Kinh nghiệm nuôi cá trạng nguyên đúng chuẩn
Cá trạng nguyên sở hữu vẻ ngoài nổi bật cùng màu sắc rực rỡ. Nhưng loài cá này rất khó nuôi đòi hỏi cần sự chu đáo từ khâu chọn bể, nước nuôi, thức ăn, nhiệt độ bể nuôi, độ pH,… Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn các nuôi cá trạng nguyên khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh tật được nhiều người áp dụng và đạt kết quả cao.
Cá trạng nguyên là một loài cá nước mặn thuộc họ Callionymidae. Do trong tự nhiên chúng thường sinh sống tại các rạn san hô hoặc những nơi có dòng nước chảy mạnh và có nhiều góc gách để dễ dàng lẩn trốn khỏi sự nguy hiểm của các loài động vật khác trong tự nhiên. Ban ngày chúng thường ẩn nấp và nghỉ ngơi nhưng khi màn đêm buông xuống chúng ra ngoài tìm kiếm thức ăn, hoạt động và tìm kiếm bạn tình.
Cá trạng nguyên sở hữu kích thước cơ thể nhỏ nhắn xinh xắn, khi trưởng thành cá trạng nguyên đạt kích thước khoảng 7cm. Những con cá trạng nguyên đực thường có kích thước lơn hơn so với cá trạng nguyên cái, màu sắc cũng sặc sỡ hơn. Nhìn bề ngoài của cá trạng nguyên chúng có đầu hình tam giác, không có vảy, sở hữu miệng nhỏ và hàm trên đưa ra, hai bên đều là khe mang nhỏ. Vây ngực của cá trạng nguyên xòe to như cánh quạt giúp chúng uốn lượn nhẹ nhàng trong nước và thuận lợi cho việc tìm kiếm thức ăn, thu hút sự chú ý của cá trạng nguyên cái. Ngoài ra, chúng sở hữu vây lưng có màu xanh và cam nổi bật và khá cao ở con đực. Đôi mắt đỏ với con ngươi màu đen làm đắm say bao con tim của những người yêu cá cảnh, đam mê với vẻ đẹp của cá cảnh nhất là loài cá trạng nguyên này.
Do cá trạng nguyên rất khó nuôi, giá bán mỗi con giao động từ 1-3 triệu một con nên bạn cần chuẩn bị cẩn thận chu đáo khâu chọn bể, nước nuôi, nhiệt độ bể, độ pH, thức ăn, môi trường sống phù hợp cho các trạng nguyên phát triển.
Bể nuôi cá trạng nguyên
Bể nuôi cá trạng nguyên phải có dung tích tối thiểu khoảng 300 lít đã vận hành ít nhất 6 tháng. Bên trong bể nuôi người nuôi phải tạo môi trường sống giống như ngoài tự nhiên. Bể nuôi cá phải có san hô sống để làm nơi trú ngụ cho cá. Lớp nền cát dày rất thích hợp vì chứa nhiều vi sinh làm thức ăn cho cá trạng nguyên.
Bên cạnh đó bên trong bể nuôi phải tạo sao cho có nhiều bề mặt lồi lõm và hang động để cá lẩn trốn. Chúng cần một chế độ chăm sóc đặc biệt khi thả trong bể san hô. Cá trạng nguyên không quá tích cực với các loài cá thông thường, trừ cá khoang, nemo, và một số loài cá nhỏ khác.
Nhiệt độ bể nuôi cá trạng nguyên
Nhiệt độ nước trong bể nuôi thích hợp nhất khi được đặt trong khoảng 24-27 độ C. Do một số tỉnh tại miền Bắc nhiệt độ khi vào mùa đông sẽ giảm xuống do vậy cần cài đặt máy đo nhiệt độ để kịp thời phát hiện và điều chỉnh nhiệt độ của bể nuôi sao cho phù hợp với cá trạng nguyên.
Độ pH của bể nuôi cá trạng nguyên
Độ pH của bể nuôi nên ở khoảng 8,1 – 8,3 độ.
Ánh sáng bể nuôi cá trạng nguyên
Ánh sáng trong bể luôn duy trì ở mức độ vừa phải để phù hợp với lối sống ẩn náu ban ngày và hoạt động ban đêm của cá trạng nguyên.
Nước nuôi cá trạng nguyên
Nước dùng để nuôi cá trạng nguyên phải là nước sạch về mặt hóa học và cần qua xử lý để có độ pH phù hợp, nhiệt độ thích hợp cho cá, không có chloramine hoặc kim loại nặng hay có bất kỳ loại hóa chất nào.
Hướng dẫn cách lựa chọn thức ăn cá trạng nguyên
Thức ăn chính của cá trạng nguyên chủ yếu là các loài giáp xác, động vật không xương sống tại các vỉa san hô. Cá trạng nguyên thích ăn thịt do vậy khi cho cá ăn loại thức ăn này người nuôi nên cắt nhỏ thức ăn thành miễng nhỏ vừa miệng cá để cá có thể ăn dễ dàng.
Ngoài ra, để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cá bạn nên cho cá ăn thêm các loại thức ăn như tôm ngâm nước muối (chứa nhiều vitamin), sâu đen sống, loài giun ống hoặc các sinh vật nhỏ trong bể cá.
Mỗi ngày bạn nên cho cá ăn từ 2-4 lần mỗi lần ăn với số lượng thức ăn vừa đủ không ăn quá nhiều thức ăn khiến nguồn nước nuôi bị ảnh hưởng, sinh vật gây hại phát triển làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. Ngoài ra, không cho cá trạng nguyên ăn vào lúc chiều tối.
Thức ăn cho cá cảnh phải tươi sống, tốt, hợp vệ sinh, đủ chất đạm, chất béo, vitamin… Không nên cho cá ăn thức ăn thối rữa, kém phẩm chất. Thức ăn tươi vớt từ cống rãnh trước khi cho cá ăn cần rửa sạch.
Những điều cần nhớ khi nuôi cá trạng nguyên
+ Hãy duy trì chất lượng nước và ổn định nhiệt độ và ánh sáng cho bể cá.
+ Thức ăn phải đảm bảo hợp vệ sinh, phải đảm bảo độ tươi sống, giàu vitamin, chất béo, đạm,…
+ Do loài cá này thích đánh nhau nên phải nuôi riêng hoặc không thả chung bể với những loại cá cạnh tranh nguồn thức ăn với cá trạng nguyên
+ Tránh gây thương tích cho cá khiến ảnh hưởng đến vẻ ngoài của cá, cá dễ bị nhiễm bệnh.
+ Dọn dẹp vệ sinh bể cá thường xuyên khoảng 1 lần/tuần.
+ Duy trì chất lượng nước tốt và ổn định nhiệt độ
+ Khi thả cá hay bắt cá cần nhẹ nhàng, dùng vợt mềm xúc cá, tránh sây sát, tuột vảy, hư vây làm chảy máu cá.
+ Trước khi thả cá vào bể cần phải sát trùng bể nuôi bằng cách phơi nắng cho khô đáy bể. Sử dụng clorur vôi vãi xuống ao hồ xây bằng xi măng với nồng độ 20 ppm ngâm trong một tuần, rửa sạch bể trước khi thả cá.
Hi vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại cá tuyệt vời này và có những phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp nhất để chúng sinh trưởng khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh tật.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Ưu nhược điểm của việc triển sản cho mèo
Ưu điểm lớn nhất của việc triệt sản mèo, cả con đực và con cái là một cách tốt để tránh cho mèo bị ảnh hưởng đến sức khỏe trong và sau quá trình động đực hoặc sinh sản.Có một số phương pháp để triệt sản cho mèo. -
Mèo bị ngộ độc thịt: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị
Mèo bị ngộ độc thịt là căn bệnh hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe của mèo. Nguyên nhân nào khiến mèo bị ngộ độc thịt, khi mèo bị ngộ độc thịt sẽ có biểu hiện nào, cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây -
Bệnh viêm vú ở mèo: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Bệnh viêm vú ở mèo thường xảy ra trong thời kỳ mèo cho con bú. Nếu không được phát hiện, xử lý kịp thời mèo con sẽ không được nhận nguồn sữa từ mèo mẹ từ đó yếu và chết dần. -
Mèo bị căng sữa nguyên nhân do đâu, cách phòng tránh mèo bị căng sữa
Mèo bị căng sữa (tức sữa, bí sữa) là vấn đề mèo thường hay gặp ở mèo mẹ sau khi vừa mới sinh con xong. Nếu để mèo căng sữa quá lâu, không kịp thời xử lý sẽ có nguy cơ gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng cho mèo mẹ lẫn mèo con. -
Mèo mẹ bị mất sữa sau sinh: Nguyên nhân, cách khắc phục chuẩn
Sau khi sinh mèo con một số mèo mẹ bị rơi vào tình trạng mất sữa khiến mèo con không đủ dinh dưỡng để phát triển. -
Mèo bị chảy máu sau khi sinh ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Mèo bị chảy máu sau khi sinh là điều bình thường nhưng nếu mèo chảy máu quá nhiều kèm theo các biểu hiện bất thường thì sẽ nguy hiểm như thế nào đến sức khỏe. -
Hướng dẫn cách chọn hộp vệ sinh cho mèo
Trong nhiều trường hợp, hộp vệ sinh của mèo không đúng kích cỡ, không được sắp đặt đúng cách, không vệ sinh dẫn đến việc chúng không sử dụng. Dưới đây là cách chọn hộp vệ sinh cho mèo -
Các vấn đề về tiết niệu ở mèo: Dấu hiệu, cách xử trí
Không giống như hầu hết các loài chó, mèo đi tiểu trong nhà trong thùng rác nên chủ sở hữu vật nuôi thường nhận thức rõ hơn về thói quen tiểu tiện của bạn mèo của họ. Nếu những thói quen này đột ngột thay đổi, thì có thể mèo của bạn đang gặp vấn đề về tiết niệu cần được giải quyết. -
Mèo bị thai chết lưu: Dấu hiệu, chăm sóc khi mèo bị thai chết lưu
Trong quá trình mang thai do một nguyên nhân nào đó khiến mèo bị thai chết lưu. Khi mèo bị thai chết lưu sẽ có những dấu hiệu nhận biết như thế nào? Chăm sóc mèo sau khi bị thai chết lưu ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây. -
Mèo bị sảy thai: Nguyên nhân, chăm sóc mèo bị sảy thai
Tình trạng mèo bị sảy thai không phải là hiện tượng xảy ra thường xuyên ở mèo. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mèo bị xảy thai. Sau khi mèo bị sảy thai cần chăm sóc như thế nào là điều nhiều chủ nuôi quan tâm.