Có nên bóc da môi khi môi khô, bong tróc?

12/27/2024 1:20:00 PM
Mùa đông khiến môi trở nên khô, bong tróc nên nhiều người có thói quen bóc da trên môi. Vậy bóc da môi nhiều có ảnh hưởng đến môi không, làm thế nào để ngăn ngừa môi khô?

 

Mùa đông khiến môi trở nên khô, bong tróc nên nhiều người có thói quen bóc da trên môi. Vậy bóc da môi nhiều có ảnh hưởng đến môi không, làm thế nào để ngăn ngừa môi khô?

Mùa đông thời tiết hanh khô, nhiệt độ xuống thấp khiến da môi thiếu lớp bảo vệ tự nhiên nên lớp ẩm trên môi bị mất đi gây tình trạng bong tróc, nứt nẻ. Nhiều người có thói quen uống ít nước, không sử dụng son dưỡng môi, liếm môi, hay dùng các loại son môi chứa nhiều hóa chất làm tình trạng môi bong tróc trở nên nghiêm trọng hơn. Khi môi bị khô, bong tróc nhiều người có thói quen boc da môi, nhưng thói quen xấu này không chỉ gây đau rát mà còn khiến môi gặp phải các vấn đề khác như:

+ Da môi trở nên khô hơn, dễ nứt nẻ, bong tróc nghiêm trọng hơn, dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập

+ Lột gỡ và bóc da môi có thể khiến môi dễ bị trầy xước và chảy máu môi.

+ Bóc da môi có thể tạo ra những vết thương hở nhỏ và rướm máu xung quanh bề mặt môi, tăng nguy cơ nhiễm trùng môi, đau rát trong quá trình ăn uống.

+ Thường xuyên lột gỡ và bóc vảy da môi có thể khiến môi liên tục chịu tổn thương từ đó ảnh hưởng đến sắc tố môi và tiềm ẩn nguy cơ thâm môi theo thời gian.

+ Tổn thương lớp da bảo vệ môi do lớp da môi khá mỏng yếu, nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương

Bí quyết khắc phục môi khô, bong tróc

Tẩy tế bào chết môi

Tẩy tế bào chết môi sẽ có tác dụng loại bỏ lớp tế bào chết già cỗi tích tụ lâu ngày trên bề mặt da môi.

Nên tiến hành tẩy tế bào chết môi định kỳ 2 lần/ tuần sẽ giúp loại bỏ lớp da chết môi một cách an toàn và tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất từ son dưỡng. Có thể dùng các nguyên liệu từ thiên nhiên để tẩy tế bào chết trên môi như bột yến mạch, nước cốt chanh, cà chua, dưa leo, mật ong…

Làm sạch môi

Môi khô, bong tróc có thể do việc tẩy trang, làm sạch loại bỏ son môi, kem nền trên môi chưa đúng cách. Do đó bước làm sạch môi sẽ giúp giúp loại bỏ lớp son lì bám dính trên môi. Chúng ta có thể dùng nước tẩy trang chuyên dụng để loại bỏ triệt để các tạp chất từ son bám trên môi.

Loại bỏ các thói quen xấu

Hãy loại bỏ các thói quen xấu gây tình trạng khô môi như liếm môi hoặc dùng tay bóc da môi sẽ giúp cho hạn chế tác động lên bề mặt môi.

Uống nhiều nước lọc

Uống đầy đủ 1,5-2 lít nước lọc/ ngày giúp bổ sung nước và ngăn ngừa nguy cơ môi khô ráp, nứt nẻ, duy trì độ ẩm cho các tế bào da, trong đó bao gồm cả tế bào da môi.

Tăng cường rau xanh, trái cây

Tăng cường rau xanh, trái cây giúp ngăn ngừa nguy cơ khô môi, môi bong tróc, nứt nẻ. Các loại thực phẩm này không chỉ chứa nhiều nước, vitamin A, vitamin C, vitamin E cùng các vitamin cần thiết khác nên có tác dụng duy trì độ ẩm cho môi, từ đó hỗ trợ quá trình tăng sinh collagen, giúp môi sáng màu hơn, hạn chế tình trạng môi thâm.

Thoa son dưỡng cấp ẩm môi

Thoa son dưỡng cấp ẩm môi giúp cung cấp độ ẩm cho môi giúp mềm môi và khắc phục trình trạng môi khô, nứt nẻ. Nên ưu tiên các loại son dưỡng chứa thành phần thiên nhiên như sáp ong, vitamin E, bơ hạt mỡ,.. giúp dưỡng ẩm môi, làm mềm môi hiệu quả.

Đắp mặt nạ

Thoa mặt nạ môi trước khi ngủ giúp cấp ẩm chuyên sâu cho môi, làm mềm môi khô nứt, làm dịu các vết nứt nẻ trên môi, kích thích quá trình tái tạo tế bào môi mới và giảm thâm môi hiệu quả.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác