Chuyện tình của người phụ nữ phi thường Myanmar Suu Kyi
Bà Suu Kyi bên cạnh chồng, ông Michael Aris, và con trai
Đằng sau sự thành công trên con đường chính trị của bà Aung San Suu Kyi chính là sự hy sinh, chịu đựng xa cách với người chồng ở Anh.
Là con gái tướng Aung San vĩ đại, người đã bị ám sát khi bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo đảng đối lập Liên minh Quốc gia vì dân chủ Myanmar (NLD) đang chiến thắng áp đảo tại cuộc bầu cử nước này, mới chỉ hai tuổi, bà Suu được nuôi dạy với một ý chí mạnh mẽ về di sản chưa hoàn thành của cha.
Năm 1964, bà được mẹ gửi đi học Chính trị, Triết học và Kinh tế tại trường Đại học Oxford (Anh), nơi bà được người giám hộ Lord Gore-Booth giới thiệu với ông Michael Aris, người sau này trở thành chồng bà. Ông Michael học ngành lịch sử ở Durham nhưng lại có niềm đam mê với Bhutan. Ông thấy bà Suu giống như hiện thân cho tình yêu mà ông dành cho người phương Đông. Tuy nhiên, khi nhận lời cầu hôn của ông Michael, bà Suu đã giao ước rằng nếu đất nước cần bà, bà sẽ trở về. Và ông Michael đồng ý.
Trong 16 năm tiếp theo, bà Suu Kyi chế ngự sức mạnh phi thường của mình và trở thành một người phụ nữ nội trợ hoàn hảo. Khi hai con trai của họ, Alexander và Kim, chào đời, bà lại chuyên tâm vào việc nhà và chăm sóc các con. Thậm chí bà còn khiến những người bạn nữ bực bội khi khăng khăng đòi ủi tất cho chồng và tự mình lau dọn nhà cửa.
Một đêm yên tĩnh năm 1988, khi vợ chồng bà Suu đang ngồi đọc sách ở Oxford, họ nhận được cú điện thoại thông báo mẹ bà Suu bị đột quỵ. Bà bèn bắt chuyến bay trở về Rangoon với dự định ban đầu là ở lại vài tuần, nhưng thành phố lúc này trong tình trạng hỗn loạn. Một loạt các cuộc đối đầu bạo lực với quân đội đã đưa Myanmar đến chỗ bế tắc.
Lúc đến bệnh viện Rangoon để chăm mẹ, bà thấy các khu bệnh đầy sinh viên bị thương nằm chờ chết. Kể từ khi các cuộc họp công cộng bị cấm, bệnh viện trở thành nơi diễn ra của những cuộc cách mạng không có người dẫn đầu. Thông tin con gái vị tướng anh hùng đã trở về lúc đó lan nhanh như một trận cháy rừng.
Khi một đoàn học giả đề nghị bà Suu lên lãnh đạo phong trào dân chủ, bà đồng ý và nghĩ rằng một khi cuộc bầu cử được diễn ra, bà sẽ được tự do để quay trở lại Oxford. Chỉ hai tháng trước, bà là một người phụ nữ nội trợ toàn tâm cho gia đình, nhưng bây giờ lại dẫn đầu một cuộc nổi dậy của quần chúng chống lại chế độ độc tài.
Trong khi đó ở Anh, ông Michael chỉ biết lo lắng dõi theo tin tức của vợ khi bà Suu đi khắp nơi vận động cho dân chủ. Bà ngày càng trở nên nổi tiếng, nhưng lực lượng quân đội lại quấy rối từng bước đi của bà đồng thời bắt và tra tấn nhiều thành viên trong đảng bà cầm quyền. Ông Michael sợ vợ cũng sẽ bị ám sát giống cha. Năm 1989, khi bà Suu bị quản thúc tại nhà, an ủi duy nhất của ông là việc ấy ít nhất giúp ông yên tâm bởi tính mạng của bà không bị đe dọa.
Chuyện tình cảm động của nữ lãnh đạo Myanmar Suu Kyi
Bà Suu Kyi trong một bài phát biểu hôm 8/11.
Lúc bấy giờ ông Michael đáp lại tất cả những năm tháng bà Suu đã dành cho ông với một lòng vị tha đáng quý. Ông bắt tay vào một chiến dịch cao cấp để thiết lập bà như là một biểu tượng quốc tế để quân đội không dám hãm hại. Tuy nhiên, ông cẩn thận giữ công việc của mình kín đáo, bởi vì một khi bà nổi lên như là lãnh đạo của một phong trào dân chủ mới, quân đội sẽ lợi dụng việc bà đã kết hôn với người nước ngoài làm cơ sở cho một loạt các bài viết để xuyên tạc bà trên báo chí Myanmar.
5 năm sau đó, khi các con của họ đã trở thành những chàng trai, bà Suu vẫn đang bị quản thúc tại nhà và phải sống cô lập. Bà tập thiền, đọc sách về Phật giáo và nghiên cứu những bài viết của Mandela và Gandhi. Suốt thời gian đó, ông Michael chỉ được vào thăm vợ hai lần. Tuy nhiên, đây là một loại tù đặc biệt, vì bất cứ lúc nào bà Suu cũng có thể yêu cầu được đưa tới sân bay và bay về với gia đình.
Nhưng cả bà Suu và chồng đều không muốn làm vậy. Tuy trên thực tế dù ông Michael đau đớn vì nhớ vợ và tiếp tục gây sức ép chính trị đằng sau hậu trường, ông đã hiểu bà là một phần của lịch sử đang hình thành của đất nước Myanmar. Ông giữ nguyên trang sách mà bà Suu đọc khi nhận được cuộc gọi trở về quê hương. Ông trang trí các bức tường trong nhà bằng những chứng chỉ giải thưởng của vợ, trong đó có giải Nobel Hòa bình năm 1991. Trên giường ngủ, ông treo một bức ảnh lớn của vợ.
Trong suốt khoảng thời gian dài không liên lạc được với nhau, ông Michael lo lắng bà Suu có thể chết. Chỉ khi nghe được báo cáo từ người dân đi ngang qua nhà bà còn nghe thấy tiếng đàn piano do bà chơi vẳng ra ông mới yên tâm. Nhưng khi độ ẩm của Đông Nam Á cuối cùng cũng làm hư cây đàn, ông cũng mất đi cả sự bảo đảm mong manh đó.
Đến năm 1995, ông Michael bất ngờ nhận được cuộc gọi của bà Suu từ Đại sứ quán Anh. Một lần nữa bà lại được thả tự do. Lúc này ông Michael và các con được cấp visa để bay tới Myanmar. Khi bà Suu nhìn thấy Kim, đứa con trai út, bà đã rất kinh ngạc khi thấy cậu bé đã trở thành một chàng trai trẻ. Bà thừa nhận có thể sẽ không nhận ra con nếu gặp Kim trên đường. Nhưng bà Suu đã trở thành một chính trị gia có tầm cỡ, những năm tháng bị giam trong cô lập đã hun đúc cho bà một quyết tâm sắt đá, và bà đã quyết định ở lại đất nước của mình để đấu tranh, ngay cả khi cái giá phải trả là phải xa chồng con thêm thời gian nữa.
Cuộc gặp đó cũng là lần cuối cùng vợ chồng bà Suu nhìn thấy nhau. Ba năm sau, ông Michael biết tin mình đang bị ung thư giai đoạn cuối. Ông gọi cho bà để báo tin xấu và ngay lập tức xin visa đến Myanmar để được nói lời từ biệt bà. Hồ sơ xin visa của ông bị từ chối, ông tiếp tục xin thêm 30 lần nữa, trong khi sức khỏe thì xuống cấp nhanh chóng. Một số nhân vật nổi tiếng, bao gồm Giáo hoàng và Tổng thống Mỹ Bill Clinton, cũng viết thư khiếu nại chính quyền độc tài nhưng đều vô ích. Cuối cùng, một quan chức quân đội tới gặp bà Suu và nói rằng bà có thể nói với từ biệt chồng, nhưng sẽ phải bay về Anh.
Sự lựa chọn âm thầm ám ảnh bà suốt 10 năm xa cách chồng con lúc này trở thành một tối hậu thư rõ ràng: bà phải chọn giữa gia đình và tổ quốc. Bà vô cùng đau đớn. Nếu đồng ý rời khỏi Myanmar, cả hai đều biết điều đó có nghĩa là lưu vong lâu dài, là tất cả những gì họ đã cùng nhau chiến đấu vì dân chủ tự do sẽ chẳng còn ý nghĩa gì. Bà Suu gọi cho Michael từ Đại sứ quán Anh hỏi ý kiến ông, và ông kiên quyết nói với bà đừng bao giờ nghĩ đến việc đó.
Nhà báo Fergal Keane, người từng được gặp bà Suu vài lần, miêu tả bà là một phụ nữ sắt đá. Keane cho biết khi nhận ra mình sẽ không thể gặp lại chồng nữa, bà mặc một chiếc váy màu ông yêu thích, cài một bông hồng lên mái tóc, đến Đại sứ quán Anh để quay một video nói lời chia tay chồng. Trong video, bà nói tình yêu mà ông dành cho bà chính là điểm tựa, là sức mạnh cho bà bao nhiêu năm qua. Đoạn phim được chuyển lậu ra khỏi Myanmar, nhưng khi đến được nước Anh thì ông Michael đã mất được hai ngày.
