Giá hàng hóa vẫn ở mức cao sau Tết
Sáng 23/2 (mùng 5 Tết), tại Hà Nội và TP.HCM, người dân từ các tỉnh đổ về sau kỳ nghỉ Tết đã khiến cho không khí tại những thành phố này nhộn nhịp và đông đúc trở lại.
Hà Nội: Rau xanh tăng giá mạnh
Ghi nhận tại chợ Trung Kính (quận Cầu Giấy) chiều 23/2, giá rau xanh tăng mạnh so với trước Tết. Su hào từ mức 3.000-4.000 đồng/củ vào chiều 30 Tết tăng lên 8.000 đồng/củ; cải cúc tăng gấp đôi lên 5.000 đồng/mớ; rau cần, cải thảo và một số loại củ khác cũng có mức biến động giá tương tự. Đặc biệt, các loại rau gia vị như hành tươi, húng, xà lách, bạc hà… tăng giá đáng kể.
Ở một số chợ dân sinh khác, giá bán các loại thịt, cá cũng tăng so với trước Tết. Tại chợ Thành Công (quận Đống Đa), giá sườn heo là 160.000 đồng/kg trong khi trước Tết chỉ 120.000 đồng/kg; thăn bò lên tới 320.000 đồng/kg; cá quả tăng lên mức 150.000 đồng/kg... Tuy vậy, tiểu thương chợ Thành Công cho rằng giá tại chợ sau Tết chỉ tăng nhẹ so với các năm và sẽ trở lại bình thường vào sau mùng 10 tháng giêng.
Giá rau xanh tại Hà Nội tăng mạnh trong dịp Tết
Trong khi đó, tại các siêu thị và đại lý bán lẻ, khách mua hàng còn thưa thớt. Siêu thị Big C Thăng Long tuy khá phong phú về các chủng loại rau xanh, thực phẩm và giá bán giữ ổn định như trước Tết nhưng vẫn chưa nhiều khách mua; phần lớn chỉ lựa chọn thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm tươi sống. Các mặt hàng đồ khô, bánh kẹo, sữa… hầu như không có ai mua. Nhiều đại lý bán lẻ, trung tâm thương mại chưa mở cửa hoặc đã mở cửa nhưng còn nhiều gian hàng trống. Các địa điểm vui chơi, ăn uống cũng ghi nhận lượng khách đến chưa nhiều.
Đặc biệt, các cửa hàng, dịch vụ ăn uống sau Tết vốn có “truyền thống” tăng giá mạnh thì năm nay giá bán rất phải chăng. Có những dãy phố lớn mới chỉ có 1-2 địa điểm mở hàng đầu năm nhưng chủ quán không hề “chặt chém”.
Chủ một quán bún cá trên đường Đê La Thành cho biết: “Tôi chỉ tăng giá mỗi bát bún 2.000 đồng để lấy lộc đầu năm vì khách còn vắng. Mấy hôm nữa hàng quán đông đúc trở lại thì sẽ giảm giá xuống như bình thường”. Còn chủ một quán phở trên đường Nguyễn Khang chia sẻ: “Tăng giá nhiều trong mấy ngày Tết cũng chẳng kiếm được hơn bao nhiêu, mọi người lại ý kiến rồi mất luôn khách nên chúng tôi không làm chụp giật thế nữa, chủ yếu là giữ khách tới ăn quanh năm!”.
TP HCM: Hàng hóa đổ về tăng mạnh nhưng nhiều mặt hàng giá vẫn còn cao
Chỉ nghỉ Tết ngày mùng 1 (19-2), từ sáng 20-2, các chợ trên địa bàn TP HCM đã mở cửa hoạt động trở lại, chủ yếu bán phục vụ buổi sáng. Các siêu thị Co.opmart, Satramart, Lotte Mart cũng mở cửa phục vụ nhu cầu mua sắm đầu năm của người dân. Riêng Trung tâm Thương mại Aeon Tân Phú, siêu thị Lotte Mart Nam Sài Gòn và một số hệ thống cửa hàng tiện lợi (B’s Mart, CircleK, Shop&Go…), cửa hàng tạp hóa mở cửa xuyên Tết. Trong đó, Aeon đón lượng khách tham quan, vui chơi rất đông.
Sáng 23/2, các chợ ở TP HCM đông hơn so với mùng 2 Tết, chủ yếu là tiểu thương kinh doanh mặt hàng rau, thịt gia súc, gia cầm, củ quả, trái cây, bánh kẹo… Hàng hóa đổ về TP HCM đang tăng từng ngày. Tổng lượng hàng về 3 chợ đầu mối đạt hơn 4.300 tấn, tăng 74% so với ngày 22/2.
Các siêu thị tại TP.HCM đã mở cửa rẫt sớm để phục vụ người dân
Theo ghi nhận, khách đi chợ, siêu thị đã tăng nhẹ so với 2-3 ngày trước, tập trung mua các mặt hàng thực phẩm tươi sống, thịt gia súc, gia cầm, rau củ quả, thủy hải sản và hoa tươi. Do còn tâm lý Tết nên giá một số mặt hàng vẫn neo ở mức cao, tương đương mức giá những ngày cận Tết hoặc chỉ giảm chút ít. Giá rau củ, thủy hải sản vẫn cao do sức mua cao. Khổ qua, đậu bắp, bắp cải… dao động 18.000-20.000 đồng/kg, cá hú 70.000-75.000 đồng/kg, cá lóc nuôi 120.000-130.000 đồng/kg.
Riêng mặt hàng thịt heo, gà, vịt giảm mạnh, trở về gần mức giá bình thường. Tại các siêu thị, nhiều mặt hàng đang bán theo chương trình bình ổn thị trường; mặt hàng rau tươi được chuẩn bị khá nhiều, đáp ứng nhu cầu ăn thanh đạm sau 3 ngày Tết ê hề thịt mỡ. Các siêu thị vẫn đang “chạy” chương trình giảm giá sau Tết để hỗ trợ sức mua.
Những năm trước, các quán ăn, quán cà phê vô tư dán bảng thông báo phụ thu Tết 10% hoặc âm thầm tăng giá bán 5.000- 10.000 đồng trong những ngày Tết, kéo dài đến mùng 6 hoặc tận mùng 9 vì lý do giá hàng hóa trong Tết tăng cao, không có nhân viên phục vụ hoặc tăng lương cho nhân viên thì năm nay, nhiều quán cà phê, quán ăn mở cửa suốt Tết và không áp dụng phụ thu.
Quang Phong - Skcs.vn (tổng hợp)
Các tin khác
-
Bảng Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU theo luật lao động mới từ 2025
Từ 7/1 năm 2025, người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ có độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam và lao động nữ sẽ như thế nào theo luật lao động mới áp dụng. -
Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường
Với tốc độ phát triển chung trên thế giới hiện nay, nhu cầu về năng lượng là rất lớn, rất quan trọng. Nhưng việc khai thác, sử dụng và biến đổi năng lượng cũng là một yêu tố tác động xấu đến môi trường. -
Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10
Sau khi bàn bạc thống nhất các phương án, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT về quy định tạm thời triển khai các đường bay nội địa chở hành khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 hạn chế lây lan. -
Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm
Từ ngày 28/9, UBND Hà Nội cho phép người dân thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người. Trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về) và cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm cũng được mở cửa. -
Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội
Từ ngày 6/9 tại Hà Nội, có 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường tại "vùng đỏ", là nơi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. -
Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM
Những người lao động có hoàn cản khó khăn cần hỗ trợ về các nhu yếu phẩm thiết yếu có thể liên hệ tới các số điện thoại các Trung tâm an sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh -
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào? -
Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Ô nhiễm môi trường vào ngày 29/2/2020, tập trung vào những viên nhựa của bộ đồ chơi LEGO trôi dạt vào bờ biển phía Tây Nam nước Anh. -
Quản lý và xử lý chất thải rắn
Xử lý rác thải phổ biến ở Việt Nam hiện nay có một số mô hình: đốt rác phát điện, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân vi sinh, chôn lấp, điện khí hóa và đốt rác thông thường.