùa xuân khi có mưa phùn hoặc đầu mùa mưa, hoặc khi trời vào mùa thu. Bởi lúc này mát mẻ, cây dễ phát triển và không cần dành nhiều công chăm sóc nhưng cây vẫn phát triển tốt, khỏe mạnh.
Đất trồng củ bình vôi
Đất trồng nên lựa chọn đất có độ tơi xốp, ít chua, có khả năng thoát nước tốt, nhưng phải có khả năng giữ ẩm trong những ngày hè. Để tăng dinh dưỡng cho đất trồng nên trộn giá thể, phân chuồng đã ủ hoại mục hoặc phân hữu cơ. Phối trộn đất trồng theo tỷ lệ 3 đất sạch : 3 phân trùn quế : 2 giá thể mụn dừa : 1 giá thể trấu hun : 1 đá perlite. Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng đất trồng hữu cơ chất lượng cao như Sfarm, Namix, 1989,…
Chậu trồng
Khi lựa chọn kích thước chậu trồng nên chọn chậu có có lỗ thoát nước để tránh tình trạng cây bị ngập úng khi tưới nước, trong mùa mưa, dùng các loại chậu nhựa, chậu gốm, hoặc chậu đất nung.
Các bước trồng cây bình vôi
Bước 1: Chuẩn bị đất trồng, chậu trồng phù hợp với kích thước của củ bình vôi, không dùng chậu trồng có kích thước quá nhỏ so với nhu cầu phát triển của củ bình vôi
Bước 2: Nhẹ nhàng đặt củ bình vôi lên đất ẩm hoặc vùi nhẹ vào đất (⅔ thân củ nằm dưới lớp đất, chỉ ⅓ hiện trên mặt đất)
Bước 3: Tưới nước sạch giúp làm ẩm đất, sử dụng một túi nhựa trong suốt có nhiều lỗ bao bọc phần bên ngoài chậu trồng. Hãy di chuyển chậu trồng ở nơi có bóng râm mát, tưới nước để giữ độ ẩm cho cây đều đặn. Sau khoảng 20 - 30 ngày, củ sẽ bắt đầu phát triển rễ, ra những mầm lá non.
Ánh sáng
Hãy đặt cây bình vôi ở nơi có ánh sáng nhẹ, có ánh sáng vừa đủ, tránh đặt cây dưới ánh nắng quá gắt, có thể đặt ở vị trí gần ban công, dưới mái hiên, có ánh sáng bán phần. Mỗi tuần, cho cây tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên khoảng 5 tiếng để cây có thể quang hợp và phát triển tốt hơn.
Nhiệt độ
Vào mùa hè nhiệt độ ngoài trời tăng cao do đó cần đảm bảo cây được cung cấp đủ nước, tránh đặt cây dưới ánh nắng gắt quá lâu để tránh bị cháy lá, di chuyển cây vào những nơi râm mát có nhiệt độ từ 24 đến 29 độ C vào ban ngày và từ 18 đến 22 độ C vào ban đêm.
Vào mùa đông cây bình vôi có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh do đó khi nhiệt độ xuống thấp dưới 15 độ C cần di chuyển cây vào nơi ấm áp, đón ánh sáng đủ để giữ cho cây tươi tốt, phát triển khỏe mạnh trong mùa đông.
Nước tưới
Củ bình vôi thích hợp với môi trường hạn nên chỉ cần tưới nước cho cây khoảng 1-2 lần mỗi tuần. Khi tưới nên lựa chọn thời điểm sáng sớm hoặc chiều tối, tránh tưới nước vào giữa trưa nắng gắt để tránh cháy lá. Đồng thời, nên kiểm tra độ ẩm của đất trước khi tưới để tránh tình trạng ngập úng gây hại cho cây
Cắt tỉa, tạo dáng cho cây
Để tăng tính thẩm mỹ cho không gian khi trồng củ bình vôi cần tiến hành cắt tỉa tạo dáng cho cây. Sau khoảng 1 tháng khi củ có nhánh dài lên, chúng ta cần thực hiện cắt tỉa nhằm loại bỏ các cành cây khô, yếu, hay hư hỏng và giúp cây phát triển thêm nhánh tập trung cung cấp dưỡng chất cho các cành chính khỏe mạnh. Dùng kẽm kết hợp 1 cây cọc để tạo chỗ cho dây leo của củ bình vôi theo hình dáng mong muốn.
Phân bón
Để giúp cây phát triển tốt trong quá trình trồng cần bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân thích hợp. Bổ sung dinh dưỡng bằng cách định lỳ khoảng 4 tháng/lần dùng các loại phân hữu cơ (trùn quế, phân bò, phân gà,…) chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây như nitơ, phốt pho, kali và các vi chất khoáng.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Cách trồng cây xạ đen chuẩn, vị thuốc quý cho sức khỏe
Hướng dẫn cách phân biệt cây xạ đen, cây xạ vàng chuẩn xác
Kinh nghiệm thu hoạch, bảo quản cây xạ đen chuẩn xác
Cách thu hoạch cây xạ vàng đảm bảo dược tính
Khắc phục tình trạng “lệ thuộc” thuốc an thần
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Kinh nghiệm thu hoạch, bảo quản cây mật nhân chuẩn xác
Cây mật nhân hay cây bách bệnh được dùng làm thuốc bổ, điều trị nhiều bệnh. Để đảm bảo dược liệu khi thu hoạch, sơ chế, bảo quản mật nhân cần lưu ý điều gì? -
Kinh nghiệm trồng cây mật nhân trong vườn nhà
Cây mật nhân hay cây bách bệnh là một trong những vị thuốc quý được trồng nhiều trong vườn nhà để điều trị bệnh. Để cây mật nhân phát triển khỏe mạnh trong quá trình trồng và chăm sóc cây mật nhân cần chú ý những điều sau. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản củ bình vôi
Sau khi trồng củ bình vôi bao lâu sẽ được thu hoạch, cách sơ chế củ bình vôi như thế nào để đảm bảo dược liệu giúp cho việc hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản củ bình vôi đúng chuẩn. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại ở củ bình vôi
Trong quá trinh sinh trưởng của củ bình vôi, cây rất hay bị các loại sâu bệnh hại tấn công như bọ trĩ, rệp sáp, nhện đỏ. Khi phát hiện củ bình vôi bị sâu bệnh hại tấn công cần thực hiện các biện pháp xử lý như sau. -
Kinh nghiệm thu hoạch, bảo quản cây cối xay chuẩn nhất
Các bộ phận của cây cối xay đều có chứa dược tính nên từ lâu được sử dụng trong việc điều trị bệnh. Nhưng thời điểm nào trong năm nên thu hoạch, cách bảo quản sau thu hoạch như nào để đảm bảo được dược tính. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh ở cây cối xay
Trong quá trình trồng, chăm sóc cây cối xay do một số yếu tố khiến cây bị sâu bệnh hại tấn công gây ảnh hưởng tới sự phát triển, năng suất của cây. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách xử lý các bệnh hại trên cây cối xay chuẩn nhất. -
Hướng dẫn cách trồng cây cối xay tại nhà
Cây cối xay là cây dược liệu quý có nhiều công dụng trong điều trị bệnh đau xương khớp, bệnh trĩ, bệnh gan, viêm tai trong,... Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng cây cối xay tại nhà. -
Cách thu hoạch cây xạ vàng đảm bảo dược tính
Cây xạ vàng là một loài cây thảo dược thuộc họ xạ, loài cây này được nhiều người sử dụng để làm thuốc. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách thu hoạch, bảo quản sau khi thu hoạch nhằm giữ được dược tính trong cây xạ vàng. -
Cách chăm sóc cây xạ vàng chuẩn xác
Cây xạ vàng cũng là một trong những loại thảo dược quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị bệnh về gan.