Kinh nghiệm chăm sóc chim ngũ sắc khỏe mạnh dành cho người mới nuôi
Chim ngũ sắc cũng giống như các loài chim nuôi cảnh khác không cần phải quá cầu kỳ chỉ cần đảm bảo đủ thức ăn, lồng nuôi, nước uống cho chim phát triển khỏe mạnh. Chim ngũ sắc dễ thuần hóa sau một thời gian chim quen với người có thể thả tự do không cần nhốt lồng.
Chọn lồng nuôi chim ngũ sắc:
Lồng chim ngũ sắc không cần quá cầu kỳ chỉ cần rộng rãi cho chim có khoảng trống bay nhảy, di chuyển vận động là được. Nếu chọn lồng nuôi quá nhỏ, hẹp chim ngũ sắc không được vận động tốt khiến cặp chân bị yếu đi, dần dần chim sẽ mắc một số bệnh về xương khớp. Chọn mua lồng làm từ tre, mây lan lồng được vót mịn không có cạnh sắc gây nguy hiểm cho chim. Dùng những miếng tre đan, giấy cứng lót nền cho chim. Nên đặt lồng tại nơi khô ráo thoáng mát, có không gian xanh tự nhiên càng tốt. Nên treo lồng ở những nơi cao tránh chó, mèo bắt chim.
Dụng cụ trong chuồng:
Lồng nuôi chim ngũ sắc người nuôi nên để cầu đứng cho chim ngũ sắc. Chọn loại vừa đủ do chim có kích thước khá nhỏ để chân chim thuận lợi bám vào, không quá to, quá nhỏ nếu nỏ quá qua thời gian chim đậu vào móng sẽ mọc dài ra nhanh, chân không đứng được vững. Nên chọn cầu thẳng cho chim dễ đứng không chọn cầu cong, uốn lượn. Trong lồng nuôi chim ngũ sắc nên để cóng dựng thức ăn và nước uống riêng biệt không đặt cạnh nhau, tránh trường hợp trong khi chim uống nước vảy vào thức ăn khiến thức ăn dễ bị ôi thiu, hỏng, ẩm mốc.
Thức ăn cho chim ngũ sắc:
Thức ăn chim ngũ sắc cũng đơn giản, không cần cầu kỳ ở ngoài môi trường tự nhiên chúng thường ăn sâu bọ, hoa quả chín. Hàng ngày cho chim ngũ ăn săn thức ăn tươi như sâu qui, nhộng ngặng, cào cào non. Mỗi lần cho ăn từ 5-6 con là vừa. Bạn có thể bổ súng thêm thức ăn cho chim ngũ sắc như hỗn hợp bao gồm chất bột, chất đạm béo mà một số hoa quả chín mềm như đu đủ, táo, chuối chín,...
Sau khi chim ăn xong phần thức ăn thừa nên bỏ không nên để qua đêm cho chim ăn. Chim ăn phải thức ăn để qua đêm dễ bị tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng, rửa sạch dụng cho cho chim ăn, bình đựng nước hàng ngày.
Giữ ấm cho chim ngũ sắc
Mặc dù chim ngũ săc sinh sống ở những nơi có thời tiết lạnh nhưng do có thân hình nhỏ nên người nuôi cần quan tâm đến vấn đề giữ ấm cho chim ngũ sắc. Để giữ ấm cho chim ngũ sắc cần treo chim ở nơi kín, không có gió lộng hoặc trùm một nửa áo lồng vào những lúc nhiệt độ ngoài trời quá lạnh, giá buốt.
Nước uống cho cim ngũ sắc
Nước uống cần sạch sẽ, không cần phải đun sôi để nguội, nên lấy nước từ bể hay lu chứa để không còn hơi thuốc clorua trong nước máy. Cóng nước không để quá 3 ngày, không để rong bám, đặt biệt, nếu chim ỉa vào là phải đem ra thay ngay tránh các bệnh về đường tiêu hóa gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chim
Tắm cho chim ngũ sắc:
Chim ngũ sắc rất thích tắm vào mùa hè nên tắm cho chim 1 lần/ngày vào mùa đông thời tiết giá lạnh nên tắm cho chim 1 tuần/lần lựa chọn những hôm có thời tiết ấm áp, có ánh nắng. Chim có thể tự làm khô lông nên người nuôi không cần can thiệp quá nhiều chỉ cần để chim nơi có ánh nắng, tránh nơi có gió lùa.
Phòng bệnh cho chim ngũ sắc:
Người nuôi cần đặc biệt chú ý tới những bệnh thông thường như bệnh tiêu chảy, lông xù và nấm vi khuẩn ở chim ngũ sắc. Khi phát hiện chim ngũ sắc bị mắc bệnh cần phải cho chim uống thuốc bổ, vitamin và thuốc kháng sinh phòng bệnh, vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, dụng cụ trong lồng.
Suckhoecuocsong.com.vn
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.