Hiểu về đặc tính các bộ phận trên cơ thể mèo và khả năng của chúng
Hiện nay, trào lưu nuôi mèo càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Mèo được lai tạo giống và tạo ra những chú mèo với nhưng bộ lông dài, to béo, mũm mĩm, rất đáng yêu. Có những con mèo to đến hàng chục cân và được chủ rất cưng chiều. Tuy nhiên mèo không giống chó, chúng không hay tuân theo lệnh chủ, thích hành động tự do.
Đặc điểm của mèo
Mèo có hình thái nhẹ nhàng, uyển chuyển, thích hợp với việc rình bắt mồi. Nó thường nằm phục rất lâu, rồi bất ngờ xông ra. Mèo có thể trèo cao rất nhanh, có thể nhảy từ trên cao xuống.
- Mắt
Chỉ cần 1/6 ánh sáng mà mắt người cần là mèo có thể nhìn rõ, cho nên nó có khả năng nhìn trong đêm rất rõ.
- Râu mèo
Râu của mèo được gọi là lông cảm giác, khi tiếp xúc với vật nào đó có thể biết được độ lớn nhỏ, cứng mềm của vật đó, ngoài ra nó còn dùng để tìm hiểu độ rộng của kẽ hở nào đó để xem nó có thể luồn qua được không.
- Bàn chân
Bàn chân mèo có miếng đệm bằng thịt. Miếng đệm thịt này có tính đàn hổi để khi nó di chuyển không gây tiếng động. Móng chân (vuốt) có thể giương ra hoặc cụp lại một cách tự do
- Rửa mặt.
Mèo thường dùng cùi chân trước cọ rửa mặt. Nó liếm ướt cùi chân rồi lau râu, mắt, tai, miệng.
- Thói quen ngủ ngày
Thói quen của Mèo là ngủ ngày và thức đêm, đó là bản năng của chúng từ tổ tiên ngày xưa hay phải thức đêm đi săn mồi và ban ngày thì ngủ. Trung bình Mèo ngủ hai phần ba thời gian của một ngày, nghĩa là một con Mèo 9 tuổi ngủ mất 6 năm trong suốt cuộc đời. Chúng ngủ 16 tiếng mỗi ngày.
- Có khả năng định vị
Nhiều con Mèo bị lạc dù cách nhà rất xa vẫn có thể tự tìm đường về. Các chuyên gia cho rằng, khả năng trên của Mèo dựa vào góc độ ánh sáng Mặt Trời, từ trường Trái đất hoặc khả năng khác gọi là “di chuyển PSI”.
Các động tác của mèo
Mèo dù được con người thuần dưỡng, nhưng vẫn không mất đi tính hoang dã, vẫn thích hoạt động ở bên ngoài như:
- Leo cây
Mèo có khả năng cân bằng rất lớn, không những có thể leo cây mà còn có thể đi lại thoải mái trên cành cây
- Nhảy cao
Mèo có khả năng nhảy rất cao. Nhiều con Mèo bật cao gấp 5 lần so với chiều cao của chún
- Chào.
Khi gặp nhau, chúng cong đuôi tỏ ỷ chào nhau
- Chăm sóc con
Mèo mẹ chăm sóc con thế nào. Mèo đều biết trèo cây. Khi mèo con học leo cây, còn sợ không dám trèo xuống thì mèo mẹ đích thân leo lên chỉ cho con cách trèo xuống và phát ra những tiếng "meo, meo" để cổ vũ chúng.
- Đái một chỗ
Chúng làm vậy để giữ hơi của mình ở một nơi cố định. Mèo hoàn toàn có thể đi vệ sinh tại nhà vệ sinh nếu chúng ta biết dạy chúng.
- Săn mồi
Mèo hay săn mồi thường chờ con mồi xuất hiện, lập tức tấn công
- Dựng lông
Khi gặp kẻ thù mèo thường dựng lông, để toàn thân nó to hơn
Suckhoecuocsong.com.vn
Các tin khác
-
Phương pháp điều trị bệnh nấm miệng ở mèo
Nấm ở mèo là một trong những căn bệnh thường gặp khi mèo bị vi khuẩn tấn công. Trong các loại nấm, nấm miệng thường gặp gây đau đớn, ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí đe dọa đến tính mạng của mèo -
Nguyên nhân gây bệnh bọ chét ở mèo và giải pháp
Bọ chét là một loại ký sinh trùng sống trên da các loại thú cưng đặc biệt là chó và mèo khiến cho vật nuôi ngứa ngáy, khó chịu ăn không ngon, ngủ không yên. -
Phân biệt bệnh nấm và ghẻ ở mèo
Các vật nuôi trong nhà như chó, mèo có tác dụng trông nhà, bắt chuột, côn trùng... bảo vệ cho gia chủ. Trong các loại thú cưng, mèo thường được trẻ em nâng niu, ôm ấp, thậm chí có những bé phải ôm em mèo mới chịu đi ngủ…Tuy nhiên vật nuôi này thường bị mắc bệnh nấm còn gọi là nấm mèo hoặc ghẻ nếu không cẩn thận sẽ lây nhiễm sang người. -
Bệnh dại ở mèo và những dấu hiệu nhận biết
Vật nuôi như chó, mèo...không chỉ bảo vệ gia đình mà còn là “người bạn thân thiết” của trẻ em, người cao tuổi, người sống độc thân…Tuy nhiên những vật nuôi này đều có thể mắc bệnh, điển hình là bệnh dại nếu không phát hiện kịp thời khả năng tử vong là rất cao. -
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo.