Điều trị một số bệnh chó Akita thường mắc phải

8/21/2018 8:35:07 AM
Do là một trong những loài đắt tiền, sức khỏe tốt, ít bệnh tật nhưng người nuôi cần chú ý những bệnh chó Akita hay mắc phải để có phương pháp điều trị kịp thời.

 

Nuôi chó Akita ngoài việc quan tâm đên chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thể lực cho chó Akita người nuôi cần đặc biệt quan tâm đến sức khỏe của chúng. Do là một trong những loài đắt tiền, sức khỏe tốt, ít bệnh tật nhưng người nuôi cần chú ý những bệnh chó Akita hay mắc phải để có phương pháp điều trị kịp thời.

Bệnh loạn sản xương hông ở chó Akita

Nguyên nhân: Bệnh này chó Akita hay thường gặp phải do sự phát triển lệch lạc của khớp xương. Sự liên kết lỏng lẻo giữa các đầu khớp khiến các xương chi của chó phải chuyển động nhiều hơn bình thường, dẫn đến thoái hóa, viêm nhiễm và gây đau đớn cho chó Akita ngoài ra còn do nguyên nhân khác như tăng cân, béo phì, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý.

Biểu hiện: Trùng khớp xương ở giai đoạn chớm bệnh, khó khăn khi đi đứng dậy, không hay chạy nhảy, leo cầu thang. Hai chi sau chụm lại thiếu tự nhiên,  đau khớp hông, thỉnh thoảng sẽ đi khập khiễng.

Điều trị: Do bệnh này là thuộc về yếu tố di truyền nên không có loại thuốc nào để chữa trị hay phòng tránh cho chó Akita. Tuy nhiên, người nuôi nên kiểm soát trọng lượng cơ thể của chó Akita để giảm thiểu áp lực cơ thể đè xuống các khớp tránh đau đớn. Nếu thấy chó biểu hiệu đau đớn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y sử dụng thuốc chống viêm để giảm thiểu sưng tấy và viêm nhiễm ở các khớp xương, thêm vào đó là thuốc giảm đau để làm dịu các cơn đau do bệnh.

Bệnh xoắn dạ dày chướng hơi ở chó Akita

Nguyên nhân: Do chó Akita ăn quá no, khiến dạ dày bị đầy cùng với việc chảy nhạy nô đùa, hoạt động mạnh sau khi ăn. Thức ăn lên men mạnh,giàu Hydrocacbon sẽ làm tăng nguy cơ gây bệnh cũng làm tăng nguy cơ bị xoắn dạ dày chướng hơi.

Biểu hiện: Khi quan sát vùng bụng của chó sẽ thấy bụng chướng to độ ngột, ấn tay vào vùng bụng bị chướng sẽ cảm nhận bụng căng hơi như một quả bóng. Chó Akita đau đớn dữ dội vùng bụng, khó thở, đi lại loạng choạng, tâm thần cuống cuồng. Chỉ nằm nghiêng về một phía chốc lát lại cố đứng dậy đi lại. Rất muốn nôn nhưng không thể nôn ra được. Sau vài giờ rất mệt mỏi, chó có phản ứng sốc: run rẩy, niêm mạc mắt, miệng tím tái, loạn nhịp tim, thở gấp do ứ huyết. 

Điều trị: Nếu như bác sĩ thú y chưa đến kịp người nuôi tiến hành đặt con chó nằm nghiêng, sát trùng phần da, dùng kim tiêm loại to châm thẳng đứng vào chỗ bụng nhô cao nhất cho xì hơi ở dạ dày giảm áp tránh xảy ra tình trạng chèn ép mạch máu, dây thần kinh, sốc tuần hoàn (dẫn đến truỵ tim mạch), không bị giãn vách dạ dày dẫn đến đứt mạch máu xuât huyết dạ dày để khi bác sĩ thú y đến phẫu thuật xoay lại dạ dày mới có tác dụng.  Ngoài ra không có chó ăn ít nhất trước 2 giờ hoạt động mạnh, các loại thức ăn dễ lên men, sinh hơi, giàu đạm, béo trong thời gian vận động

Viêm tai

Nguyên nhân: Do chó Akita bị dị ứng với thức ăn hoặc một vật nào đó chạm vào da của chúng hoặc do động vật ký sinh, nhiễm trùng tai, các ngoại vật, môi trường vùng tai của chó ẩm.

