Công ty Dược phẩm Tâm Bình sai phạm trong quảng cáo
Vì mục tiêu lợi nhuận nhiều doanh nghiệp đang bất chấp pháp luật, trắng trợn vi phạm quy định về quảng cáo thực phẩm chức năng (TPCN)
Dư luận thời gian qua không khỏi bức xúc trước việc một số doanh nghiệp dùng chiêu trò quảng cáo quá lời, quảng cáo ngoài nội dung giấy phép gây hiểu nhầm rằng TPCN có tác dụng như thuốc chữa bệnh. Từ đó dẫn đến xu hướng lạm dụng những sản phẩm này của không ít người dân, thậm chí nhiều bệnh nhân rơi vào cảnh đói nghèo “tiền mất tật mang”.
Trước tình trạng “bát nháo” trong kinh doanh TPCN hiện nay, các cơ quan quản lý nhà nước đã vào cuộc thanh tra, kiểm tra và xử phạt hàng loạt doanh nghiệp sai phạm. Tuy nhiên, được coi là mặt hàng kinh doanh siêu lợi nhuận vì giá bán không có mức trần và doanh nghiệp tự kê khai giá nên các doanh nghiệp làm ăn bất chính vẫn bất chấp, cố tình vi phạm quy định về quảng cáo.
Theo điều tra, công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Dược phẩm Tâm Bình (349 Kim Mã, quận Ba Đình, TP.Hà Nội) đang vi phạm hàng loạt các quy định về quảng cáo theo Thông tư 08 /2013/TT- BYT (Bộ Y tế) và Nghị định 181/2013/NĐ-CP (Chính phủ).
Cụ thể, trên website tambinh.vn của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Dược phẩm Tâm Bình (Dược Tâm Bình) đang rầm rộ quảng cáo và rao bán TPCN Viên Gout Tâm Bình với nội dung quảng cáo không có trong Giấy xác nhận nội dung quảng cáo của Cục ATTP cấp.
TPCN Viên Gout Tâm Bình ngang nhiên được quảng cáo trên website tambinh.vn
Theo Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số 159/2014/XNQC-ATTP đối với sản phẩm TPCN Viên Gout Tâm Bình, do Phó Cục trưởng Cục ATTP Nguyễn Thanh Phong ký (nay là Cục trưởng) hình thức quảng cáo duy nhất của sản phẩm là “Quảng cáo trên truyền hình”. Tuy nhiên, trên website tambinh.vn của công ty này lại đăng tải đầy đủ những thông tin, tác dụng, giá thành sản phẩm,… nhằm quảng bá tới người dùng.
Đặc biệt, nội dung quảng cáo cũng có sự khác biệt so với maket đã được Cục ATTP duyệt cấp phép. Cụ thể, trong Giấy xác nhận nội dung quảng cáo, TPCN Viên Gout Tâm Bình có tác dụng “Hỗ trợ điều trị bệnh Gout, giúp sảm sưng, giảm đau các khớp, giúp tăng cường chuyển hóa lợi tiểu; giúp đào thải giảm acid uric trong máu; giúp bồi bổ can thận, tăng cường hoạt động chức năng của gan thận, ngăn ngừa bệnh tái phát”.
Giấy phép là vậy, nhưng khi quảng cáo trên website, sản phẩm TPCN Viên Gout Tâm Bình lại “mọc” thêm nhiều tác dụng mới như: “Phòng ngừa bệnh gút”, “Phòng ngừa cơn gút cấp tính ở bệnh nhân mãn tính”. Không biết, những tác dụng “rất kêu” này, công ty Dược Tâm Bình lấy ở đâu ra?
Kịch bản quảng cáo TPCN Viên Gout Tâm Bình được Cục ATTP duyệt cấp.
Không chỉ sai phạm về quảng cáo trên website, nội dung quảng cáo sản phẩm trên truyền hình của công ty này cũng có hàng loạt những khác biệt “lạ” so với kịch bản truyền hình đã được Cục ATTP duyệt cấp.
Trong video được phát trên truyền hình, nội dung quảng cáo TPCN Viên Gout Tâm Bình xuất hiện thêm các lượt lời của nhân vật: “Trước đây tôi cũng bị bệnh gout, nay đỡ rồi. Nhờ Viên Gout Tâm Bình này đấy - Vậy tôi phải dùng ngay mới được” và “Chào ông, bệnh gout của ông thế nào rồi? - Tôi khỏi rồi, nhờ Viên Gout Tâm Bình đấy”. Dĩ nhiên, tất cả những đoạn đối thoại này đều không có trong nội dung kịch bản đã được cấp phép.
Ngoài ra, thay vì nói “Thực phẩm chức năng Viên Gout Tâm Bình – cho bệnh gout giảm đau” như kịch bản được duyêt, trong clip này hai nhân vật quảng cáo lại cầm sản phẩm, hướng về ống kính và nói: “Viên Gout Tâm Bình – cho bệnh gout mất hút”. Điều này đã làm nhiều người lầm tưởng vào công dụng của sản phẩm.
Hơn thế, trong toàn bộ clip quảng cáo này, đáng lẽ, lời đọc của nhân vật và phát thanh viên phải bao gồm đầy đủ cụm từ “Thực phẩm chức năng Viên Gout Tâm Bình”. Thế nhưng cụm “Thực phẩm chức năng” luôn bị lược bỏ chỉ còn lại “Viên Gout Tâm Bình”. Trắng trợn hơn, trong kịch bản quảng cáo yêu cầu phát thanh viên phải đọc khuyến cáo: “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” thì cơ sở lại chỉ cho dòng chữ màu trắng mờ chạy nhanh qua màn hình.
Bên cạnh đó, hiện đang xuất hiện một trang web “lạ” với tên miền chuabenhgout.net. Trên website này, hàng loạt những bài viết về bệnh Gout được đăng tải, thông qua đó giới thiệu TPCN Viên Gout là sự lựa chọn hàng đầu được các bác sỹ và bệnh nhân tin dùng. Các hình ảnh và đề mục về Viên Gout Tâm Bình cũng xuất hiện dày đặc trên website nhằm quảng bá cho sản phẩm này.
Trang web "lạ" với hàng loạt những hình ảnh, thông tin nhằm quảng cáo cho TPCN Viên Gout Tâm Bình.
Nghiêm trọng hơn, trang web này còn ngang nhiên đăng tải hình ảnh của Giáo sư - Tiến sĩ Dương Trọng Hiếu, được giới thiệu là Tiến sĩ đầu tiên của ngành Y học cổ truyền. Trong ảnh, có 02 hộp TPCN Viên Gout Tâm Bình được đặt ngay ngắn trước mặt vị bác sĩ này. Việc này đã vi phạm khoản 6 điều 3: “Sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của các đơn vị y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm” bị nghiêm cấm theo Thông tư hướng dẫn về quảng cáo thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
Việc cố tình vi phạm các quy định về quảng cáo TPCN của Dược phẩm Tâm Bình cũng như các doanh nghiệp làm ăn bất chính khác đã khiến gười dân, nhất là những người mắc bệnh mãn tính, hiểm nghèo bị “bao vây” trong ma trận thông tin. Rất nhiều trường hợp người dân, do cả tin vào quảng cáo láo của doanh nghiệp đã tiêu tốn không chỉ tiền bạc mà cả sức khỏe để rồi tiền mất mà tật vẫn mang. Mong các cơ quan quản lý nhà nước sớm thanh kiểm tra, xử lý vi phạm để có một thị trường kinh doanh hàng hóa lành mạnh.
Liên tiếp bị cơ quan chức năng “tuýt còi”
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên Công ty Tâm Bình có hàng loạt sai phạm trong quảng cáo như đã phân tích ở trên. “Tiểu sử” của công ty này đã từng hơn một lần bị các cơ quan quản lý xử phạt.
Ngày 27/3, Cục ATTP quyết định xử phạt vi phạm hành chính 40 triệu đồng đối với công ty Dược phẩm Tâm Bình do quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng Viên khớp Tâm Bình có nội dung gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.
Trước đó, ngày 12/9/2014, Thanh tra Bộ TT&TT đã ban hành Quyết định số 724/QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Dược phẩm Tâm Bình số tiền 25 triệu đồng do đã quảng cáo các sản phẩm thực phẩm chức năng: Viên khớp Tâm Bình, Viên Guot Tâm Bình, Đại Tràng Tâm Bình, Viên Tiêu hóa Tâm Bình trên trang web có địa chỉ http://tambinh.vn không đúng với nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
Skcs.vn (Theo Nguoiduatin)
Các tin khác
-
Bảng Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU theo luật lao động mới từ 2025
Từ 7/1 năm 2025, người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ có độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam và lao động nữ sẽ như thế nào theo luật lao động mới áp dụng. -
Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường
Với tốc độ phát triển chung trên thế giới hiện nay, nhu cầu về năng lượng là rất lớn, rất quan trọng. Nhưng việc khai thác, sử dụng và biến đổi năng lượng cũng là một yêu tố tác động xấu đến môi trường. -
Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10
Sau khi bàn bạc thống nhất các phương án, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT về quy định tạm thời triển khai các đường bay nội địa chở hành khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 hạn chế lây lan. -
Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm
Từ ngày 28/9, UBND Hà Nội cho phép người dân thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người. Trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về) và cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm cũng được mở cửa. -
Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội
Từ ngày 6/9 tại Hà Nội, có 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường tại "vùng đỏ", là nơi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. -
Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM
Những người lao động có hoàn cản khó khăn cần hỗ trợ về các nhu yếu phẩm thiết yếu có thể liên hệ tới các số điện thoại các Trung tâm an sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh -
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào? -
Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Ô nhiễm môi trường vào ngày 29/2/2020, tập trung vào những viên nhựa của bộ đồ chơi LEGO trôi dạt vào bờ biển phía Tây Nam nước Anh. -
Quản lý và xử lý chất thải rắn
Xử lý rác thải phổ biến ở Việt Nam hiện nay có một số mô hình: đốt rác phát điện, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân vi sinh, chôn lấp, điện khí hóa và đốt rác thông thường.