Doanh nghiệp Thái muốn thâu tóm Bia Sài Gòn
Thai Beverage muốn mua 40% cổ phần Công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Hãng đề nghị trả 80.000 đồng mỗi cổ phiếu, cao hơn 60% giá trên thị trường OTC của Sabeco, Wall Street Journal trích lời một quan chức Bộ Công Thương cho biết.
Sabeco hiện có 89% thuộc sở hữu Chính phủ. Thương vụ của ThaiBev định giá hãng tại 2,4 tỷ USD.
Quan chức trên cũng cho biết Tập đoàn Singha (Thái Lan) - hãng sản xuất Singha Beer đã bày tỏ sự quan tâm với Sabeco. Dù vậy, ông không cho biết chi tiết lời đề nghị của Singha.
Người này chỉ tiết lộ lãnh đạo ThaiBev đã gặp Bộ trưởng Công Thương - Vũ Huy Hoàng về thương vụ với Sabeco. Bộ trưởng cũng đã khuyên ThaiBev nói chuyện với Chủ tịch Sabeco - Phan Đăng Tuất. Dù vậy, quyết định bắt đầu đàm phán mua bán sẽ tùy thuộc vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Theo quan chức này, ông Tuất vẫn chưa gặp gỡ ThaiBev. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, ông cho biết bất kỳ kế hoạch bán cổ phần nào của Chính phủ cũng sẽ phụ thuộc vào giới chức. Vì nếu mua 40% Sabeco, ThaiBev sẽ phá vỡ giới hạn sở hữu nước ngoài hiện tại với tài sản Nhà nước, là 25%.
2 công ty lớn của Thái đang nhăm nhe thâu tóm thương hiệu Bia Sài Gòn
Việt Nam đang là thị trường hấp dẫn nhà đầu tư ngoại, do tiềm năng tăng trưởng lớn tại mảng bia. Số liệu của Euromonitor cho thấy năm ngoái, người Thái Lan tiêu thụ 1,93 tỷ lít bia, giảm từ 1,97 tỷ lít năm 2013. Trong khi đó, con số này tại Việt Nam lại tăng 8% lên 3,2 tỷ lít, theo Bộ Công Thương. Euromonitor dự đoán lượng bia tiêu thụ tại Việt Nam sẽ tăng 9% năm nay lên 3,88 tỷ lít. Trong khi đó, số liệu này tại Thái Lan tiếp tục xuống 1,89 tỷ lít.
Sabeco hiện kiểm soát gần 46% thị phần bia Việt Nam. Trong khi đó, ThaiBev thuộc sở hữu của tỷ phú giàu thứ 3 Thái Lan - Charoen Sirivadhanabhakdi. Trước Sabeco, Công ty Berli Jucker của tỷ phú này đã mua lại hệ thống siêu thị Metro Việt Nam hồi tháng 8 với giá 655 triệu euro (848 triệu USD).
Bên cạnh đó, một công ty khác của tỷ phú này là hãng đồ uống Fraser & Neave đã thất bại trong việc thâu tóm một hãng bia Myanmar. Vì vậy, có cổ phần trong Sabeco sẽ mở ra cơ hội khác giúp ông Charoen thâm nhập một thị trường mới nổi. Những năm gần đây, tỷ phú này rất tích cực thâu tóm trong lĩnh vực bất động sản và tiêu dùng.
Còn thương hiệu Singha Beer được gây dựng bởi gia đình Bhirombhakdi. Họ là người mở nhà máy bia đầu tiên tại Thái Lan thập niên 30.
Trước đây, Chính phủ Việt Nam từng lên kế hoạch bán cổ phần trong Sabeco cho các nhà đầu tư chiến lược. Nhưng việc này đã bị trì hoãn vì nhiều vấn đề thủ tục, như số lượng cổ phần Chính phủ sẽ bán ra. Dù vậy, gần đây, Việt Nam đã đẩy mạnh cải tổ doanh nghiệp Nhà nước, đầu tư công và hệ thống ngân hàng.
Quang Phong - Skcs.vn (tổng hợp)
Các tin khác
-
Bảng Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU theo luật lao động mới từ 2025
Từ 7/1 năm 2025, người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ có độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam và lao động nữ sẽ như thế nào theo luật lao động mới áp dụng. -
Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường
Với tốc độ phát triển chung trên thế giới hiện nay, nhu cầu về năng lượng là rất lớn, rất quan trọng. Nhưng việc khai thác, sử dụng và biến đổi năng lượng cũng là một yêu tố tác động xấu đến môi trường. -
Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10
Sau khi bàn bạc thống nhất các phương án, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT về quy định tạm thời triển khai các đường bay nội địa chở hành khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 hạn chế lây lan. -
Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm
Từ ngày 28/9, UBND Hà Nội cho phép người dân thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người. Trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về) và cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm cũng được mở cửa. -
Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội
Từ ngày 6/9 tại Hà Nội, có 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường tại "vùng đỏ", là nơi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. -
Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM
Những người lao động có hoàn cản khó khăn cần hỗ trợ về các nhu yếu phẩm thiết yếu có thể liên hệ tới các số điện thoại các Trung tâm an sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh -
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào? -
Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Ô nhiễm môi trường vào ngày 29/2/2020, tập trung vào những viên nhựa của bộ đồ chơi LEGO trôi dạt vào bờ biển phía Tây Nam nước Anh. -
Quản lý và xử lý chất thải rắn
Xử lý rác thải phổ biến ở Việt Nam hiện nay có một số mô hình: đốt rác phát điện, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân vi sinh, chôn lấp, điện khí hóa và đốt rác thông thường.