Chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Việt Nam
Vào lúc 11h53 hôm nay 5/11, máy bay chở phái đoàn do Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình dẫn đầu, đã hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, Hà Nội. Như vậy đây là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Việt Nam của ông Tập Cận Bình kể từ khi nhậm chức Chủ tịch Trung Quốc năm 2012, và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên sau 9 năm của lãnh đạo cấp cao nhất nhà nước Trung Quốc…
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc và trong tổng thể quan hệ đối ngoại của Việt Nam.
Với chuyến thăm này, Việt Nam tiếp tục khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; nhất quán coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ tốt đẹp, thực chất với Trung Quốc trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng cùng có lợi; duy trì hoạt động trao đổi đoàn cấp cao giữa hai Đảng, hai Nhà nước; bảo vệ lợi ích chính đáng của Việt Nam ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, kiểm soát tốt bất đồng, cùng duy trì xu thế hòa bình, ổn định trên Biển Đông, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Chuyên cơ của ông Tập Cận Bình đáp xuống sân bay Nội Bài
Có mặt tại sân bay đón tiếp ông Tập Cận Bình và phu nhân gồm có Uỷ viên Bộ Chính trị - Trưởng ban tuyên giáo Trung Ương Đinh Thế Huynh; Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và ông Hoàng Bình Quân - Trưởng ban đối ngoại Trung Ương Đảng. Sau lễ đón chính thức tại Phủ Chủ tịch, ông Tập Cận Bình dự kiến sẽ tới hội đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại trụ sở Trung ương Đảng.
Trong khuôn khổ chuyến thăm 2 ngày, Chủ tịch Trung Quốc dự kiến sẽ hội kiến với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Theo lịch trình dự kiến, ông Tập Cận Bình sẽ phát biểu trước Quốc hội Việt Nam vào sáng ngày 6/11.
Thành viên chính thức Đoàn Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình; bà Bành Lệ Viện, Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ban nghiên cứu Chính sách Trung ương Vương Hộ Ninh; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh văn phòng Trung ương Đảng Lật Chiến Thư; Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Chính hiệp, Trưởng ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Vương Gia Thụy; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Phát triển và Cải cách Nhà nước Từ Thiệu Sử; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thương mại Cao Hổ Thành; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Tiểu tổ lãnh đạo công tác tài chính và kinh tế Trung ương Lưu Hạc; Ủy viên Dự khuyết Trung ương, Phó Chánh văn phòng thường trực Văn phòng Trung ương, Chủ nhiệm văn phòng Tổng Bí thư Đinh Tiết Tường; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Tôn Kiến Quốc; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam Hồng Tiểu Dũng; Phó Trưởng Ban Liên lạc và Đối ngoại Trung ương Lưu Hồng Tài; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lưu Chấn Dân và Thứ trưởng Bộ Công an Lý Vĩ.
Tiểu sử Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sinh tháng 6/1953 tại huyện Phú Bình, tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc), vào Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 1/1974.
Từ tháng 1/2014 đến nay, ông Tập Cận Bình là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch Ủy ban Quân sự nhà nước, Chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia.
Ngoài các chức vụ chính thức kể trên, ông Tập Cận Bình còn giữ chức vụ tổ trưởng của sáu tiểu tổ (tương đương Ban Chỉ đạo Trung ương) gồm: Tiểu tổ lãnh đạo đi sâu cải cách toàn diện trung ương, Tiểu tổ lãnh đạo đi sâu cải cách quân đội và quốc phòng; Tiểu tổ lãnh đạo công tác tài chính kinh tế trung ương; Tiểu tổ lãnh đạo an ninh mạng và tin học hóa trung ương; Tiểu tổ lãnh đạo công tác đối ngoại trung ương; Tiểu tổ lãnh đạo công tác Đài Loan.
Tổng hợp
Các tin khác
-
Bảng Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU theo luật lao động mới từ 2025
Từ 7/1 năm 2025, người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ có độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam và lao động nữ sẽ như thế nào theo luật lao động mới áp dụng. -
Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường
Với tốc độ phát triển chung trên thế giới hiện nay, nhu cầu về năng lượng là rất lớn, rất quan trọng. Nhưng việc khai thác, sử dụng và biến đổi năng lượng cũng là một yêu tố tác động xấu đến môi trường. -
Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10
Sau khi bàn bạc thống nhất các phương án, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT về quy định tạm thời triển khai các đường bay nội địa chở hành khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 hạn chế lây lan. -
Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm
Từ ngày 28/9, UBND Hà Nội cho phép người dân thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người. Trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về) và cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm cũng được mở cửa. -
Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội
Từ ngày 6/9 tại Hà Nội, có 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường tại "vùng đỏ", là nơi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. -
Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM
Những người lao động có hoàn cản khó khăn cần hỗ trợ về các nhu yếu phẩm thiết yếu có thể liên hệ tới các số điện thoại các Trung tâm an sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh -
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào? -
Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Ô nhiễm môi trường vào ngày 29/2/2020, tập trung vào những viên nhựa của bộ đồ chơi LEGO trôi dạt vào bờ biển phía Tây Nam nước Anh. -
Quản lý và xử lý chất thải rắn
Xử lý rác thải phổ biến ở Việt Nam hiện nay có một số mô hình: đốt rác phát điện, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân vi sinh, chôn lấp, điện khí hóa và đốt rác thông thường.