Đang bình yên, núi lửa tại Indonesia bỗng phun trào dữ dội
Hôm nay, ngọn núi lửa Sinabung trên đảo Sumatra, Indonesia sau lần ‘hoành hành’ cuối cùng vào tháng 2/2014 bỗng phun trào dữ dội khiến hàng ngàn người dân sống gần đó lập tức phải sơ tán khẩn cấp.
Được biết ngọn núi này đã ngủ yên suốt hơn 400 năm, nó bắt đầu ‘thức giấc’ vào năm 2010 và phun trào lần cuối vào tháng 2 năm ngoái. Được biết trong vụ phun trào lớn của năm ngoái, đã có ít nhất 14 người thiệt mạng.
Mới đây nhất, hôm 15/6, đã có ít nhất 28 dòng nham thạch đổ xuống núi với tốc độ cao, và giới chức địa phương của nước này cũng đã tăng mức cảnh báo nguy hiểm về núi lửa Sinabung lên mức cao nhất từ hồi đầu tháng.
Các nhà khoa học lo ngại núi lửa Sinabung có thể gây ra nhiều nguy hiểm hơn trong những tuần tới. Ông Gede Suantika, một chuyên gia về núi lửa của chính quyền Indonesia, cho biết có nhiều dấu hiệu cho thấy một vòm dung nham đang hình thành trên núi Sinabung. Vòm dung nham là sự tích tụ magma gần miệng núi lửa, chúng đổ vỡ và chảy xuống núi với tốc độ cao.
Sự biến đổi khí hậu đã gây ra vô cùng nhiều thảm họa thiên nhiên trên khắp thế giới hậu quả làm thiệt hại nặng nề cả về người và của. Vụ một núi lửa lớn tại Indonesia bất ngờ phun trào vào lần này cũng một lần nữa tiếp tục cảnh báo con người chúng ta bớt tàn phá thiên nhiên hơn để góp phần giảm tải biến đổi khí hậu.
Skcs.vn (theo NLĐ)
Các tin khác
-
Bảng Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU theo luật lao động mới từ 2025
Từ 7/1 năm 2025, người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ có độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam và lao động nữ sẽ như thế nào theo luật lao động mới áp dụng. -
Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường
Với tốc độ phát triển chung trên thế giới hiện nay, nhu cầu về năng lượng là rất lớn, rất quan trọng. Nhưng việc khai thác, sử dụng và biến đổi năng lượng cũng là một yêu tố tác động xấu đến môi trường. -
Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10
Sau khi bàn bạc thống nhất các phương án, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT về quy định tạm thời triển khai các đường bay nội địa chở hành khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 hạn chế lây lan. -
Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm
Từ ngày 28/9, UBND Hà Nội cho phép người dân thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người. Trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về) và cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm cũng được mở cửa. -
Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội
Từ ngày 6/9 tại Hà Nội, có 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường tại "vùng đỏ", là nơi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. -
Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM
Những người lao động có hoàn cản khó khăn cần hỗ trợ về các nhu yếu phẩm thiết yếu có thể liên hệ tới các số điện thoại các Trung tâm an sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh -
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào? -
Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Ô nhiễm môi trường vào ngày 29/2/2020, tập trung vào những viên nhựa của bộ đồ chơi LEGO trôi dạt vào bờ biển phía Tây Nam nước Anh. -
Quản lý và xử lý chất thải rắn
Xử lý rác thải phổ biến ở Việt Nam hiện nay có một số mô hình: đốt rác phát điện, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân vi sinh, chôn lấp, điện khí hóa và đốt rác thông thường.