Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại ở củ bình vôi

9/27/2024 8:43:00 AM
Trong quá trinh sinh trưởng của củ bình vôi, cây rất hay bị các loại sâu bệnh hại tấn công như bọ trĩ, rệp sáp, nhện đỏ. Khi phát hiện củ bình vôi bị sâu bệnh hại tấn công cần thực hiện các biện pháp xử lý như sau.

 

Trong quá trinh sinh trưởng của củ bình vôi, cây rất hay bị các loại sâu bệnh hại tấn công như bọ trĩ, rệp sáp, nhện đỏ. Khi phát hiện củ bình vôi bị sâu bệnh hại tấn công cần thực hiện các biện pháp xử lý như sau.

Bọ trĩ

Bọ trĩ có kích thước nhỏ, phần đầu có màu vàng đậm, đôi mắt đỏ và đuôi có túi màu đỏ tươi chúng có tốc độ phát triển rất nhanh nến không tìm cách tiêu diệt sớm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng của củ bình vôi.

Để diệt trừ bọ trĩ tránh gây hại cho cây bình vôi chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp hay như sau

Trị bọ trĩ bằng wasabi: Pha 2g wasabi vào trong 1 lít nước sạch khuấy đều cho vào bình xịt. Tiến hành xịt trên thân, phần củ, lá của củ bình vôi. Ngày hôm sau tiếp tục xịt lại một lần nữa giúp xua đuổi loài côn trùng gây hại này. Khi thấy cây bình vôi hết bệnh hãy tiến hành phun 4 - 5 ngày/lần để phòng tránh bọ trĩ hiệu quả

Trị bọ trĩ bằng thuốc lào

Để diệt bọ trĩ cho cây bình vôi có thể dùng thuốc lào pha với rượu trắng theo tỷ lệ 100g thuốc lào : 1 lít rượu trắng. Ngâm hỗn hợp trong khoảng 2-3 ngày sau đó lọc lấy phần nước. Tiến hành pha 500ml hỗn hợp trên cùng với 8 lít nước dùng để phun nách lá, mặt lá, phần thân, củ bình vôi. Thực hiện liên tục trong 4-5 ngày vào chiều mát.

Dùng dầu khuynh diệp trị bọ trĩ

Hòa tan dầu khuynh diệp với nước theo tỷ lệ 10 giọt : 1 lít nước, cho vào bình phun đều lên khắp mặt lá của cây bình vôi, thực hiện liên tục trong 3 ngày vào chiều mát.

Sử dụng Neem oil nguyên chất

Dùng dầu Neem oil nguyên chất sẽ khiến bọ trĩ bỏ ăn, giảm hoạt động của ruột, ấu trùng không lột xác được, gián đoạn quá trình giao phối và hạn chế việc đẻ trứng ở con cái. Dùng 5ml dầu pha với 5ml nước rửa chén với 1 lít nước, phun hỗn hợp lên cây, thực hiện phun 2 - 3 lần/tuần vào buổi sáng hay chiều mát.

Rệp sáp

Rệp tấn công củ bình vôi khiến cho lá cây, chồi non mất đi màu xanh bình thường ảnh hưởng tới quá trình quang hợp, sinh trưởng của cây. Chúng có khả năng di chuyển hoạt động tích cực trong suốt đời sống của chúng nên khả năng lây lan là rất cao.Khi củ bình vôi bị rệp tấn công cần phải xử lý nhanh chóng bởi nếu để lâu rệp phát triển nhiều có thể lây lan các cây khác thậm chí cây bình vôi có thể bị chết dần.

+ Khi rệp tấn công ở mức độ nhẹ có thể sử dụng bàn chải, khăn mềm để cọt sát, tách chúng ra khỏi thân cây. Dùng bông gòn thấm rượu hoặc dầu neem thoa lên trực tiếp nhằm hạn chế sự sinh sôi của rệp.

 

+ Sử dụng vòi nước mạnh để rửa trôi rệp sáp bám trên thân, cành, kẽ lá của cây bình vôi, dùng tay vuốt chỗ bị rệp để tiêu diệt. Tìm xung quanh gốc củ bình vôi nếu phát hiện có sự xuất hiện của ổ kiến đen cần tiêu diệt chúng để tránh tình trạng kiến đen làm phát tán rệp sáp.

+ Bên cạnh đó, có thể sử dụng thêm dầu khoáng để thoa hết thân cây, dầu nhớt có tính bám dính tốt nên thoa tự lan khắp thân cây. Trong quá trình này tránh thoa dầu dầu lên trên lá cây vì sẽ làm ảnh hưởng quá trình hô hấp của cây. Pha 10 ml cho bình 2 lít phun đều trên lá và thân 1 tuần/lần để điều trị

+ Pha chung confidor và dầu khoáng để tăng tính bám dính cho thuốc, góp phần hỗ trợ tốt hơn trong việc điều trị rệp gây hại cho hoa hồng. Pha 2 ml thuốc cho bình 2 lít để phun đều trên lá và thân 1 tuần/lần để điều trị

