Dạy con phép tắc khiêm nhường, tu thân tích đức tạo ra đại nghiệp từ những bài học của cổ nhân
Dạy con phép tắc khiêm nhường, tu thân tích đức tạo ra đại nghiệp từ những bài học của cổ nhân
Giáo dục trong các gia đình thời xưa đều lấy việc dạy luân lý đạo đức làm cốt lõi cao nhất. Nuôi mà không dạy là lỗi của bậc phụ mẫu.
Trong một gia đình, cha mẹ, vợ chồng và anh em là ba mối quan hệ quan trọng nhất. Xã hội hiện đại, dù không chung sống cùng nhau, tam - tứ đại đồng đường như thời xưa, thì các mối quan hệ này vẫn ảnh hưởng rất nhiều đến sự thịnh suy, lâu dài của một gia đình, hay thậm chí là một gia tộc.
Vương Hi Chi dạy con không được kiêu ngạo
Tác phẩm "Đệ τử quy" (Phép tắc người con), do Lý Dục Tú tiên sinh biên soạn vào những năm Khang Hy (1661-1722) triều Thanh, được mệnh danh là một trong ba кιɴɦ đιểɴ giáo dục trẻ em tốt nhất trong lịch sử Á Đông (cùng với "Tam tự kinh" và "Thiên tự văn").
Trong "Đệ τử quy" viết: "Gọi người lớn, chớ gọi tên/ Với người lớn, chớ кɦσe tài". Trong giao tiếp với người lớn, phải biết xưng hô đúng mực, thể hiện sự cung kính. Không nên hiển thị, кɦσe khoang tài năng của мìɴh trước mặt người lớn.
Vương Hi Chi (303 - 361 SCN) là nhà thư pháp ɴổi tiếng thời Đông Tấn trong lịch sử Trung Quốc, được mệnh danh là "Thư Thánh" - bậc Thánh về thư pháp. Ông có bảy người con, trong đó con út Vương Hiến Chi (344 - 386) cũng là một nhà thư pháp xuất chúng.
Năm 15 tuổi, Hiến Chi đã có tài thư pháp, thường được cha và các anh khen ngợi. Vì thế, Hiến Chi trở nên kiêu ngạo và lười biếng, cho rằng bản thân là người xuất chúng, không cần phải khổ luyện thêm nữa.
Vương Hi Chi sau đó đã có cách dạy con đáng học hỏi, giúp con trai мìɴh nhận ra bản tính kiêu ngạo là ngu ngốc, còn chuyên cần mới là yếu tố quan trọng để thành công.
Một ngày nọ, Vương Hi Chi được mời vào kinh thành, hôm đó gia đình ông quây quần bên bữa tiệc đưa tiễn, tổ chức linh đình với sơn hào hải vị và rượu thượng hạng. Trong lúc ngà ngà say, Vương Hi Chi chợt có một ý tưởng, ông quyết định viết một vài chữ để khuyên răn Hiến Chi.
Vương Hi Chi thảo một bài thơ lên bức tường với nhan đề "Giới kiêu thi" (Bài thơ dạy không được kiêu ngạo), khuyên bảo Hiến Chi đừng nên kiêu ngạo mà hãy cố gắng trau dồi học tập thêm.
Hiến Chi không tâm phục, ngày hôm sau liền chép lại bài thơ mấy chục lần. Ngay trước khi cha về đến nhà, trong lúc không ai nhìn thấy, anh bèn xóa bài thơ đi và viết lại vào cùng một chỗ trên bức tường, bắt chước phong cách thư pháp của cha.
Vốn tự hào về tài năng của bản thân, Hiến Chi nghĩ rằng, thư pháp của мìɴh đã đạt đến trình độ như cha và không ai có thể nhận ra sự khác biệt.
Trở về nhà, Vương Hi Chi nhìn chăm chú vào bài thơ trên tường một hồi lâu, sau đó ông gãi đầu và thở dài: "Ôi! Có phải đêm qua ta đã uống hơi quá chén nên mới viết ra những nét chữ vụng về thế này không nhỉ?".
Nghe những lời này, Vương Hiến Chi cảm thấy vô cùng hổ thẹn và ngượng ngùng. Cuối cùng, Vương Hiến Chi cũng đã nhận ra rằng chỉ có học tập chuyên cần và khổ công rèn luyện mới có thể trở thành một nhà thư pháp ɴổi tiếng.
Khổng Dung nhường lê
Trong tác phẩm "Đệ τử quy", chương II, bài 8 viết:
"Anh thương em, em kính anh/ Anh em thuận, hiếu trong đó/ Nhẹ tiền bạc, oán nào sinh/ Lời nhường nhịn, giận tự hết".