Biểu hiện: Khi bị viêm tai chó Akita sẽ thường xuyên cọ hoặc dùng chân cọ xát tai.Tai bị chảy mủ, xuất hiện có mùi hôi, đau nhức quanh tai, vành tai hay lỗ tai bị đỏ và sưng tấy. 

Điều trị: Sử dụng thuốc kháng sinh dùng để điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và thuốc chống nấm. Để điều trị nhiễm trùng do men có thể sử dụng thuốc như Glucocorticoids, dexamethasone để giảm mức độ viêm trong tai. Ngoài ra, kiểm tra tai cho chó hàng tuần, giữ sạch tai khô ráo.

Bệnh tiêu chảy ở chó Akita

Nguyên nhân: Do ăn phải thức ăn thừa đã bị ôi thiu, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thay đổi đột ngột thức ăn khiến cho hệ tiêu hóa của chó Akita chưa kịp thích ứng. Nguyên nhân khác gây bệnh tiêu chảy có thể do một số vi khuẩn gây ra.

Biểu hiện: Chó Akita chán ăn, bỏ ăn, buồn nôn, nằm một chỗ ít vận động, di chuyển, đi ngoài phân lỏng, đi vệ sinh nhiều lần trong ngày. 

Điều trị: Không chó chó Akita ăn trong 24 giờ, nhưng chắc chắn phải cung cấp cho họ chất lỏng như nước để tránh mất nước.Dùng dung dịch truyền Ringer lactat 30-50ml/kgP/ngày, truyền chậm tĩnh mạch (35-40 giọt/phút) hoặc dùng oresol hòa nước cho uống kết hợp thuốc trợ tim và Vitamin C. Giảm co thắt, tiết dịch đường ruột bằng Atropin sulfate. Tiêm kháng sinh: Kháng sinh phổ rộng, liều cao như: Ampicillin, Gentamycin, Doxycillin, Enrofloxaxin, colistin, Tetracillin...

Bệnh về da

Nguyên nhân: Do lây nhiễm từ những con vật nuôi trong nhà, bộ lông dày,  không được đảm bảo vệ sinh như tắm rửa, chỗ ngủ, làm cho các loài ve rận, ký sinh trùng ngoài da tấn công gây suy giảm hệ miễn dịch.

Biểu hiện: Ngứa ngáy, cào gãi nhiều, khó chịu, bỏ ăn, da tái nhợt, cơ thể gầy đi, da lông xù xì, chó dần bị rụng lông nhiều, bị ghẻ, da ửng đỏ, thường xuyên liếm cào cấu các vùng da bị ngứa.

Điều trị: Dùng thuốc khử trùng để vệ sinh diệt khuẩn nơi sống và các vật dụng mà chó tiếp xúc, bạn có thể dùng loại thuốc Fendona 10SC.  Dùng thuốc diệt ve rận, bò chét trên cơ thể chó như Hantox spray, Frontline. Tắm gội thường xuyên chó chó bằng dầu gội chuyên dụng, thực hiện cạo lông thường xuyên vào mùa mè, sau khi chó đi mưa về tiến lành lau khô lông cho chó.

Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp người nuôi nắm rõ được những bệnh mà chó Akita dễ mắc phải để từ đó có phương pháp chữa trị kịp thời đảm bảo sức khỏe cho chó Akita khỏe mạnh.

Suckhoecuocsong.com.vn

Các tin khác