Trường hợp rệp tấn công mức độ nặng, nhiều:

Chế tạo các loại thuốc thuốc trừ sâu sinh học như chiết xuất tỏi, gừng, ớt; xà phòng lỏng; lá neem để tiêu diệt rệp sáp hại cây bình vôi. Có thể sử dụng sản phẩm thảo mộc trị sâu rầy với chiết xuất lên men của tỏi, gừng và ớt có tác dụng xua đuổi các loại sâu, rầy, rệp và côn trùng tấn công phá hoại cây trồng, cây hoa, cây cảnh. Pha 20 ml dung dịch với 2L nước phun lên lá 1 tuần/lần, sau một thời gian rệp sẽ được tiêu diệt sạch

Nhện đỏ

Nhện đỏ có kích thước nhỏ, lấm tấm như cám, mắt thường khó phát hiện nên nếu không tiêu diệt có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây. Để diệt trừ nhện đỏ gây hại hãy đảm bảo vườn cây thông thoáng để hạn chế nhện phát triển và lây lan, tưới nước nhiều, đủ ẩm trong mùa khô, hạn chế nhện phát triển, cân đối NPK, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, tỉa bỏ lá già, vệ sinh vườn cây, cành lá thừa, loại bỏ những lá cây có chứa thành trùng hoặc trứng của loài nhện đỏ để diệt trừ dần dần.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Kinh nghiệm trồng củ bình vôi, vị thuốc đông y rất tốt cho sức khỏe

Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh ở cây cối xay

Cách thu hoạch cây xạ vàng đảm bảo dược tính

Cách trồng cây xạ đen chuẩn, vị thuốc quý cho sức khỏe

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác

  • Kinh nghiệm thu hoạch, bảo quản cây mật nhân chuẩn xác

    Kinh nghiệm thu hoạch, bảo quản cây mật nhân chuẩn xác

    Cây mật nhân hay cây bách bệnh được dùng làm thuốc bổ, điều trị nhiều bệnh. Để đảm bảo dược liệu khi thu hoạch, sơ chế, bảo quản mật nhân cần lưu ý điều gì?
  • Kinh nghiệm trồng cây mật nhân trong vườn nhà

    Kinh nghiệm trồng cây mật nhân trong vườn nhà

    Cây mật nhân hay cây bách bệnh là một trong những vị thuốc quý được trồng nhiều trong vườn nhà để điều trị bệnh. Để cây mật nhân phát triển khỏe mạnh trong quá trình trồng và chăm sóc cây mật nhân cần chú ý những điều sau.
  • Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản củ bình vôi

    Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản củ bình vôi

    Sau khi trồng củ bình vôi bao lâu sẽ được thu hoạch, cách sơ chế củ bình vôi như thế nào để đảm bảo dược liệu giúp cho việc hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản củ bình vôi đúng chuẩn.
  • Kinh nghiệm trồng củ bình vôi, vị thuốc đông y rất tốt cho sức khỏe

    Kinh nghiệm trồng củ bình vôi, vị thuốc đông y rất tốt cho sức khỏe

    Củ bình vôi không chỉ là một vị thuốc đông y được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh mà còn được trồng làm cảnh tại nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách trồng, chăm sóc cây bình vôi phát triển khỏe mạnh, hạn chế sâu bệnh, nấm hại.
  • Kinh nghiệm thu hoạch, bảo quản cây cối xay chuẩn nhất

    Kinh nghiệm thu hoạch, bảo quản cây cối xay chuẩn nhất

    Các bộ phận của cây cối xay đều có chứa dược tính nên từ lâu được sử dụng trong việc điều trị bệnh. Nhưng thời điểm nào trong năm nên thu hoạch, cách bảo quản sau thu hoạch như nào để đảm bảo được dược tính.
  • Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh ở cây cối xay

    Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh ở cây cối xay

    Trong quá trình trồng, chăm sóc cây cối xay do một số yếu tố khiến cây bị sâu bệnh hại tấn công gây ảnh hưởng tới sự phát triển, năng suất của cây. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách xử lý các bệnh hại trên cây cối xay chuẩn nhất.
  • Hướng dẫn cách trồng cây cối xay tại nhà

    Hướng dẫn cách trồng cây cối xay tại nhà

    Cây cối xay là cây dược liệu quý có nhiều công dụng trong điều trị bệnh đau xương khớp, bệnh trĩ, bệnh gan, viêm tai trong,... Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng cây cối xay tại nhà.
  • Cách thu hoạch cây xạ vàng đảm bảo dược tính

    Cách thu hoạch cây xạ vàng đảm bảo dược tính

    Cây xạ vàng là một loài cây thảo dược thuộc họ xạ, loài cây này được nhiều người sử dụng để làm thuốc. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách thu hoạch, bảo quản sau khi thu hoạch nhằm giữ được dược tính trong cây xạ vàng.
  • Cách chăm sóc cây xạ vàng chuẩn xác

    Cách chăm sóc cây xạ vàng chuẩn xác

    Cây xạ vàng cũng là một trong những loại thảo dược quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị bệnh về gan.