Đây là một số loài chim cảnh hót hay nhất
Tiếng chim hót là một trong những âm thanh đẹp nhất trong tự nhiên. Chỉ có chim trống được biết đến với giọng hót trong hầu hết các loài chim. Mỗi loài chim hót có âm điệu và phong cách hót riêng. Dưới đây là danh sách một số loài chim hót hay nhất ở Việt Nam. Trong các thú chơi có lẽ thú chơi chim hót đã thu hút được nhiều người đặc biệt là những chú chim cảnh hót hay.
Cùng suckhoecuocsong.vn tìm hiểu về một số loài chim cảnh có tiếng hót hay nhất.
1. Họa mi
Chim Hoạ mi màu lông không đẹp nhưng có viền mắt màu lam nên gọi là Hoạ mi. Để có một Hoạ mi hay phải chọn theo tiêu chuẩn:
* Trường: Thân, đuôi, mỏ, chân, mí mắt phải dài.
* Đoản: Các bộ phận trên ngắn đều. Loại này dễ dạn người hơn nhưng tiếng hót không hay bằng “tướng ngũ trường”.
Hầu hết Hoạ mi đều nhát người nên khó thuần. Muốn chim dạn phải nuôi lâu hay nuôi chim con. Hoạ mi có giọng hót rất hay:
* Giọng hồi: Tiếng hót đổ dồn từ cao xuống thấp.
* Giọng đổ: Tiếng hót có một độ cao, rung rất đều như tiếng rung cần violon (mã vĩ).
* Giọng ngắt: Tiếng hót nghẹn ngào, đứt quãng. Một dân chơi chim cảnh Hà Nội cho biết.
2. Sơn Ca
Sơn ca nhỏ, chỉ đi không nhảy. Sắc lông từ vàng nhạt đến nâu đậm. Ngón chân sau khá dài, ăn sâu bọ và hạt. Mùa xuân kết đôi, đẻ từ 3 đến 5 trứng. Cuộc sống đôi trống mái rất thân mật. Cả hai đều ấp và nuôi con. Ngày nay người ta dùng thức ăn tổng hợp, chim vẫn khoẻ mạnh, dễ nuôi.
Sơn ca có tiếng hót rất hay, trong và cao. Sơn ca có tập tính bay vút lên cao rồi từ từ hạ cánh, vừa hạ cánh vừa hót từng hồi. Vì vậy lồng nuôi Sơn ca phải cao đến hơn một mét. Chim trống có ngù lông ở đầu, tiếng chim trống vang, trong – có ba thể âm gọi là tam thanh.
Tam thanh:
* Giọng thanh phải cao, trong, không chóe, không chói tai.
* Giọng bình phải đều, êm dịu, uyển chuyển, không đục.
* Giọng trầm ấm áp, không rè.
Tứ tuyệt
* Âm tuyệt (như tam thanh).
* Điệu tuyệt là tiết tấu rộn ràng, nhịp nhàng tươi sáng.
* Thế tuyệt là phong cách, lúc hót phải đậu nơi đỉnh cao, vươn cổ, rung cánh, mào dựng.
* Thì tuyệt: Hót lâu, không đứt quãng, không sợ khi có đối thủ.
3. Chích chòe
Dân chơi chim cảnh mách: Người ta phân Chích choè theo sắc lông: Sắc đen trắng, sắc màu đen, sắc nâu đen khá đẹp, mang vẻ dáng văn nhân với cái đuôi dài tha thướt. Loại đen trắng hình dáng tuy không đẹp bằng loại nâu đen nhưng dễ thuần thục, dễ nuôi. Loại sắc đen trắng gọi là Chìa vôi.
Tiếng hót Chích choè than to, vang, đủ các giọng hồi, giọng đổ và hay hót, dạn người. Giọng than có đủ các cung bậc cao, thấp và trầm, khi rung như đàn violon.
Tuy giọng hót không dồn như Hoạ mi nhưng Chích choè than vẫn được xếp vào làng tứ đại danh ca vì thường hót suốt ngày, giọng thanh trong
Chích choè lửa có tiếng hót rất trong, hay nhất là lúc sáng sớm nhưng có nhược điểm là yếu, khó nuôi, khảnh ăn. Nó chỉ thích ăn sâu bọ, trứng kiến vì thế nên không được ưa chuộng như các thứ chim trên.
4. Chim Hoàng yến
Những con chim hoàng yến phổ biến được đặt tên theo phạm vi bản địa của chúng, quần đảo Canary của Tây Ban Nha. Chim hoàng yến đã được nuôi làm cảnh từ thế kỷ 17 vì giọng hót ngọt ngào của chúng. Chim hoàng yến đực hót hay hơn chim mái. Các bài hát của họ có một khuôn mẫu và phong cách độc đáo. Chim hoàng yến là bậc thầy trong việc bắt chước âm thanh mà chúng nghe thấy từ xung quanh lặp đi lặp lại.
Việc đào tạo thích hợp từ chủ sở hữu cũng cho phép chúng học các bài hát và âm thanh khác nhau. Các giống chim hoàng yến và ca sĩ Mỹ là những ca sĩ đặc biệt nhất của gia đình Canary. Chúng thể hiện khả năng học âm nhạc cụ, nốt nhạc và âm thanh của các loài chim khác. Chim hoàng yến hót vào tất cả các mùa trừ mùa hè. Vào mùa hè, chúng rụng lông và hầu hết các giống chó đều ngừng hót vào thời điểm đó.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.