Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc chim công theo mô hình trang trại
Chim công mang vẻ đẹp rực rỡ hơn bất cứ loài chim nào khác. Tuy là một giống chim quý nhưng công lại cực kỳ dễ nuôi, dễ thuần, nguồn thức ăn cho công dễ kiếm, có sẵn trong tự nhiên nên được nhiều người lựa chọn nuôi theo mô hình trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Chim công là loài chim dễ nuôi sử dụng thức ăn phổ biến từ thiên nhiên chi phí thấp, một con công mái có thể thu về cho chủ trang trại từ 20-30 triệu đồng từ bán con giống. Vậy cách chăm sóc, nuôi dưỡng công ở mô hình trang trại như thế nào?
Chuồng nuôi chim công
Chim công là loài rất thông minh, dạn dĩ vưới người nếu được nuôi và chăm sóc từ nhỏ công quen với người có thể thả công trong sân không sợ công bay mất. Để thuận lợi cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng chim công người nuôi cần làm chuồng nuôi theo mô hình trang trại.
Làm chuồng công rất đơn giản chỉ cần đáp ứng được tiêu chí thoáng mát và vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Nên có chuồng nuôi nhốt phụ để tách những con công bị bệnh ra khỏi những con công khỏe mạnh tránh lây nhiễm bệnh trong đàn.
Chuồng nuôi rộng 3,5-4m, chiều dài từ 5-6m, chiều cao từ 2,7-3m dành cho mật độ từ 4-6 chim công trưởng thành theo tỷ lệ 1 đực + 1 cái hoặc 1 đực + 2 cái. Hoặc đối với những con chim công non từ 6-12 tháng tuổi có kích thước chuồng nuôi như này có thể nuôi từ 10-15 cá thể trong một chuồng.
Tùy theo điều kiện thực tế của người nuôi chọn vật liệu làm chuồng bằng lưới mắt cáo, bằng tre, nứa hoặc quây lưới nền B40 xung quanh. Phần trên nóc chuồng có thể dùng lưới cước để chim không thể bay ra được và đảm bảo cho những con vật như chó, mèo, cáo không vào được chuồng nuôi, tạo chỗ chú ẩn nhân tạo cho chim công. Ngoài ra, có thể tận dụng tấm nhựa, Proxi mămg để lợp mái che mưa cho chim. Tuyệt đối không dùng lưới thép nhỏ hoặc cước nylon làm vách ngăn, vì chim sẽ lầm tưởng là thức ăn, dễ dẫn đến thủng ruột hoặc thắt diều.
Phần nền chuồng nên rải cát vàng để hút ẩm, giúp đuôi công không bị bẩn mỗi lần di chuyển, công tắm cát và phòng ngừa giun sán. Thường xuyên thay nền chuồng cho chim công không để cát quá bẩn mới dọn.
Bố trí nhiều cành cây, khúc gỗ để chim công bay đậu thoải mái, nếu có điều kiện phía trước chuồng nên có sân chơi cho công vừa là nơi tắm nắng, vận động, di chuyển cho công. Ban đêm công sẽ chọn những chỗ cao để ngủ nên chuồng nuôi phải bố trí hợp lý chỗ ngủ cho công.
Chế độ dinh dưỡng của chim công
Công là loài ăn tạp nên thức ăn chủ yếu là ngũ cốc và rau xanh trong tự nhiên. Chim công ăn chủ yếu các loại thức ăn như: thóc, ngô, rau xanh đến rau muống, rau lang, côn trùng, giun, Lượng thức ăn của chim công chỉ bẳng 1/3 so với gà, vịt nên sẽ tiết kiệm khá nhiều chi phí trong khâu thức ăn. Dùng máng ăn, máng uống nước của gà đựng thức ăn cho chim công giúp công tự do thoải mái ăn.
Chim công non mới nở người nuôi sẽ cung cấp thức ăn chủ yếu 100% cám gà tổng hợp. Do lúc này chim còn yếu, hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, cần nguồn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, hấp thụ.
Chim công được 30 ngày tuổi thì hệ tiêu hóa đã trở nên cứng cáp, lúc này người nuôi có thể cho công ăn thức ăn hỗn hợp trộn theo tỉ lệ: 70% cám tổng hợp + 30% ngô hoặc thực phẩm bổ sung như thóc nghiền, bắp ngô nghiền.
Chim công từ 6-8 tháng tuổi thì người nuôi có thể nuôi nhốt ở ngoài chuồng lớn cùng các cá thể khác, khẩu phần ăn của công sẽ thay đổi: 50% cám tổng hợp+ 30% ngô hoặc thóc nghiền. Bên cạnh đó bạn cho công ăn thêm các loại rau xanh thái nhỏ như: cải, rau ngót, bắp cải…để tăng cường sức đề kháng cho chim. Cám tổng hợp sử dụng quá nhiều trong giai đoạn này làm chim giảm sức đề kháng tự nhiên, dễ mắc bệnh, đồng thời màu lông kém bóng đẹp, khả năng sinh sản cũng bị ảnh hưởng. Người nuôi cần hết sức chú ý giai đoạn này của công.
Từ 8 tháng tuổi trở đi đây là giai đoạn trưởng thành lúc này hệ tiêu hóa của chim công đã phát triển đầy đủ, khỏe mạnh nên cho ăn cám tổng hợp và các loại ngũ cốc nguyên hạt như ngô, thóc. Đặc biệt cần tăng cường nhiều rau xanh để tăng sức đề kháng. Ngoài ra, vitamin trong các loại rau xanh còn giúp chim công có bộ lộng bóng mượt, màu sắc rực rỡ.
Nước uống cho chim công
Nguồn nước cung cấp cho chim công nhất định phải là nước sạch, thường xuyên cọ rửa máng uống nước cho công tránh tình trạng rong rêu, thức ăn thừa trong nước gây bệnh về đường tiêu hóa cho chim công. Đối với chim công con hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên cho uống nước sôi để nguội.
Phòng trừ bệnh cho chim công:
Cũng giống như một số loại gia cầm khác như gà, vịt, ngan chim công cũng sẽ mắc một số bệnh như tiêu chảy, cúm,... nhưng do công sức đề kháng của chim rất tốt, rất ít khi bị bệnh. Nếu công bị bệnh, các chủ trang trại chỉ cần ra hiệu thuốc thú y nói triệu chứng là mua được thuốc điều trị ngay.
Chi phí xây dựng chuồng trại, thức ăn của công thấp nên nuôi công sẽ đem lại lợi nhuận kinh tế cao và cực kỳ dễ nuôi. Với việm đảm bảo tốt công tác sinh sản trong quá trình nhân giống và nuôi dưỡng trung bình chim mái sẽ cho mỗi năm thu nhập từ 20-30 triệu đồng một con giúp kinh tế gia đình được cải thiện.
Suckhoecuocsong.com.vn (Nguồn Danviet)
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.