Nghĩa là: Người anh nên yêu thương người em, người em nên tôn kính người anh. Anh em có thể chung sống hòa thuận thì cha mẹ sẽ an lòng, ấy chính là thực hiện tốt chữ Hiếu.
Trong mối quan hệ giữa anh em, nếu xem nhẹ vấn đề tiền bạc và của cải thì sẽ không sinh ra oán hận. Lời ăn tiếng nói giữa anh em mà nhường nhịn và bao dung nhiều hơn thì tức giận tự nhiên sẽ tiêu trừ.
Khổng Dung, (153-208 SCN), hậu duệ đời thứ 20 của Khổng Tử, là quan nhất phẩm dưới thời trị vì của Hán Linh Đế nhà Đông Hán. Vì ông đã từng làm Thái thú quận Bắc Hải (thuộc huyện Duy Phường, tỉnh Sơn Đông ngày nay), nên ông có biệt hiệu là Khổng Bắc Hải.
Từ nhỏ, Khổng Dung đã thấm nhuần đạo lý làm người, biết rằng con người cần có "nhân, lễ, nghĩa, trí, tín", cung kính khiêm nhường, biết nghĩ cho người khác.
Gia đình Khổng Dung có 7 người con và ông là người con thứ 6. Năm Khổng Dung lên 4 tuổi, một hôm trời ɴóɴg như đổ lửa, Khổng Dung đang chơi ngoài sân vườn còn các anh của мìɴh thì đang học trong lớp.
Lúc nghỉ giải lao, một người bạn của cha Khổng Dung đến chơi, tay xách theo một giỏ lê sang tặng. Mẹ Khổng Dung bảo các con hãy đi rửa tay rồi vào ăn lê cho mát.
Khổng Dung khi đó là đứa em nhỏ tuổi nhất trong nhà nên cha đã ưu tiên cho ông chọn lê trước. Điều Ƅấτ ɴgờ là ông đã chọn quả lê nhỏ nhất, thay vì chọn những quả to và chín mọng. Cha của Khổng Dung thấy lạ, bèn hỏi: "Tại sao con không chọn quả to chín mà ăn, lại chọn quả nhỏ nhất?".
Khổng Dung đáp: "Thưa cha, con là người nhỏ nhất, nên con chọn quả nhỏ nhất để ăn, còn các quả to thì nên để cho cha mẹ và các anh ăn ạ".
Câu trả lời của Khổng Dung khiến cha rất hài lòng. Người bạn của cha Khổng Dung chứng kiến mọi việc cũng hết mực cảm phục về đức tính khiêm nhường, biết nghĩ cho người khác của ông.
Trong tâm có thiện, ắt thành người tài trí. Khổng Dung sau khi lớn lên được phong làm Thái thú quận Bắc Hải. Ông đã cho xây dựng nhiều khu phố và trường học, đồng thời cũng là người ủng hộ Nho giáo. Ông còn là một nhà thơ và nhà văn ɴổi tiếng.
Tể tướng Lý Miên không tham bạc vàng, lòng luôn ngay chính, lưu danh thiên cổ
Lý Miên (717 - 788 SCN), giữ chức tể tướng dưới thời trị vì của Hoàng đế Đường Đức Tông.
Là người xuất thân trong gia cảnh nghèo khó, nhưng dù làm việc gì ông đều giữ chữ tín, quyết không bao giờ tìm cách làm giàu bất chính. Lý Miên luôn dành thời gian đọc các kinh sách Thánh hiền, để trau dồi cho мìɴh phẩm chất trung thực, ngay thẳng.
Một ngày nọ, Lý Miên gặp một thư sinh đang trên đường đến kinh đô ứng thí. Hai người sau đó đã trở thành huynh đệ tốt của nhau. Khi vị thư sinh kia bị ốm nặng, Lý Miên đã ghé thăm và chăm sóc rất chu đáo cho anh ta, như chính huynh đệ rυộτ của мìɴh.
Thư sinh kia vì bệnh tình nguy kịch nên cuối cùng không qua khỏi. Trước lúc lâm chung, anh nguyện ý sau khi lo tang lễ cho mình xong, xin Lý Miên hãy giữ lấy số vàng còn lại của anh, thay cho lời cảm tạ.
Chẳng có cách nào từ chối, Lý Miên đành phải đồng ý nhận lời. Thế nhưng sau đó, ông đã không lấy bất kể một xu nào. Ông bí mật giấu vàng dưới quan tài của vị thư sinh kia, cuối cùng trả lại toàn bộ số bạc đó cho gia đình của anh ta.
Trong thời gian được bổ nhiệm làm tiết độ sứ ở Lĩnh Nam, Lý Miên không hề lợi dụng quyền lực để chiếm đoạt của cải phi pháp. Trước những món quà quý giá của các thương nhân, ông đều lịch sự từ chối.
Thậm chí, khi về hưu, Lý Miên còn ném tất cả sừng tê giác và ngà voi mà gia đình ông đã nhận được xuống sông.
Làm quan qua hai triều đại, Lý Miên đã chu cấp hầu như toàn bộ tài sản của mình cho người thân và các gia nhân, chỉ để lại một ít đủ dùng cho bản thân. Do vậy khi qua đời, ông không còn chút tài sản nào cả.
Lòng tốt của Lý Miên được người đời hết lòng ca tụng. Sau này, ông được phong danh hiệu là Chân Giản, nghĩa là "người chân thật và giản dị".
suckhoecuocsong.vn st.
Các tin khác
-
Thiền, bí quyết chữa bệnh tự nhiên
Thiền cũng là một phương pháp chữa bệnh được lựa chọn. Tại sao thiền chỉ là ngồi một chỗ rồi hít thở mà hết được bệnh? Điều này thật khó tin, nhưng những giải thích dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu được phần nào về tác dụng của thiền trong điều trị bệnh. -
Sức mạnh của lòng khoan dung làm trái tim thức tỉnh
Victor Hugo – Nhà văn Pháp từng nói: “Trên thế giới thứ rộng lớn nhất là đại dương, nhưng thứ rộng lớn hơn lại là bầu trời, mà thứ còn rộng hơn cả bầu trời lại chính là lòng người.” -
Phật dạy bí quyết chuyển hóa tâm thái tìm an lạc
Cuộc sống như một chiếc thuyền lênh đênh trên biển lớn. Giữa những sóng gió, chúng ta dễ bị cuốn theo và đánh mất phương hướng -
Những biến đổi trong cơ thể khi bước qua tuổi 50 nên biết
Bạn có biết rằng sau tuổi 50, quá trình lão hóa của cơ thể diễn ra nhanh hơn so với các giai đoạn trước đó? Điều này lý giải tại sao chúng ta thường cảm thấy cơ thể mình thay đổi rõ rệt hơn trong giai đoạn này. -
Hành thiện tích thiện đúng phương pháp sẽ nhiệm màu
Từ xa xưa mọi người đều biết đến việc giao nhân lành gặt quả ngọt tuy nhiên thế nào là nhân lành, thế nào là chân thiện và giả thiện? thế nào là âm thiện, dương thiện? thế nào phải và chẳng phải? Thế nào là thiện lệch, thế nào là chính đáng? -
Nỗi lo người già: 11 cách kiểm soát lo lắng để tuổi già an nhiên, hạnh phúc
Nhà văn Victor Hugo từng nói: "Tuổi già là một mùa thu thứ hai, nơi mà chúng ta có thể thu hoạch những gì mình đã gieo trồng". Để mùa thu thứ hai thật sự ý nghĩa, chúng ta cần biết cách chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình. -
Đánh rơi sự bình yên Quý vị đánh mất điều gì?
Trong cuộc sống hối hả, xô bồ, tìm kiếm sự bình yên trở thành một nhu cầu thiết yếu của mọi lứa tuổi. Thế nhưng, ngay cả khi đã có những phút giây tĩnh lặng, chúng ta vẫn dễ dàng để những suy nghĩ tiêu cực xâm chiếm và đánh mất đi sự an nhiên trong tâm hồn -
Tư thế hoa sen (tư thế kiết già): 5 phút mỗi ngày cho sức khỏe vàng
Tư thế ngồi mang tên một loài hoa (còn gọi là Liên hoa tọa hoặc Padmasana) tượng trưng cho sức sống và vẻ đẹp thuần khiết của tâm linh, tư thế hoa sen, còn gọi là tư thế kiết già là một trong những tư thế ngồi thiền định tốt nhất trong vô số các tư thế khác nhau. -
Cân bằng cảm xúc, làm chủ thân tâm
Khi suy nghĩ tích cực não bộ sẽ sản sinh ra hóc môn hạnh phúc endorphins có lợi cho sức khỏe tinh thần và các nội tạng cơ thể. -
Thiền định: Hành trình níu giữ thanh xuân và sức khỏe
Từ thuở xa xưa, con người đã luôn khao khát trường thọ và giữ gìn vẻ đẹp thanh xuân. Giữa dòng chảy thời gian không ngừng, ai cũng mong muốn được níu giữ những khoảnh khắc tươi đẹp nhất của cuộc đời.