Điều trị và cách phòng chống một số bệnh chim công hay mắc phải
Chim công cũng giống như các loài gia cầm khác trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc sẽ mắc phải một số bệnh hay gặp như nhiễm ký sinh trùng, tiêu chảy, nhiễm giun,.... Người nuôi cần biết những dấu hiệu, nguyên nhân gây ra bệnh để từ đó đưa ra cách điều trị hợp lý nhất.
Bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở chim công
Nguyên nhân do vi khuẩn Clostrium perfringens typ C (Gram +) gây ra, thay đổi thức ăn đột ngột hoặc mật độ công trong chuồng nuôi quá nhiều.
Triệu chứng: Công giảm ăn, di chuyển chậm chạp, nằm sấp gục đầu, xã cánh không thể tự đứng được cũng như di chuyển. Phân khô, màu đen đôi khi kèm theo máu, nhày gần giống với bệnh cầu trùng.
Phòng và điều trị bệnh bệnh viêm khuẩn đường ruột ở chim công: Vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, dụng cụ dựng thức ăn, nước uống. Tách riêng những con công bị bệnh ra chuồng nuôi khác. Dùng LINCO 25%, CHLOTETRA, SULFATRIMIX… trộn vào thức ăn theo liều đã có sự hướng dẫn của bác sĩ thú y.
Bệnh tụ huyết trùng:
Nguyên nhân: Do vi khuẩn Gram âm Pasteurella multocida gây ra ở chim công.
Triệu chứng: Đột ngột nhảy xốc lên, lăn quay giãy chết, thân nhiệt đột ngột tăng cao, người nằm im không cử động, hai mắt nhắm nghiền, chảy nước mũi, nước mắt, chân teo. Lông chim xù mài tích thâm tím, đầu có thể bị nghiêng sang một bên.
Phòng và điều trị bệnh tụ huyết trùng: Đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi, thức ăn cho chim công. Sử dụng thuốc Flumequin-20: 20ml/100kg P/ngày x 3 ngày, hoặc dùng Flumex-30: 15ml/100kg P/ngày x 3 ngày, Norflox-10: 25ml/100kg P/ngày x 3 ngày là chim công sẽ khỏi.
Bệnh hô hấp ở chim công
Chim công mắc phải một số bệnh về đường hô hấp như bệnh Newcastle hoặc thủy đậu phát triển nhanh chóng không thể điều trị được khi bệnh này đã được biết đến.
Triệu chứng: Chim công xuất hiện có biểu hiện như mắt sưng hoặc xoang, khó thở.
Phòng và điều trị bệnh: Bằng cách vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, không để nền chuồng quá ẩm ướt. Rửa sạch dụng cụ cho chim ăn như máng đựng thức ăn, bình đựng nước, tách những con bị bệnh ra khỏi những con chim khỏe mạnh khách tránh hiện tượng lây lan bệnh ra đàn. Sử dụng thuốc Tylosin, Tiamualin, Suanovin,… để điều trị theo liều lượng hướng dẫn của bác sĩ thú y, nhà sản xuất. Bổ sung thuốc bổ cho chim công như -complex, vitamin C, điện giải, đường gluco.
Bệnh ngoại ký sinh trùng:
Nguyên nhân: Do chuồng nuôi không được vệ sinh sạch sẽ, bị lây bệnh bởi những con vật nuôi trong nhà như chó, mèo. Chuồng nuôi ở nơi quá ẩm ướt, thiếu ánh nắng mặt trời, nền chuồng nuôi không được dọn dẹp thường xuyên.
Biểu hiện: Chim công cảm thấy ngứa ngáy, mệt mỏi, kém ăn và giảm cân do ký sinh trùng bám vào lỗ chân lông và da hút máu làm chim công bị thiếu máu, suy giảm miễn dịch.
Phòng và trị bệnh nhiễm ngoại ký sinh trùng ở chim công: Vệ sinh chuồng trại hoặc dùng một loại thuốc trừ sâu gia cầm được chấp thuận. Phun thuốc khử trùng định kỳ tại chuồng nuôi và khu vực phụ cận.
Nếu con công của bạn có chí hoặc ve, bạn có thể chữa trị chúng bằng một loại thuốc trừ sâu gia cầm được chấp thuận. Đảm bảo đọc hướng dẫn về liều lượng và thời gian điều trị.
Bệnh nhiễm giun:
Nguyên nhân: Do môi trường sống chưa vệ sinh sạch sẽ, trong thức ăn có chứa trứng giun khiến công ăn phải.
Biểu hiện: Chim công sẽ xù lông, chán ăn hoặc ăn rất ít, giảm cân thường ngủ gật.
Điều trị: Thường xuyên thay nền chuồng rắc vôi bột cách nhau từ 10-20/ lần. Cứ 20 ngày thì cho chim công uống thuốc tím hoặc Sulfate đồng (1g/10lit nước) 1 lần kéo dài 2h. Dùng thuốc Lava- 20: 20g/100kg gà/ trộn thức ăn cho ăn 1 lần duy nhất.
Người nuôi nên tiêm phòng cho chim các loại vácin cho gia cầm theo định kỳ mùa , hoặc theo độ tuổi cho chim công.
Suckhoecuocsong.com.vn (Nguồn thienduongchim)
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.