Chuyện lạ: Cây mọc ra vàng

8/7/2016 3:56:05 PM
Chuyện tưởng đùa mà có thật, vừa qua các nhà khoa học đã phát hiện trên lá cây Bạch đàn (tên gọi khác là cây khuynh diệp) chứa vàng. Đặc biệt, cây bạch đàn xuất hiện rât nhiều trên khắp các tỉnh thành của dải đất hình chữ S....  

 

Chuyện tưởng đùa mà có thật, vừa qua các nhà khoa học đã phát hiện trên lá cây Bạch đàn (tên gọi khác là cây khuynh diệp) chứa vàng. Đặc biệt, cây bạch đàn xuất hiện rât nhiều trên khắp các tỉnh thành của dải đất hình chữ S....

Bạch đàn từ lâu vốn đã nổi tiếng vì có thể chiết suất tinh dầu khuynh điệp có công dụng làm đẹp. Tuy nhiên các nhà khoa ở Úc đã phát hiện ra một sự thật gây sốc của loài cây này, ngoài có giá trị làm đẹp trên lá, nó còn chứa vàng.

Theo các nhà nghiên cứu, sở dĩ bạch đàn có được khả năng đặc biệt này là nhờ bộ rễ cọc, có thể cắm sâu tới 40m để tìm nước khi sinh trưởng trong những khu vực khô hạn. Bộ rễ cọc đó hoạt động giống như một máy bơm nước vậy. Nếu chạm đến nguồn nước ngầm gần các mỏ vàng, nó sẽ hút được tinh thể vàng lên. Sau đó, vàng được vận chuyển qua thân cây tới lá cây, nơi tập trung lượng kim loại quý cao hơn ở thân, cành và đất bề mặt.

Các nhà nghiên cứu cho biết thêm: "Vàng có thể độc hại với cây cối nên bị dịch chuyển tới các đầu mút của cây như lá, hoặc tới các vùng đặc biệt bên trong tế bào để làm giảm các phản ứng sinh hóa độc hại".

Ngoài ra, các nhà khoa học còn cho rằng, bằng mắt thường, chúng ta khó nhìn thấy được các hạt kim loại quý trong lá cây bạch đàn vì chúng quá nhỏ. Tuy nhiên, nếu sử dụng tia Rơn ghen sẽ dễ dàng khám phá ra sự tồn tại của chúng.

Được biết, đây là lần đầu tiên vàng được phát hiện ở trạng thái tích hợp tự nhiên trong sinh vật.  Trên thực tế, ý tưởng bạch đàn có thể hút được vàng đã nhen nhóm từ trước đó rất lâu nhưng phải sau một nghiên cứu năm 2013, các chuyên gia mới chính thức kết luận được điều này. Họ so sánh các lá cây bạch đàn mọc gần một mỏ vàng phía Tây Úc, với những cây mọc cách đó 800m. Đồng thời, họ cũng thử trồng bạch đàn trong đất có chứa tinh thể vàng. Kết quả không ngoài mong đợi, bên trong lá cây có chứa tinh thể vàng với kích cỡ khoảng 8 micromet. Và tin tuyệt vời nhất là ở Việt Nam cũng trồng rất nhiều bạch đàn.

Tuy nhiên, các nhà khoa học khuyến cáo người dân không nên đốn hạ những cây bạch đàn để tìm vàng, vì nếu trồng 500 cây bạch đàn trên một mỏ vàng, chúng ta chỉ tìm được vàng trên lá cây đủ để chế tạo một chiếc nhẫn cưới nhưng nó lại có ý nghĩa rất lớn đối với môi trường sống. Nguyên nhân do vàng luôn là một kim loại cực kỳ quý giá, trong khi các mỏ vàng hiện có thì ngày càng cạn kiệt, khiến nhu cầu tìm kiếm mỏ vàng mới nhanh chóng tăng lên. Và quá trình tìm kiếm mỏ vàng đòi hỏi tiêu tốn rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc, lại vô cùng có hại cho môi trường. Trong khi đó với bạch đàn, chúng ta sẽ sở hữu một phương pháp ít tốn kém, cho hiệu quả cao hơn hẳn so với bình thường, và đương nhiên những tổn hại đến môi trường sẽ bị giảm thiểu tối đa. Lợi ích của việc phát hiện này là có thể cung cấp cho các công ty khai khoáng một cách nhận biết không tốn kém và thân thiện với môi trường về nơi có thể khoan tìm kim loại quý.

Tổng hợp

Các tin khác