Suốt nhiều năm trôi qua, khi hồ sơ nhân quyền của Myanmar bị xấu đi, dường như sự hy sinh to lớn của gia đình ông Michael Aris trở nên vô ích. Tuy nhiên, trong mấy tuần trở lại đây, chính quyền quân đội đã tuyên bố muốn thay đổi chính trị. Và 22 năm đấu tranh không ngơi nghỉ của bà đã tạo tiền đề cho sự thay đổi đó, giống hệt như Tổng thống Mandela từng làm cho đất nước Nam Phi.
Giống như họ vẫn luôn tin tưởng, giấc mơ dân chủ của bà Suu Kyi và ông Micheal có thể sắp trở thành hiện thực.
Suckhoecuocsong.com.vn ( Theo Hướng Dương/ Ngôi Sao)(Theo Telegraph)
Các tin khác
-
Rốn của người phụ nữ có đặc điểm gì dự báo vận mệnh cực tốt
Trong nhân tướng học, nhìn rốn phụ nữ biết dự đoán được mệnh Phượng Hoàng, cả đời chẳng khi nào nghèo túng. -
Thầy giáo Tây đứng đường xin tiền chỉ lấy đủ tiền trọ, trả nợ cũ, quyên lại 36,3 triệu đồng
Thầy giáo người nước ngoài có hành động ngoài tưởng tượng sau khi được một tài khoản cá nhân đăng tải lên Facebook, hình ảnh được chia sẻ rộng rãi lên nhiều diễn đàn, trang mạng xã hội. -
Vì sao người dân đổ xô mua giấy vệ sinh trong đợt dịch Covid-19
Dịch Covid-19 bùng phát mạnh trên thế giới khiến người dân đổ xô đi mua sắm đồ tích trữ như thực phẩm, nước uống, nước rửa tay thậm chí mua rất nhiều giấy vệ sinh khiến cho mặt hàng này cháy hàng ở nhiều nước. -
Đám cưới đặc biệt: Chàng trai 24 tuổi hạnh phúc kết hôn với cụ ông người Anh 75 tuổi
Một đám cưới vô cùng đặc biệt vừa diễn ra vào ngày 16/2 giữa một chàng trai trẻ người Đài Loan kết hôn với một cụ ông người Anh 75 tuổi. Đám cưới không chỉ đặc biệt là hôn lễ đồng tính mà còn được nhiều người chú ý về tuổi tác của hai chú rể. -
Những viên kim cương nổi tiếng thế giới
Kim cương là một loại đá quý cao cấp nhất trong các loại đá quí. Người sở hữu những viên kim cương quý hiếm là những quí bà sang trọng. Những viên kim cương nổi tiếng thế giới được khai thác ở Châu Phi, Ấn độ… phần lớn được các thần dân dâng lên các Vua chúa, Hoàng đế. -
10 thảm họa môi trường đe dọa con người và trái đất
Hơn bao giờ hết, thế giới đang đứng trước nguy cơ 10 thảm họa đe dọa con người và trái đất và nếu không có sự phồi hợp của toàn cầu để giải quyết thi nguy cơ tuyệt chủng không phải là một tương lai quá xa xôi. -
Niềm hạnh phúc bất ngờ dành cho cậu bé sau khi đỗ xe mỗi ngày tại cùng một cột đèn
Món quà bất ngờ từ một người lạ mặt dành cho cậu bé 4 tuổi để đảm bảo rằng cậu luôn có chỗ đậu xe yêu thích của mình đã khiến cậu vô cùng hạnh phúc. -
Những bức tượng độc đáo chỉ có thể ở Trung Quốc
Khi đặt chân đến Trung Quốc đất nước tỷ dân chúng ta sẽ vô cùng bất ngờ khi được chiêm ngưỡng những bức tượng có một không hai trên thế giới. -
Ấn tượng tiệm trà Momi 'gửi đến bạn của tương lai' ở Trung Quốc
Nhiều lúc trong cuộc sống bạn tự hỏi rằng tương lai của mình ra sao, cuộc sống những năm tiếp theo như nào. Nếu như bạn muốn nhắn nhủ điều gì đó đến mình của nhiều năm sau bạn có thể đến với tiệm trà Momi ở Trung Quốc -
Thị trấn kỳ lạ nơi không có người chết, người thất nghiệp
Thị trấn Longyearbyen tại Pháp được mệnh nhanh là thị trấn kỳ lạ nhất bởi những việc chết độ ngột được coi là hành vi bất hợp pháp, đối với những người ốm nặng có thể qua đời ở thì sẽ được đưa tới nơi khác. Nơi đây cũng là nơi có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới.