Hai nhân viên bốc xếp hành lý của Vietjet Air trộm cắp điện thoại của hành khách
Vào lúc 14h30 ngày 20/7, chị Jin Su Min (27 tuổi, Quốc tịch Hàn Quốc), trú tại Suwon, Hàn Quốc là hành khách đi trên chuyến bay VJ961 ngày 20/7 từ Seoul, Hàn Quốc đến Hà Nội, Việt Nam đến Khu vực khai báo hành lý thất lạc của Nhà ga T2 Nội Bài trình báo về việc bị mất 1 chiếc điện thoại Samsung Note 2, màu trắng trong hành lý ký gửi.
Ngay sau đó, nhân viên của Công ty cổ phần phục vụ mặt đất Hà Nội (HGS) đã làm thủ tục tiếp nhận thông tin trên và trình báo vụ việc với Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) - Bộ Công an. Được sự chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát, Cục Cảnh sát hình sự đã giao cho Phòng 8 phối hợp với Cảng vụ Hàng không miền Bắc và Trung tâm An ninh hàng không Việt Nam rà soát, xác minh.
Hai nhân viên bốc xếp của Vietjet Air trộm cắp tài sản của hành khách
Bước đầu, qua kiểm tra, xác minh hình ảnh của các camera ghi lại quá trình trả hành lý, kết quả không phát hiện ra sự việc bất thường. Khi tiến hành kiểm tra toàn bộ số nhân viên bốc xếp hành lý cũng không phát hiện có điện thoại trên người. Tuy nhiên, cơ quan an ninh đã khoanh vùng và nhận định tang vật được các đối tượng lấy nhưng đem giấu, chưa đưa ra khỏi máy bay.
Từ đó, cơ quan CSĐT - Bộ Công an đã yêu cầu Cảng vụ Hàng không miền Bắc và Trung tâm An ninh hàng không Việt Nam hỗ trợ thông báo cho các đơn vị phục vụ mặt đất của các sân bay nơi đến của chiếc máy bay trên kiểm tra toàn bộ các khoang hành lý.
Kết quả, khoảng 2h15 ngày 21/7, khi tổ kỹ thuật của hãng hàng không Vietjet Air kiểm tra chiếc máy bay trên đang đỗ tại Sân bay quốc tế Tân Sân Nhất thì phát hiện tấm panel (thông gió) trên trần hầm số 3 (hầm để hàng, hành lý) bị bật ra, bên trong có chiếc điện thoại Samsung như đã miêu tả. Thợ kỹ thuật đã lập biên bản và cùng niêm phong, bàn giao chiếc điện thoại trên cho Phòng Quản lý, bảo dưỡng kỹ thuật tàu bay của Vietjet Air. Sau đó, Cảng vụ hàng không miền Nam đã bàn giao chiếc điện thoại trên cho Cảng vụ Hàng không miền Bắc để xử lý.
Khi sự việc bại lộ, ngày 22/7, Lê Trọng Tài (22 tuổi), hộ khẩu thường trú thôn Triều Lĩnh, xã Sơn Phúc, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh; tạm trú xóm Tân Trại, xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và Lê Văn Thiện (23 tuổi), trú thôn Bút Sơn, xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam; tạm trú xóm Chi Đông, Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội, là nhân viên bốc xếp hàng hóa, hành lý thuộc Công ty HGS đã đến Cơ quan CSĐT – Bộ Công an tự thú, khai báo hành vi trộm cắp tài sản của mình.
Tài và Thiện là hai nhân viên trực tiếp làm công tác bốc xếp hành lý của hành khách trên chuyến bay VJ961 ngày 20/7 từ Seoul đến Hà Nội. Theo đó, khoảng 13h30 ngày 20/7, chuyến bay mang ký hiệu VJ961 hạ cánh tại Sân bay Quốc tế Nội Bài. Sau khi hạ cánh, máy bay đỗ tại vị trí số 31, nhà ga T2, Tài và Thiện cùng với 3 nhân viên khác được giao nhiệm vụ bốc xếp hàng hóa tại các tầng hầm phía sau máy bay. Thiện vào hầm số 3 bốc dỡ hành lý chuyển ra cho Tài ngồi ở cửa hầm số 4, để Tài chuyển hành lý vào băng tải, sau đó người ở dưới băng tải sẽ cùng với lái xe nhận hành lý, đưa lên xe kéo vào đảo trả cho hành khách trên chuyến bay.
Trong quá trình bốc xếp hành lý, Lê Trọng Tài phát hiện trong túi xách màu vàng nâu có một đồ vật giống chiếc điện thoại nên đã bàn bạc với Thiện lấy trộm. Thiện đồng ý, Tài liền lấy chiếc điện thoại giấu xuống sàn của hầm máy bay để chờ khi bốc dỡ hết hành lý, hàng hóa trong hầm thì sẽ tìm cách đem điện thoại ra ngoài. Tuy nhiên khi bốc dỡ xong hành lý, thấy nhân viên an ninh hàng không dưới mặt đất kiểm tra rất chặt nên Tài đã giấu chiếc điện thoại trên lên trần của hầm hàng số 3 của máy bay, sau đó đi xuống đất và chờ nhận nhiệm vụ bốc xếp cho các chuyến bay khác…
Một cán bộ hàng không cho biết, đội ngũ an ninh sân bay giám sát, kiểm soát rất chặt, tuy nhiên qua vụ việc cho thấy sự sơ hở của người dân trong việc bảo vệ tài sản (đặt chiếc điện thoại trong một túi xách không có khoá, không quấn nilon) sẽ dễ khiến nhiều đối tượng điều kiện khó khăn dễ nảy sinh lòng tham, thực hiện hành vi trộm cắp… Từ câu chuyện trên cũng là bài học cho hành khách cần biết tự bảo quản tài sản của mình, đối với hành lý ký gửi phải bao gói cẩn thận để phòng ngừa các rủi ro.
Hai nhân viên bốc xếp hành lý của Vietjet Air trộm cắp điện thoại của khách hàng.
Hải Yến (theo ANTG)
Các tin khác
-
Bảng Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU theo luật lao động mới từ 2025
Từ 7/1 năm 2025, người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ có độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam và lao động nữ sẽ như thế nào theo luật lao động mới áp dụng. -
Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường
Với tốc độ phát triển chung trên thế giới hiện nay, nhu cầu về năng lượng là rất lớn, rất quan trọng. Nhưng việc khai thác, sử dụng và biến đổi năng lượng cũng là một yêu tố tác động xấu đến môi trường. -
Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10
Sau khi bàn bạc thống nhất các phương án, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT về quy định tạm thời triển khai các đường bay nội địa chở hành khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 hạn chế lây lan. -
Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm
Từ ngày 28/9, UBND Hà Nội cho phép người dân thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người. Trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về) và cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm cũng được mở cửa. -
Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội
Từ ngày 6/9 tại Hà Nội, có 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường tại "vùng đỏ", là nơi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. -
Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM
Những người lao động có hoàn cản khó khăn cần hỗ trợ về các nhu yếu phẩm thiết yếu có thể liên hệ tới các số điện thoại các Trung tâm an sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh -
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào? -
Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Ô nhiễm môi trường vào ngày 29/2/2020, tập trung vào những viên nhựa của bộ đồ chơi LEGO trôi dạt vào bờ biển phía Tây Nam nước Anh. -
Quản lý và xử lý chất thải rắn
Xử lý rác thải phổ biến ở Việt Nam hiện nay có một số mô hình: đốt rác phát điện, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân vi sinh, chôn lấp, điện khí hóa và đốt rác thông thường.