Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản củ bình vôi

10/1/2024 8:18:00 AM
Sau khi trồng củ bình vôi bao lâu sẽ được thu hoạch, cách sơ chế củ bình vôi như thế nào để đảm bảo dược liệu giúp cho việc hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản củ bình vôi đúng chuẩn.

 

Sau khi trồng củ bình vôi bao lâu sẽ được thu hoạch, cách sơ chế củ bình vôi như thế nào để đảm bảo dược liệu giúp cho việc hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản củ bình vôi đúng chuẩn.

Củ bình vôi hay còn gọi là cây củ một, củ mối trôn, tử nhiên, ngải tượng có vị đắng ngọt, đây là một loại cây thân củ thuộc họ Menispermaceae sinh sống chủ yếu ở các khu vực vùng miền núi phía Bắc Việt Nam, Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, thường sống trong những núi đá vôi. Củ bình vôi là một loại thân là dây leo, có màu xanh, thân leo khá cao có thể dễ dàng tạo dáng, có chiều dài thân khoảng 6m, thân cây nhẵn, lá mọc xen kẽ. Quả hạch của cây bình vôi có hình cầu dẹt và màu sắc hơi ngả đỏ.

Trong Đông y, củ bình vôi có tác dụng hỗ trợ an thần, trấn kinh, khắc phục triệu chứng suy nhược, nóng sốt, nhức đầu, rối loạn chức năng tiêu hóa,… Trong y học hiện đại, củ bình vôi có chứa lượng lớn L – tetrahydropalmatin nên có tác dụng an thần, gây ngủ, duy trì giấc ngủ, hạ huyết áp, giảm nhiệt độ cơ thể, chữa suy nhược cơ thể, rối loạn tâm thần,… Rotundin có trong củ bình vôi có khả năng cải thiện các bệnh về đường hô hấp như: ho có đờm, ho khan, viêm phế quản, hen suyễn hay giúp hạ huyết áp, ổn định tâm lý đồng thời thư giãn các dây thần kinh,…

Thời điểm thu hoạch củ bình vôi

Củ bình côi có thể được thu hoạch quanh năm nhưng vào mùa đông củ bình vôi hàm lượng dược liệu cao nhất, thời tiết hanh khô dễ dàng trong việc phơi sấy. Để đảm bảo dược liệu chúng ta chỉ nên thu hoạch khu củ bình vôi đạt được trọng lượng từ 800g-1kg trở nên, thu hoạch củ bình vôi khi trồng được từ 2-3 năm, nếu trồng càng lâu từ trên 3 năm sẽ giúp cho năng suất càng cao.

Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản củ bình vôi

Hướng dẫn cách sơ chế củ bình vôi

Củ bình vôi sau khi đạt trọng lượng từ 800g-1kg trở nên, thời gian trồng được khoảng 2-3 năm có thể tiến hành thu hoạch để làm thuốc hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Để thu hoạch đúng cách chúng ta chỉ cần đào lấy củ bình vôi, rửa sạch phần củ với nước hoặc có thể dùng vòi xịt cao áp để làm sạch hoàn toàn phần đất bám bên ngoài vỏ, tiết kiệm thời gian làm sạch.

Dùng sao sạch cạo bỏ lớp vỏ mỏng, thái mỏng rồi phơi khô dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô với nhiệt độ phù hợp.

Củ bình vôi sau khi được phơi khô có thể dùng củ bình vôi khô để sắc uống, ngâm rượu hoặc tán nhuyễn thành bột để dùng đều được.

Bảo quản củ bình vôi

Củ bình vôi sau khi được phơi khô hãy cho vào túi bóng kín để bảo quản, tránh để củ bình vôi khô dính nước mưa. Ngoài ra khi bảo quản củ bình vôi khô cần chú ý:

+ Để ở nơi thoáng mát, tránh đặt nơi ẩm thấp, có độ ẩm cao

+ Nên kiểm tra định kỳ củ bình vôi sau khi phơi khô khoảng 1-2 tháng/ lần để đảm bảo chất lượng và tính hiệu quả của củ bình vôi.

+ Phát hiện xung quanh khu vực bảo quản bình vôi có mối, mọt cần dọn dẹp, loại bỏ mối mọt nhanh chóng.

+ Nếu để trong các trong lọ thủy tinh to thì các lọ bảo quản cần có nắp đậy kín

+ Không để chung với các loại thuốc tây y.

+ Bảo quản được lâu, tiết kiệm diện tích có thể cho củ bình vôi đã phơi khô vào túi hút chân không

+ Tránh để củ bình ở những nơi có ánh nắng trực tiếp của mặt trời

+ Không để gần các dược liệu đã bị mốc, hư hỏng.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại ở củ bình vôi

Kinh nghiệm trồng củ bình vôi, vị thuốc đông y rất tốt cho sức khỏe

Kinh nghiệm thu hoạch, bảo quản cây cối xay chuẩn nhất

Những điều cần cần nhớ khi dùng củ bình vôi chữa bệnh

Những bài thuốc trị bệnh hay từ củ bình vôi

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác