Đột phá mới trong điều trị và phòng chống HIV
Giảm nguy cơ lây nhiễm đến 96%
TS – BS Lê Trường Giang, Chủ tịch Hội Y tế công cộng, Nguyên Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết trong buổi sinh hoạt phòng chống HIV ngày 21/11, thế giới vừa công bố công trình nghiên cứu trên hơn 1.000 cặp bạn tình. Những người bị nhiễm HIV sau khi điều trị cho thấy kết quả kinh ngạc, bạn tình của họ gần như an toàn tuyệt đối trong các quá trình quan hệ.
Tương tự tại TP.HCM, Chương trình phòng chống HIV đã khảo sát tải lượng vi-rút trên 217 người nhiễm chưa điều trị bằng ARV (thuốc kháng HIV). Kết quả cho thấy 10% có tải lượng vi rút dưới 1.000 con/ml máu. Tải lượng vi rút trung bình của nhóm có CD4 dưới mức 350 (một loại bạch cầu tham gia quá trình đáp ứng miễn dịch) cho thấy có tới 182.000 con vi rút HIV/ml máu và ở nhóm mức CD4 có khoảng 40.000 con vi rút HIV/1ml máu. Điều đó có nghĩa nguy cơ lây nhiễm HIV của những người này rất cao, lên tới trên 90%. Thế nhưng, sau khi điều trị bằng ARV, cứ 10 người nhiễm sẽ cắt giảm được 9 nguồn lây.
Từ những đột phá mới vừa nêu, bác sĩ Giang khẳng định kế hoạch phòng chống HIV phải thay đổi hoàn toàn. “Trước đây chúng ta chỉ điều trị cho người nhiễm HIV với mục đích kéo dài cuộc sống thì nay điều trị là để phòng tránh lây nhiễm cho cả cộng đồng. Một người nhiễm HIV được điều trị tốt, số vi rút HIV trong máu có thể giảm xuống dưới ngưỡng 50 con/ml máu. Ở ngưỡng này, xét nghiệm không tìm thấy được”, bác sĩ Giang phấn khởi.
Đưa test nhanh vào xét nghiệm HIV
Tư duy theo kiểu bệnh nhân tới giai đoạn muộn mới điều trị, hay chỉ điều trị cho phụ nữ mang thai đến lúc sinh con rồi ngưng... là những gì cần cần thay đổi. Những phụ nữ có thai nhiễm HIV điều trị ARV trong lúc mang thai nhưng sinh con xong vẫn cần tiếp tục điều trị suốt đời để tránh nguy cơ lây nhiễm cho chồng và những đứa con tiếp theo.
Bác sĩ Giang cho rằng, xét nghiệm HIV phải đại trà và thường quy hơn. Giờ đây, nhận giấy xét nghiệm dương tính HIV không còn là án tử như trước nữa. Bệnh nhân HIV như mắc một căn bệnh mãn tính, sống còn lâu hơn người bị ung thư, tim mạch và tiểu đường.
Bên cạnh đó, xét nghiệm HIV không nhất thiết là phải lấy máu. Có thể xét nghiệm nước bọt giống như que thử thai… Kết quả test nhanh cho thấy độ chính xác lên tới 99%. Nếu vẫn chưa chắc thì bệnh nhân sẽ làm 3 test nhanh của 3 hãng khác nhau. Nếu cả 3 đều dương tính thì không thể trượt được. Cái này thế giới đã làm, Việt Nam cần ứng dụng. Toàn TP.HCM hiện nay chỉ có 6 cơ sở xét nghiệm HIV được công nhận, trong khi mạng lưới xét nghiệm có tới 1.000 cơ sở. Nếu ứng dụng những test nhanh thì trạm y tế phường/xã, trung tâm khám tiền hôn nhân cũng có thể tiến hành xét nghiệm HIV được.
“Sau khi nghiên cứu, bệnh nhân được điều trị ARV có thể giảm tới 96% nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình thì Thái Lan đã nhìn ra và tuyên bố sẽ chấm dứt đại dịch thế kỷ này vào năm 2030. Việt Nam còn nhiều khó khăn nhưng TP.HCM cũng hướng tới mốc 2030 để không còn ca nhiễm HIV mới. Muốn làm vậy phải phát hiện người nhiễm HIV thật sớm rồi cho họ điều trị luôn”, bác sĩ Giang nói.
Để đề án phòng chống HIV này thành công, rào cản lớn nhất là kinh phí. Kinh phí là vấn đề nan giải khi các nguồn viện trợ từ quốc tế cũng như ngân sách cho chương trình phòng/chống HIV tại Việt Nam mỗi ngày một giảm. Do đó, giải pháp hay nhất là sẽ vừa miễn phí, vừa thu phí. Những bệnh nhân nhiễm HIV ở giai đoạn nặng sẽ được điều trị miễn phí, còn những người bị nhẹ, sau khi test dương tính muốn điều trị luôn vì lợi ích cho bản thân và tránh lây nhiễm cho vợ con, ngành y tế sẽ tính phí nhưng ở mức thấp.
(Theo Thanh Huyền - Vietnamnet)
Các tin khác
-
Bảng Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU theo luật lao động mới từ 2025
Từ 7/1 năm 2025, người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ có độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam và lao động nữ sẽ như thế nào theo luật lao động mới áp dụng. -
Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường
Với tốc độ phát triển chung trên thế giới hiện nay, nhu cầu về năng lượng là rất lớn, rất quan trọng. Nhưng việc khai thác, sử dụng và biến đổi năng lượng cũng là một yêu tố tác động xấu đến môi trường. -
Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10
Sau khi bàn bạc thống nhất các phương án, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT về quy định tạm thời triển khai các đường bay nội địa chở hành khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 hạn chế lây lan. -
Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm
Từ ngày 28/9, UBND Hà Nội cho phép người dân thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người. Trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về) và cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm cũng được mở cửa. -
Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội
Từ ngày 6/9 tại Hà Nội, có 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường tại "vùng đỏ", là nơi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. -
Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM
Những người lao động có hoàn cản khó khăn cần hỗ trợ về các nhu yếu phẩm thiết yếu có thể liên hệ tới các số điện thoại các Trung tâm an sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh -
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào? -
Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Ô nhiễm môi trường vào ngày 29/2/2020, tập trung vào những viên nhựa của bộ đồ chơi LEGO trôi dạt vào bờ biển phía Tây Nam nước Anh. -
Quản lý và xử lý chất thải rắn
Xử lý rác thải phổ biến ở Việt Nam hiện nay có một số mô hình: đốt rác phát điện, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân vi sinh, chôn lấp, điện khí hóa và đốt rác thông thường.