Dấu hiệu nhận biết, cách điều trị một số bệnh vẹt yến phụng hay mắc phải
Vẹt yến phụng sở hữu bộ lông bắt mắt, dễ nuôi nên được nhiều người trong giới chơi chim ưa chuộng. Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu Việt Nam thay đổi thất thường khiến vẹt chưa kịp thích nghi hoặc do môi trường sống, thức ăn không đảm bảo vệ sinh khiến vẹt yến phụng bị bệnh. Vậy làm thế nào để biết được vẹt yến phụng đang bị bệnh, cách điều trị ra sao hãy cùng thao khảo bài viết dưới đây nhé.
Bệnh Polyomavirut
Biểu hiện: Diều không thoát khí, ủ rũ đậu một chỗ không di chuyển nhiều, chán ăn, xuất huyết dưới da.
Điều trị:Chỉ có tiêm Vacxin phòng. Sau khi xác định chim đã mắc bệnh này phải cách ly và không cho sin sản. Sau 90-120 ngày kiểm tra lại
Bệnh sốt vẹt
Dấu hiệu: Vẹt khó thở, ỉa chảy, chất thải có màu trắng kem, nôn mửa, có triệu chứng thần kinh do vi khuẩn Chlamydophila Psittaci gây bệnh đường phổi.
Điều trị: Do đây là dịch nên vẹt tránh được là rất ít. Khi thấy những biểu hiện bệnh ở trên người nuôi tiến hành cho vẹt dùng Tetracyline trộn vào thức ăn hoặc pha nước uống trong thời gian 30-45 ngày
Bệnh trực khuẩn ở vẹt yến phụng (Salmonellose và Colibacillose)
Dấu hiệu: Vẹt chán ăn, ủ rũ, gầy rộc, run rảy, vẹo cổ không hoạt động nhiều nhỉ đậu một chỗ, ỉa chảy hoặc nếu nặng hơn sẽ viêm khớp viêm gan, rồi loạn hệ thần kinh. Do vi trùng gây nên
Điều trị: Hãy giữ vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, rửa sạch dụng cụ cho ăn như máng nước, khay đựng thức ăn. Khi vẹt bị bệnh dùng kháng sinh để điều trị.
Bệnh Pacheco
Dấu hiệu: Vẹt yến phụng quan sát sẽ thấy ủ rũ, phân màu vàng, chết nhanh không rõ triệu chứng do virut herpes gây nên những thương tổn ở gan làm chim chết trong vài ngày
Điều trị: Dùng Acyclovit giảm lây bệnh nhưng nếu chim bị nhiễm bệnh rồi thì vô ích.
Bệnh về dạ dày, diều chim (Bệnh Proventriculite)
Biểu hiện: Vẹt ngày càng gầy mòn, trong phân có những hạt thức ăn không tiêu hóa hết, chim chậm phát triển, lông xù, ít vận động. Do khuẩn megabacterium cư trú ở các tuyến trong diều chim và làm hỏng trầm trọng chức năng dạ dày.
Điều trị: Sử dụng thuốc Amphote’ricine B theo đường miệng tối thiểu 10 ngày
Bệnh lao giả
Dấu hiệu: Lông vẹt yến phụng xù dựng, ít vận động, ăn ít hơn, bệnh tiến triển nhanh do vi khuẩn Yersinia psendotubescu-losis gây nên
Điều trị: Dùng Chloramphenicol, Micolicine, liều dùng pha 12 giọt cho 60ml nước, hoặc 5ml thuốc cho 1 litte trong vòng 10 ngày. Cách khác có thể dùng Baytril 10% loại dung dịch pha 1ml cho 1 litte nước. Chuyển ngay chim sang lồng khách cách ly với những con còn lại, vệ sinh khử trùng lồng nuôi
Hội chứng sưng tuyến diều
Dấu hiệu: Vẹt khi mắc bệnh sẽ ứa trớ thức ăn, không tiêu hóa được, những hạt thất ở phân do virus gây ra liệt từ từ diều và xâm nhập vào thần kinh.
Điều trị: Cho ăn thức ăn dạng lỏng, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng hạn chế cho ăn hạt ở mức thấp, kết hợp theo dõi.
Bệnh ở mỏ và lông
Biểu hiện: Lông mọc khó khăn, lông măng không phát triển, có xuất huyết ở chân lông, rụng lông. Mỏ và móng mọc bất thường trở nên dòn.
Điều trị: Hiện chưa có cách điều trị bệnh này
Bệnh nhiễm giun:
Biểu hiện: chim kém ăn, sút cân dù vẫn ăn đầy đủ thức ăn, nôn mửa, ỉa chảy,...
Điều trị: Dùng thuốc trị giun sán cho chim được bán tại các cửa hàng thuốc thú y.
Bệnh do nấm:
Biểu hiện: Khó thở, tiếng rít như còi, mỏ vẹt mở và khép bất thường, chim trông héo hắt.
Điều trị: dùng thuốc kháng nấm Antimucosique như Fluconajole, Ketoconajol… Cho thuốc theo dạng xông xịt, ngoài ra dùng kháng sinh để chống nhiễm trùng
Suckhoecuocsong.com.vn (Nguồn yeuvet)
Các tin khác
-
Mèo bị chảy nước dãi: nguyên nhân, cách phòng ngừa hiệu quả
Mèo bị chảy nước dãi là tình trạng ít khi xảy ra ở mèo. Nhưng khi mèo chảy nước dãi thường xuyên các chủ nuôi cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng mèo chảy nước dãi và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. -
Bệnh viêm tai ở mèo: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa
Bệnh viêm tai ở mèo nguyên nhân do đâu? Triệu chứng của bệnh viêm tai sẽ có biểu hiện như thế nào, cách điều trị và phòng ngừa bệnh viêm tai ở mèo ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây. -
Bệnh đau mắt ở mèo: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng tránh và điều trị
Bệnh đau mắt ở mèo có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng này. Khi bị đau mắt mèo thường xuyên chảy nước mắt, đổ ghèn, đau mắt, ngứa mắt,… Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách mắt mèo sẽ bị ảnh hưởng, khả năng nhìn của mèo sẽ gặp trở ngại. -
Mèo bị trúng gió: Triệu chứng, cách xử lý khi mèo bị trúng gió
Mèo bị trúng gió do đi ngoài trời mùa đông giá lạnh, nhiệt độ xuống thấp hay do nằm ngủ dưới nền nhà lạnh, nằm nơi gió lùa,…Khi bị trúng gió thân nhiệt của mèo bị giảm mạnh khiến mèo bị sốc, suy sụp do trụy tim mạch, có nguy cơ đột quỵ. -
Các vấn đề về bệnh tiết niệu ở mèo, Hội chứng Pandora
Bệnh đường tiết niệu dưới là một trong những vấn đề phổ biến nhất ở mèo thường gặp phải. Nguyên nhân nào gây bệnh tiết niệu ở mèo và cách điều trị hiệu quả nhất. -
Cách kéo dài tuổi thọ cho mèo
Thực hiện một vài bước đơn giản có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ của mèo để có thể tiếp tục chiều chuộng chúng trong nhiều năm tới. -
Cách tính tuổi của mèo theo năm của con người
Xưa nay, người ta thường nghĩ mỗi năm tuổi thọ của con mèo tương đương với bảy năm tuổi thọ của con người, nhưng thực tế tuổi của mèo phải nhanh hơn thế. -
Mèo bị cảm lạnh: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng tránh và điều trị
Cảm lạnh ở mèo được gọi là một loại bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên (URI) do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Khi thời tiết giao mùa, thời tiết đột ngột thay đổi mèo dễ mắc phải một số bệnh thường thấy như: cảm lạnh, cảm cúm, trúng gió. -
Các giai đoạn phát triển của mèo, cách tính tuổi của mèo
Tìm hiểu về các giai đoạn phát triển từ một con mèo thành con mèo trưởng thành và lão hóa. Các tính tuổi của chúng theo năm con người. -
Bệnh gan nhiễm mỡ ở mèo: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị
Bệnh gan nhiễm mỡ, đôi khi được gọi là Hội chứng gan nhiễm mỡ (FLS), là sự tích tụ chất béo (lipid) trong mô gan. Những nguyên nhân nào gây ra bệnh gan nhiễm mỡ ở mèo, điều trị gan nhiễm mỡ ở mèo.