Công điện phòng chống lụt bão của Ủy ban Quốc gia
Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, giật cấp 11 - 12. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15 km.
Như vậy, khoảng sáng sớm ngày 9/12, bão sẽ đi vào khu vực phía Đông biển Đông. Đến 16h ngày 9/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,8 độ Vĩ Bắc; 118,0 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông biển Đông, cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 490km về phía Đông Đông Bắc, sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, giật
cấp 10 - 11.
Đường đi của bão Hagupit.
Do ảnh hưởng của bão kết hợp với không khí lạnh, từ tối nay (8/12) ở khu vực phía Đông biển Đông có gió mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8 - 9, giật cấp 10 – 11.
Để chủ động đối phó với bão, chiều tối nay (8/12), Ban Chỉ đạo PCLBTW – Ủy ban Quốc gia TKCN đã có công điện gửi Ban Chỉ huy PCLB&TKCN các tỉnh, thành phố ven biển từ Đà Nẵng đến Cà Mau và Kiên Giang; Ban Chỉ huy PCLB&TKCN các Bộ: Quốc phòng, Giao thông Vận tải, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngoại giao yêu cầu:
1. Tăng cường thông tin về diễn biến của bão cho chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm. Tìm mọi biện pháp thông báo, hướng dẫn và kiên quyết không để tàu thuyền hoạt động trong khu vực nguy hiểm. Vùng nguy hiểm do ảnh hưởng của bão trong 48 giờ tới được xác định là vùng biển từ vĩ tuyến 10 đến vĩ tuyến 17 (vùng nguy hiểm trên sẽ được thay đổi tùy theo diễn biến của bão);
2. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc nội dung Công điện số 34/CĐ-TW ngày 06/12/2014 của Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương;
3. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để ứng cứu khi có yêu cầu;
4. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan truyền thông, báo chí tiếp tục tăng cường thông tin về diễn biến của bão để người dân biết, chủ động phòng tránh;
5. Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo PCLBTW – Ủy ban Quốc gia TKCN.
(Theo VTV)
Các tin khác
-
Bảng Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU theo luật lao động mới từ 2025
Từ 7/1 năm 2025, người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ có độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam và lao động nữ sẽ như thế nào theo luật lao động mới áp dụng. -
Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường
Với tốc độ phát triển chung trên thế giới hiện nay, nhu cầu về năng lượng là rất lớn, rất quan trọng. Nhưng việc khai thác, sử dụng và biến đổi năng lượng cũng là một yêu tố tác động xấu đến môi trường. -
Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10
Sau khi bàn bạc thống nhất các phương án, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT về quy định tạm thời triển khai các đường bay nội địa chở hành khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 hạn chế lây lan. -
Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm
Từ ngày 28/9, UBND Hà Nội cho phép người dân thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người. Trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về) và cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm cũng được mở cửa. -
Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội
Từ ngày 6/9 tại Hà Nội, có 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường tại "vùng đỏ", là nơi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. -
Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM
Những người lao động có hoàn cản khó khăn cần hỗ trợ về các nhu yếu phẩm thiết yếu có thể liên hệ tới các số điện thoại các Trung tâm an sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh -
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào? -
Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Ô nhiễm môi trường vào ngày 29/2/2020, tập trung vào những viên nhựa của bộ đồ chơi LEGO trôi dạt vào bờ biển phía Tây Nam nước Anh. -
Quản lý và xử lý chất thải rắn
Xử lý rác thải phổ biến ở Việt Nam hiện nay có một số mô hình: đốt rác phát điện, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân vi sinh, chôn lấp, điện khí hóa và đốt rác thông thường.