Kiến thức nuôi nhím cảnh, cẩn thận nhím mẹ ăn con
Vị trí đặt chuồng nhím kiểng
Chuồng nhím kiểng nên được đặt ở trong một căn phòng ấm áp, thoải mái. Tránh đặt ở những nơi ồn ào như phòng khách vì âm thanh phát ra từ tivi có thể ảnh hưởng đến chúng và cũng không nên đặt ở nhà bếp. Tránh để cho ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào chuồng. Ánh sáng thì rất tốt cho chúng, nhưng những tia sẽ trực tiếp thì có nhiệt độ cao hơn nên có nguy cơ gây hại. Vì vậy không nên để chuồng ở khu vực gần cửa sổ, không nên để máy điều hoà thổi nhiệt độ trực tiếp vào chuồng nhé. Bên cạnh đó, cũng không nên vì vậy mà đem chuồng chúng đặt vào nơi quá tối tăm. Vì nếu không được chiếu sáng, rất có thể quá trình trao đổi chất trong cơ thể chúng không được diễn ra suông sẻ dẫn đến ảnh hưởng sức khoẻ
Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đối với nhím kiểng (nhím cảnh)?
Nhím cảnh là những vật nuôi rất nhạy cảm với nhiệt độ. Nhiệt độ thích hợp nhất cho nhím ở khoagr 30-32 độ C. Nếu nhiệt độ thay đổi đột ngột cơ thể nhím thích nghi không kịp rất dễ bị bệnh. Nhất là ở miền Bắc vào mùa đông nhiệt độ hạ thấp nhím cảnh sẽ ngủ đông giống như tập tính của các họ hàng ngoài hoang dã. Một số khác do không kịp chuẩn bị thức ăn đầy đủ nên nhím không thể chịu đựng nổi và ngủ mãi mãi.
Miền bắc mùa đông nhiệt độ xuống thấp nên người nuôi cần hết sức chú ý khi trời trở lạnh, để sởi ấm cho nhím dùng bóng đèn sợi tóc vào chuồng cho nhím khi đêm xuống hoặc nhiệt độ ban ngày xuống thấp, che chắn chuồng nuôi tránh gió lạnh, rải thêm vật liệu lót ổ,…. Vào mùa hè nên đặt chuông nơi thoáng mát, có nhiều gió, không nên để vào phòng máy lạnh có nhiệt độ phòng quá thấp.Bên cạnh đó, cũng nên để một vài khay nước vào chuồng để tăng độ ẩm không khí và phục vụ nhu cầu giải khát của nhím cảnh
Đối với những bạn nào ở miền trung khí hậu có thể nói là khắc nghiệt nhất đặc biệt là mỗi khi gió Lào về. Người nuôi nên đặt chuồng nuôi nhím ở nơi thoáng mát, gió lùa, cung cấp đủ nước uống,…
Do khí hậu miền nam ôn hòa hơn người nuôi chỉ cần áp dụng hợp lý các cách trên trong từng trường hợp để bảo vệ cho nhím cảnh.
Lựa chọn sâu bột cho nhím kiểng:
Sâu bột là thức ăn ưa thích nhất của nhím kiểng, chúng có thể ăn rất nhiều. Đây cũng là nguồn cung cấp đạm và canxi dồi dào cho các bà mẹ nhím kiểng trong thời kì mang thai và nuôi con, hoặc là nguồn dinh dưỡng giúp các bé baby hoàn thiện cấu trúc xương.
Nhím kiểng mẹ ăn con
Nhiều người nuôi chia sẻ rằng có một số nhím mẹ ăn thịt con. Nguyên nhân đầu tiên có thể do nhím kiểng nhà bạn chưa đủ tuổi để mang thai, nên nếu khi sinh con ra, chúng không đủ sức để nuôi con và sẽ tự ăn con chúng.
Thứ 2 do giao phối đồng huyết do những con nhím con sinh ra có sức khỏe yếu hơn, bị dị tật bẩm sinh. Với “ngôn ngữ của loài”, nhim mẹ dễ dàng phát hiện ra điều đó. Sự ăn con giờ đây dường như là một “ân huệ” đối với các em bé nhím kiểng sơ sinh.
Nguyên nhân thứ 3 do trong quá trình mang thai nhím mẹ Với “ngôn ngữ của loài”, bé mẹ dễ dàng phát hiện ra điều đó. Sự ăn con giờ đây dường như là một “ân huệ” đối với các em bé nhím kiểng sơ sinh.
Thứ tư: Đây lại là điều trái ngược với tất cả các trường hợp trên, do trong quá trình nuôi, chủ vô tình quá cưng chiều chúng, cho ăn quá nhiều dẫn đến béo phì. Dấu hiệu đặc trưng nhất là con được sinh ra có kích thước rất nhỏ, chỉ bằng ngón tay giữa của người trưởng thành. Xác suất để bà mẹ nhím nuôi chúng là rất nhỏ, đa số là tự ăn con.
Thứ năm: Các nhím mẹ cảm thấy an toàn nên sẽ phi tang con của chúng. Nhím là loại động vật rất nhạy cảm với khứu giác. Nên trong giai đoạn mới sinh con các bạn nên tránh di chuyển chuồng nhím. Tránh người lạ tiếp xúc với nhím mẹ. Khi thay chuồng cho nhím các bạn cũng ko nên thay hoàn toàn lót chuồng vì nhím mẹ không nghe thấy mùi của con thì sẽ ăn thịt các bé nhím kiểng con đấy.
Bước đầu cần làm khi nuôi nhím kiểng
Nhím kiểng là những sinh vật sống về đêm, tập tính chúng rất cẩn thận. Một bé nhím kiểng sẽ căng thẳng và cuộn tròn lại thành một quả bóng khi nó cảm thấy bị đe dọa. Đây là cách mà nó tự bảo vệ mình khỏi các kẻ thù trong tự nhiên, bạn có thể sẽ là một mối đe dọa với chúng khi chúng mới về nhà bạn, vì vậy, những gì bạn cần làm là tạo ra sự thoải mái cho chúng để chúng biết bạn là một người bạn. Để lấy được lòng tin của các em nó, điều quan trọng nhất bạn phải nhớ là sự kiên nhẫn,
Phương pháp đề nghị để giúp làm thân thiện bé nhím kiểng của bạn.
Cố gắng tự tay cho chúng ăn, đặt các con sâu superworm trong tay bạn, rồi bắt nó bỏ qua bên tay đang chứa con sâu, đó được xem là một phần thưởng dành cho sự tiến bộ của nó.Qua một thời gian, chúng sẽ quen dần với người chủ mới của chúng.
Hãy đặt một cái áo thun mà bạn đã mặc gần đây (chú ý là nó không quá nặng mùi) một vài đêm trong lồng nhím của bạn. Điều này giúp nhím kiểng nhận biết mùi hương của bạn và sẽ ít sợ bạn hơn.
Tiếp xúc với nhím kiểng của bạn mỗi đêm ít nhất 30 phút. Bạn có thể làm điều này trong khi đọc sách, xem TV, ngay cả khi ngồi trên máy tính.
Suckhoecuocsong.com.vn (TH)
Các tin khác
-
Hướng dẫn kỹ thuật tập bay cho chim yến con
Khác với chim yến con khi sinh sống trong môi trường tự nhiên được chim yến bố mẹ chăm sóc nên chúng sẽ sở hữu khả năng tập bay tốt hơn. -
Nuôi chim yến mang lại lợi ích, tác hại gì?
Nuôi chim yến không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi, hạn chế các loài sâu bệnh hại cây trồng đồng thời nuôi chim yến cũng đem lại nhiều tác hại không mong muốn. -
Vì sao chim yến con bị rơi khỏi tổ, giải pháp khắc phục hiệu quả nhất
Tình trạng chim yến con bị rơi khỏi tổ yến không hiếm gặp ở những nhà nuôi chim yến, giảm khả năng nhân đàn, ảnh hưởng đến chim yến bố mẹ. Nguyên nhân nào gây tình trạng chim yến con bị rơi khỏi tổ yến, cách khắc phục như thế nào? -
Kinh nghiệm nuôi chim yến con khỏe mạnh, đạt tỷ lệ cao
Nhiều nơi để tăng số lượng đàn chim yến thường sử dụng phương pháp ấp trứng chim yến bằng máy thay vì để chim yến bố mẹ nuôi dưỡng. -
Vệ sinh nhà nuôi yến những lưu ý quan trọng cần nhớ
Dọn dẹp vệ sinh nhà nuôi yến không chỉ giúp tạo môi trường sống sạch sẽ cho chim yến mà còn ngăn ngừa hiệu quả vi khuẩn, nấm mốc phát triển. -
Cách xử lý nấm mốc trên ván gỗ nhà nuôi yến cực hiệu quả
Những thanh ván gỗ nhà nuôi chim yến bị nấm mốc phát triển gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi chim yến. Bởi trong quá trình xử lý nấm mốc người nguôi không biết cách xử lý đúng sẽ khiến thay đổi môi trường sống, chim yến bỏ đi. -
Bí quyết phòng trừ tắc kè, thằn lằn gây hại cho nhà nuôi chim yến
Thằn lằn, tắc kè khi bò vào trong nhà nuôi chim yến chúng sẽ ăn cắp trứng, cắn chết chim yến con gây thiệt hại lớn cho người nuôi chim yến. Làm thế nào để phòng trừ tắc kè, thằn lằn cho nhà nuôi chim yến hiệu quả -
Bí quyết đuổi chuột khi nuôi chim yến hiệu quả nhất
Chuột là một trong những loài động vật gây hại cho chim yến, chúng không chỉ phá hoại tổ yến mà còn khiến chim yến bỏ đi nơi khác an toàn hơn để sinh sống gây thiệt hại cho người nuôi yến. -
Thời điểm thu hoạch tổ yến, cách lấy tổ yến đúng chuẩn
Tổ chim yến chứa nhiều dưỡng chất quý giá tốt cho sức khỏe. Nhưng trong quá trình khai thác tổ yến nhiều người nuôi yến chưa biết cách thu hoạch tổ yến đúng khiến chất lượng tổ yến bị ảnh hưởng, năng suất không cao. -
Cách lắp đặt hệ thống loa cho nhà nuôi yến đúng chuẩn
Lắp đặt hệ thống loa cho nhà nuôi yến là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định việc yến có vào sinh sống lâu dài hay không?