Kinh nghiệm chăm sóc rái cá
Rái cá lông mượt đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam, thuộc nhóm IB - nghiêm cấm mọi hoạt động săn bắt, buôn bán và làm huỷ hoại, ô nhiễm môi trường nước nơi loài vật này sinh sống. Do môi trường thiên nhiên bị ô nhiễm, khí hậu trái đất ngày càng nóng nên khiến môi trường sinh sống của rái cá bị ảnh hưởng. Hiện nay một số người nuôi rái cá để làm cảnh hoặc phục vụ cho nhu cầu bắt cá.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn đầy đủ thông tin về cách nuôi và chăm sóc rái cá.
Chuồng nuôi:
Nên chọn chuồng nuôi có mái che trên tránh ánh sáng quá nhiều bởi rái cá thích ở nơi tối, lồng nuôi có phần đáy chuồng cách khoảng 5cm so với mặt sàn của chuồng để khi các bé đi vệ sinh không bị dính chất thải của chính nó, các bé luôn được sạch sẽ, không ướt lông.
Đối với các rái cá trưởng thành chuồng nuôi có thể dùng các chuồng nuôi chó mèo được bán ở các cửa hàng thú cưng.
Thức ăn:
Đối với rái cá con chỉ có thể uống được sữa bạn nên chọn sữa vinamilk không đường cho rái cá con. Bởi khi uống loại sữa này rái cá con không bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Nếu chọn loại có đường rái cá con có thể sẽ bị rối loạn tiêu hóa.
Bạn nên pha dầu cá vào trong sữa, một ngày rái cá con uống thành nhiều lần vậy nên người nuôi nên hâm sữa nóng trước khi cho rái cá con uống. Khi sữa có dấu hiệu bị thiu nên bỏ ngay không tốt cho hệ tiêu hóa của rái cá con.
Do dầu cá omega3 rất tốt cho mắt của rái cá đặc biệt rái cá cần hấp thụ rất nhiều omega 3 để sáng mắt và bơi được trong nước, chống lại viêm giác mạc. Vậy nên khi các bạn chỉ cho uống sữa không thôi thì chưa tốt nên bổ sung cả dầu cá.
Rái cá trưởng thành vẫn cho uống sữa và dầu cá để cung cấp mắt khỏe mạnh, chống viêm giác mạc. Lúc này răng rái cá đã chắc và quen với thức ăn sẵn dành cho mèo.
Dụng cụ nuôi rái cá:
Mua bình sữa dành cho trẻ sơ sinh, hộp nhỏ vừa không quá to bởi bình to đựng sữa nhiều rái cá con không uống hết rất phí.
Khi nuôi rái cá người nuôi muốn rái cá quen hơi của mình hãy lấy một cái áo nào đó đem giặt sạch nhưng vẫn còn mùi hương của mình để rái cá con quen hơi của mình.
Khi rái cá còn nhỏ người nuôi muốn cho đi vệ sinh chỉ cần lấy tăm bông rờ nhẹ vào bộ phận sinh dục là rái cá con lập tức đi vệ sinh liền.
Tập cho rái cá con ăn dần thức ăn sẵn của mèo không nên tập cho rái cá ăn cá.
Mua những dụng cụ, khay đựng đồ ăn, bình nước uống tại các cửa hàng dọn sạch khay đồ ăn, thay nước thường xuyên cho rái cá.
Một số bệnh thường gặp ở rái cá con:
Do môi trường tự nhiên bị ô nhiễm nên sẽ bị viêm da nên dùng thuốc trị nấm viêm da của người như thuốc mitecym. Dùng thuốc này xịt lên các vùng da bị viêm da sẽ ngăn chặn các vi trùng viêm da.
Bệnh ghẻ: Do nuôi trong môi trường nuôi nhốt rái cá dễ bị bệnh ghẻ người nuôi dùng thuốc sát trùng vùng da bị ghẻ bằng cách pha vào chậu nước cho rái cá vào trong chơi đùa ngâm mình trong đó.
Lời khuyên dành cho người nuôi rái cá:
Để cho rái cá con làm quen với nước người nuôi cho rái cá con vào trong chậu, mực nước không cần quá nhiều để tập cho rái cá con quen dần khi rái cá đã quen thì mới cho nhiều nước.
Nên cho rái con tập quen với nước nên chọn vào buổi sáng khi có ánh nắng mặt trời bởi lúc này rái cá không bị lạnh. Sau khi ngâm nước lấy khăn bông lau mình cho rái cá, chỉ cần lau sơ qua bởi bộ lông rái cá rất dày.
Rái cá con cần được ngủ nhiều nên người nuôi hạn chế sờ, chơi đùa, tránh đánh thức rái cá con.
Suckhoecuocsong.com.vn (Tổng hợp)
Các tin khác
-
Hướng dẫn kỹ thuật tập bay cho chim yến con
Khác với chim yến con khi sinh sống trong môi trường tự nhiên được chim yến bố mẹ chăm sóc nên chúng sẽ sở hữu khả năng tập bay tốt hơn. -
Nuôi chim yến mang lại lợi ích, tác hại gì?
Nuôi chim yến không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi, hạn chế các loài sâu bệnh hại cây trồng đồng thời nuôi chim yến cũng đem lại nhiều tác hại không mong muốn. -
Vì sao chim yến con bị rơi khỏi tổ, giải pháp khắc phục hiệu quả nhất
Tình trạng chim yến con bị rơi khỏi tổ yến không hiếm gặp ở những nhà nuôi chim yến, giảm khả năng nhân đàn, ảnh hưởng đến chim yến bố mẹ. Nguyên nhân nào gây tình trạng chim yến con bị rơi khỏi tổ yến, cách khắc phục như thế nào? -
Kinh nghiệm nuôi chim yến con khỏe mạnh, đạt tỷ lệ cao
Nhiều nơi để tăng số lượng đàn chim yến thường sử dụng phương pháp ấp trứng chim yến bằng máy thay vì để chim yến bố mẹ nuôi dưỡng. -
Vệ sinh nhà nuôi yến những lưu ý quan trọng cần nhớ
Dọn dẹp vệ sinh nhà nuôi yến không chỉ giúp tạo môi trường sống sạch sẽ cho chim yến mà còn ngăn ngừa hiệu quả vi khuẩn, nấm mốc phát triển. -
Cách xử lý nấm mốc trên ván gỗ nhà nuôi yến cực hiệu quả
Những thanh ván gỗ nhà nuôi chim yến bị nấm mốc phát triển gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi chim yến. Bởi trong quá trình xử lý nấm mốc người nguôi không biết cách xử lý đúng sẽ khiến thay đổi môi trường sống, chim yến bỏ đi. -
Bí quyết phòng trừ tắc kè, thằn lằn gây hại cho nhà nuôi chim yến
Thằn lằn, tắc kè khi bò vào trong nhà nuôi chim yến chúng sẽ ăn cắp trứng, cắn chết chim yến con gây thiệt hại lớn cho người nuôi chim yến. Làm thế nào để phòng trừ tắc kè, thằn lằn cho nhà nuôi chim yến hiệu quả -
Bí quyết đuổi chuột khi nuôi chim yến hiệu quả nhất
Chuột là một trong những loài động vật gây hại cho chim yến, chúng không chỉ phá hoại tổ yến mà còn khiến chim yến bỏ đi nơi khác an toàn hơn để sinh sống gây thiệt hại cho người nuôi yến. -
Thời điểm thu hoạch tổ yến, cách lấy tổ yến đúng chuẩn
Tổ chim yến chứa nhiều dưỡng chất quý giá tốt cho sức khỏe. Nhưng trong quá trình khai thác tổ yến nhiều người nuôi yến chưa biết cách thu hoạch tổ yến đúng khiến chất lượng tổ yến bị ảnh hưởng, năng suất không cao. -
Cách lắp đặt hệ thống loa cho nhà nuôi yến đúng chuẩn
Lắp đặt hệ thống loa cho nhà nuôi yến là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định việc yến có vào sinh sống lâu dài hay không?