Hướng dẫn cách chăm sóc sóc nhen dưới 3 tuần tuổi
Đối với nhiều người khi nuôi sóc nhen khi chưa mở mắt (giai đoạn dưới 3 tuần tuổi) còn nhiều lúng túng bởi chúng rất khó chăm sóc. Dưới đây là các bước chăm sóc khi sóc nhen dưới 3 tuần tuổi cho người mới nuôi lần đầu.
Chuồng nuôi sóc nhen:
Nên chọn những hộp giấy có kích thước khoảng 20x20, chiều cao 15-20cm, nên đục lỗ xung quanh có nắp đậy tránh mèo, chó gây nguy hiểm cho sóc nhen. Những loại như hộp nhựa, hồ thủy tinh nuôi cá, hộp sắt bởi những loại này dễ bắt nhiệt độ độ môi trường, không thông thoáng, không hút ẩm, ứ đọng nước không tốt cho các bé đễ khiến sóc nhen bị lạnh, viêm phổi.
Đèn sưởi sóc nhen:
Chọn loại nhỏ bằng trái ớt nếu có chụp đèn bằng nhôm thì càng tốt. Vào ban ngày nếu như nhiệt độ xuống thấp, trời mưa, sờ nhẹ vào bụng sóc nhen có cảm giác lạnh thì hãy dùng đèn sưởi. Nên đặt vị trí đèn sưởi ở hông, trên đầu của chuồng nuôi, kiểm tra nhiệt độ có quá nóng hay không để điều chỉnh cho thích hợp.
Lưu ý: Không nên sưởi quá nhiều khiến sóc nhen bị khô da, teo tóp nên thời gian tối thiểu là 20 phút.
Chất liệu lót chuồng cho sóc nhen:
Nên chọn mùn cưa nén không bụi, không bong, vải áo thun cũ, giấy báo, khăn giấy làm thảm lót chuồng. Tuyệt đối không chọn bong gòn, mùn cưa bụi vì những loại này giữ nước khi sóc đi tè sẽ không khô.
Vật dụng nuôi sóc nhen:
Tận dụng những chai nước muối nhỏ mắt, ống xilanh nhỏ, ống đút sữa của Thái Lan, ống hút nhỏ sau khi đã tuyệt trùng sạch các vi khuẩn gây hại.
Dùng khăn mềm, vải áo thun cũ như lót chuồng cũng được bạn có thể dùng 1 miếng lót, 1 miếng để lau mặt cho bé.
Chế độ dinh dưỡng cho sóc nhen khi mang về:
Ở giai đoạn này người nuôi cần phải đảm bảo sóc nhen ăn 6 lần một ngày, chia đều theo thời gian nếu không có đủ thời gian chăm sóc tối thiểu 4 lần một ngày. Sauk hi sóc nhen lớn hơn một chút số lần cho ăn có thể giảm xuống còn 3-4 lần/ngày. Thức ăn chủ yếu của sóc nhen lúc này là sữa. Sữa tươi không đường là loại tốt nhất.
Khi sóc nhen ăn xong dùngkhăn sạch, vắt ráo nước, lau miệng, lau lông bị dính sữa cho sạch sẽ.
Kích thích sóc nhen đi vệ sinh sau khi ăn xong:
Điều này là cần thiết bởi khi sóc nhen nhỏ sóc mẹ sẽ thường liếm vào bộ phận sinh dục con non để kích thích đi tè,… do ở lứa tuổi này các sóc nhen chưa tự chủ được nên nhiều sóc nhen không đi tè, bụng chướng to. Người nuôi kích thích bằng cách lấy tăm bong thấm nước xoa nhẹ theo 1 hướng trên xuống, lập đi lập lại nhiều lần lập tức sóc nhen sẽ đi vệ sinh. Cách này còn giúp sóc nhen phản xạ có điều kiện, khi ăn xong là đi vệ sinh ngay. Khi các bé đi vệ sinh xong người nuôi hãy lay sạch phần hậu môn của sóc nhen nhỏ. Thông thường đối với các con sóc nhen đực nhỏ sẽ khó kích thích hơn con cái, và những lần đầu tập, thì rất lâu bé mới tè, nên cần kiên nhẫn.
Phơi nắng ấm cho sóc nhen:
Việc này cũng không quan trọng lắm nếu người nuôi muốn cho các bé sóc nhen phơi nắng nên chọn thời gian phơi là vào buổi sáng sớm , phơi trong tầm 10-20 phút. Để sóc nhen trong 1 hộp ngang hoặc rổ nhựa đủ cao không cho leo trèo, che ½ hộp để khi chúng cảm thấy đủ nắng sẽ tự động bò vô chỗ mát nấp. Khi phơi nắng cho sóc nhen nhớ ngồi canh chừng tránh những con vật nuôi như chó, mèo sẽ gây nguy hiểm cho sóc nhen.
Những điều quan trọng cần nhớ khi nuôi sóc nhen dưới 3 tuần tuổi:
Do giai đoạn này cơ thể sóc nhen còn yếu, sức đề kháng kém người nuôi không để sóc nhen trong phòng máy lạnh, để trước quạt gió.
Tránh để người lạ sờ vào người sóc nhen, không bế ẵm, không cho trẻ con chạm vào ở giai đoạn này sóc nhen cần được ngủ nhiều.
Giữ vệ sinh chuồng trại, ko dc để ẩm ướt, luôn quan sát và tránh nơi có kiến, mưa tạt gió lùa hay ánh nắng chiếu vào.
Không cho các bé sóc nhen ăn những sữa tươi đã mở lắp hộp lâu.
Dụng cụ cho ăn vệ sinh, tuyệt trùng, rửa sạch phơi khô sau mỗi lần cho sóc nhen ăn.
Suckhoecuocsong.com.vn
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.