Cực kỳ nguy hiểm khi sân bay Tân Sơn Nhất liên tục bị nhiễu sóng không lưu
Nếu những ai đi chuyến bay sáng nay tại sân bay Tân Sơn Nhất chắc hẳn sẽ cảm nhận được sự nguy hiểm khi sân bay Tân Sơn Nhất gián đoạn vì đài không lưu bị nhiễu sóng trong thời gian từ 7h47 đến 8h05 sáng 16/6.
Trong thời gian trên, đài kiểm soát không lưu Tân Sơn Nhất bị nhiễu sóng điều hành trên tất cả các kênh do bị một nguồn sóng lạ đè. Sự cố này đã khiến việc điều hành bay của đài kiểm soát không lưu bị gián đoạn.
Trong thời gian bị nhiễu sóng, trên vùng bay Tây Sơn Nhất có 6 máy bay đường dài đang đến và 3 chuyến chuẩn bị hạ cánh. Trước tình hình trên, đài kiểm soát không lưu đã yêu cầu các máy bay này tiến hành bay chờ, trong đó có một chuyến bay phải chuyển hướng hạ cánh.
Do nhiễu sóng không lưu nên các chuyến bay đến sân bay TSN phải bay chờ hoặc chuyển hướng hạ cánh nếu hết nhiên liệu
Một lãnh đạo cơ quan quản lý bay cho biết "Chúng tôi đã liên lạc Cục quản lý tần số vô tuyến điện để điều tra tìm tần số sóng từ đâu. Đánh giá ban đầu, đây là nguồn sóng tương đối mạnh, phủ sóng trên các tần số điều hành của đài kiểm soát".
Sự cố khiến chuyến bay BL591 của hãng Jetstar Pacific từ Đà Nẵng đi TP HCM dự kiến hạ cánh lúc 8h30 tại sân bay Tân Sơn Nhất song phải bay chuyển hướng xuống sân bay Buôn Ma Thuột. Sau đó máy bay đã cất cánh trở lại lúc 9h10 và hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất lúc 10h5. Sự việc này cũng ảnh hưởng chậm chuyến dây chuyền với hãng Jetstar trong ngày.
Theo đại diện Jetstar, khi có sự cố không lưu, các máy bay ở sân bay phải tạm ngừng cất cánh, những máy bay chuẩn bị hạ cánh phải bay vòng chờ hoặc hạ cánh xuống sân bay dự phòng khác tùy thuộc lượng nhiên liệu và quyết định của phi công.
Trước đó, tháng 11/2014, Đài kiểm soát không lưu Tân Sơn Nhất cũng từng bị mất điện do cháy nguồn hệ thống UPS làm gián đoạn điều hành bay, ảnh hưởng đến hàng chục chuyến bay.
Như vậy, chỉ trong vòng 6 tháng đã xảy ra 2 sự cố liên quan đến kiểm soát không lưu. Đây là một vấn đề cực kỳ hệ trọng liên quan đến tính mạng của hàng nghìn con người trên các chuyến bay. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần có biện pháp giải quyết dứt điểm tình trạng trên, tạo an toàn cho khách hàng trong nước và cả các du khách nước ngoài.
Hải Yến
Các tin khác
-
Bảng Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU theo luật lao động mới từ 2025
Từ 7/1 năm 2025, người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ có độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam và lao động nữ sẽ như thế nào theo luật lao động mới áp dụng. -
Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường
Với tốc độ phát triển chung trên thế giới hiện nay, nhu cầu về năng lượng là rất lớn, rất quan trọng. Nhưng việc khai thác, sử dụng và biến đổi năng lượng cũng là một yêu tố tác động xấu đến môi trường. -
Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10
Sau khi bàn bạc thống nhất các phương án, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT về quy định tạm thời triển khai các đường bay nội địa chở hành khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 hạn chế lây lan. -
Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm
Từ ngày 28/9, UBND Hà Nội cho phép người dân thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người. Trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về) và cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm cũng được mở cửa. -
Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội
Từ ngày 6/9 tại Hà Nội, có 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường tại "vùng đỏ", là nơi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. -
Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM
Những người lao động có hoàn cản khó khăn cần hỗ trợ về các nhu yếu phẩm thiết yếu có thể liên hệ tới các số điện thoại các Trung tâm an sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh -
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào? -
Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Ô nhiễm môi trường vào ngày 29/2/2020, tập trung vào những viên nhựa của bộ đồ chơi LEGO trôi dạt vào bờ biển phía Tây Nam nước Anh. -
Quản lý và xử lý chất thải rắn
Xử lý rác thải phổ biến ở Việt Nam hiện nay có một số mô hình: đốt rác phát điện, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân vi sinh, chôn lấp, điện khí hóa và đốt rác thông thường.