Giống chó Afghan Hound kiêu sa tuyệt đẹp
Với dáng vẻ thanh lịch, vẻ bên ngoài kiều diễm nhưng chú chó Afghan là một thợ săn với trái tim đầy kiêu hãnh. Chúng có cá tính độc lập, đồng thời lại rất nhạy cảm.
Afghan Hound
Nguồn gốc: Afghanistan.
Đăng ký bởi: Vương quốc Anh (Great Britain)
Nhóm 10 Chó săn đuổi.
Phân nhóm 1 Chó săn đuổi lông dài và có bờm cổ.
Giống chó săn không làm việc.
Hình dáng bên ngoài:
Giống Afghan là chó săn thuộc dòng dõi quí tộc. Chúng cao ráo, thanh mảnh với phần mặt dài, hơi nhọn ra phía trước cùng chỏm lông suôn dài trên đỉnh đầu, chảy xuống vai mềm mịn như lụa. Bốn chân vững chãi và vuốt rất khỏe, cùng hàm răng sắc nhọn Tạo một ấn tượng mạnh về sức mạnh, sự dẻo dai và vẻ đường bệ, kết hợp với tốc độ và sức mạnh.
- Thuộc loại chó cỡ lớn
+ Chiều cao: 68.58 - 73.66cm (27~29 inches)
+ Trọng lượng: 22~34kg (50~64 pounds)
Tính cách đặc trưng:
Afghan được coi như là “vua” của các nòi giống chó. Tôn quí, đường hoàng và tao nhã, chú chó này có thể hơi lạnh lùng, nhưng vẫn kết bạn tốt với mọi người. Chúng có thể sẽ không vồn vã khi đón khách đến chơi, cũng không phải giống chó nuôi để giữ nhà. Thỉnh thoảng, chúng cũng không đến ngay khi bạn gọi.
Cá tính độc lập của Afghan khiến chúng khá khó huấn luyện, ít hợp tác và không mấy hào hứng với những món quà thưởng. Bạn cần phải dạy chúng một cách tử tế, nhẹ nhàng, nhưng nghiêm khắc.Tuy vậy, một khi đã quyết định muốn thể hiện, Afghan sẽ khiến bạn phải kinh ngạc trước sức quyến rũ quí phái của chúng.
Afghan dịu dàng theo cách của riêng chúng. Chúng thường không chú ý quá nhiều đến người khác, và đôi khi không thích bị ôm hay vuốt ve. Chú chó sẽ tìm đến bạn khi chúng cần. Sẽ có lúc chúng cũng tinh quái lắm, khi chôm chỉa đồ của người trong nhà đem giấu. Thậm chí chúng còn có khả năng kéo tủ để lấy đồ giấu phía trong tủ đóng kín.
Khu vực sọ :
Sọ: Dài, nhưng không quá hẹp, có xương chẩm lồi. Nhìn đầu cân đối với chóp sọ với dài như kiểu thắt nơ.
Điểm tiếp giáp giữa mặt và sống mũi: Lượn cong nhẹ.
Khu vực mặt:
Mũi: Thường có màu đen, màu nâu đỏ thẫm được chấp nhận với những con chó có màu sáng nhạt.
Sống mũi: Dài, với hàm dẹp sát vào sống mũi.
Hàm/Răng: Hàm khoẻ, với bộ răng hoàn chỉnh, đầy đủ, phát triển tốt và đan chéo nhau như lưỡi kéo (scissor bite), cụ thể: răng hàm trên phủ lên răng hàm dưới, và răng mọc vuông góc với hàm. Mức độ cắn mạnh vừa phải.
Mắt: Màu mắt tối được ưa chuộng hơn, nhưng màu mắt vàng cũng vẫn được chấp nhận. Mắt gần như có hình tam giác, mi mắt trên hơi xếch lên trên.
Tai: Buông thõng và hướng ra phía sau, tai sát vào đầu và được bao phủ bằng lớp lông rất dài và mượt.
Cổ: Cổ dài, mạnh mẽ, đầu ngẩng cao kiêu hãnh.
Thân hình:
Lưng: Thẳng, dài vừa phải và rất chắc chắn, mạnh mẽ.
Hông: Thẳng, rộng và hơi ngắn.
Mông: Hơi thấp so với đuôi, Xương chậu nhô ra và mở rộng.
Ngực : Xương sường cong vừa phải và rất sâu.
Đuôi: không quá ngắn. Đuôi buông thõng và cong nhẹ ở đầu. Đuôi vểnh lên khi hoạt động. Lông đuôi thưa thớt
Tứ chi
Chân trước : Chân trước dài và dốc, chân trước thẳng, xương phát triển to, xương chân thẳng với xương vai nếu nhìn từ phía trước.
Khuỷu chân: Thẳng đứng sau vai. Sát với lồng ngực, thẳng, không chĩa vào trong cũng không chĩa ra ngoài.
Cổ chân: Dài và đàn hồi, tạo ra bước đi như đang nhún nhẩy.
Vai: Vai dài và dốc, chéo về phía sau, rất lực lưỡng và mạnh mẽ nhưng vẫn nhẹ nhàng, không nặng nề.
Chân sau: Mạnh mẽ. Đoạn từ xương chậu đến kheo rất dài nếu so sánh với khoảng cách từ kheo chân đến bàn chân.
Khuỷu chân sau: Rất cong và uyển chuyển
Huyền đề: Thường bị loại bỏ nếu có.
Bàn chân: Bàn chân trước mạnh mẽ và rất to, cả về chiều dài và độ rộng, có lông dài và dày bao phủ. Ngón chân cong. Đệm chân xếp bằng phẳng trên mặt đất. Bàn chân sau dài nhưng không rộng như bàn chân trước, cũng có lông dài và dày bao phủ.
Chuyển động: Nhẹ nhàng, nhún nhảy với kiểu dáng rất điệu.
Da và lông
Lông: Dài và rất phủ xuống hết lồng ngực, chân trước, chân sau và sườn, hông. Chó trưởng thành có lông ngắn hơn ở phía sau vai và dọc trên lưngI. Lông dài từ trán ra phía sau, với kiểu thắt nơ rất dễ nhận thấy. Phía trước mặt lông ngắn. tai và chân được lông phủ đều, dài. Cổ chân có thể trọc. Lông cần phải để phát triển tự nhiên.
Điều kiện sinh sống: Đây là giống chó không phù hợp với những hộ gia đình nhỏ, nhà hẹp. Chúng cần một không gian lớn, đủ để có thể vận động nhiều, tuy vẫn thích ngủ trong nhà hơn là ngoài trời.
Cách chăm sóc:
Chải lông cho những chú chó Afghan là một công việc đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Lông chúng thường dễ bị rối, cần được chải mỗi ngày. Chỉ tắm khi cảm thấy lông chó cưng thật sự bẩn, không tắm quá nhiều. Khi tắm cũng cần chú ý giữ nếp lông được nguyên vẹn.
Một số chủ nuôi sẵn sàng bỏ tiền ra để thuê các chuyên gia chăm sóc lông cho chó cưng mỗi ngày, vì không phải ai cũng tỉa lông cho Afghen được đúng cách.
Kiểm tra tai, mắt của Afghan mỗi ngày để đảm bảo không có ghèn hoặc bụi bẩn bám vào. Chải răng khoảng hai đến ba lần một tuần nhằm tránh các bệnh về răng miệng. Tỉa móng khoảng một hai lần mỗi tháng nếu chú chó cưng không biết cách tự mài móng.
Vấn đề về sức khoẻ:
Afghan là một giống khỏe mạnh, nhưng chúng vẫn có nguy cơ mắc một số căn bệnh phổ biến sau đây:
+ Mắt cườm: Nguyên nhân chính dẫn đến việc mất thị lực ở chó, mèo. Tùy vào mức độ của bệnh mà bác sĩ có thể đưa ra khuyến cáo phẫu thuật hay không.
+ Dị ứng: Biểu hiện ra ở hắt hơi, tịt mũi, đau nhức người, rụng lông và ngủ lịm đi. Tùy vào nguyên nhân gây dị ứng và mức độ mà bác sĩ có thể đưa ra nhiều chế độ chữa trị khác nhau.
+ Suy giáp: Gây ra viêm tai, vi khuẩn kí sinh trên da, rụng lông, hôn mê và trầm cảm. Đa phần bệnh được điều trị bằng thuốc và chế độ ăn kiêng hợp lí.
+ Ung thư: Biểu hiện bệnh gồm đau đớn, các vết thương không lành, chảy máu vết thương, khó thở hoặc khó bài tiết. Biện pháp chữa trị có thể bao gồm phẫu thuật, xạ trị, thuốc đặc trị.
Hoạt động thể chất phù hợp: Afghan thích được ở trong nhà, cạnh các thành viên trong gia đình. Nhưng chúng có thể trạng cực tốt, đòi hỏi phải được dắt đi bộ đường dài mỗi ngày. Chúng cũng rất thích được chạy tự do giữa cây cối, sân vườn rộng rãi có rào chắn cẩn thận.
Rào chắn trong vườn nên được dựng kiên cố. Afghan nổi tiếng là những tay tẩu thoát rất lẹ, và một khi đã vụt đi rất khó để bắt chúng lại. Loài chó này thậm chí chạy nhanh hơn cả ngựa.
Tuổi thọ trung bình: 14 năm
Giống chó Afghan Hound kiêu sa tuyệt đẹp
Suckhoecuocsong.com.vn
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.