Chuyển đổi mạng giữ nguyên số mất phí là bao nhiêu
Quá trình triển khai chuyển mạng giữ nguyên số, Bộ TT&TT định hướng mức phí cho các nhà mạng; mức phí này bao gồm tất cả các khoản phí chuyển đổi và SIM mới, người dùng sẽ không phải quay lại nhà mạng chuyển đi để trả thêm phí chuyển đi.
Ngày 13/11, Bộ Thông tin & Truyền thông (Bộ TT&TT) đã tổ chức cuộc họp báo về kế hoạch cung cấp dịch vụ chuyển mạng viễn thông di động mặt đất giữ nguyên số (Mobile Number Portability - MNP). Đây là dịch vụ hỗ trợ thuê bao chuyển từ mạng di động này sang mạng di động khác mà vẫn dùng số điện thoại cũ, mang lại lợi ích to lớn.
Vậy mức phí chính thức của dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số là bao nhiêu? Đây là thông tin mà các thuê bao di động đang có nhu cầu chuyển mạng giữ nguyên số rất quan tâm bên cạnh các thông tin khác về cách thức, thủ tục, điều kiện chuyển mạng.
Về thời gian cụ thể, ngày 16/11/2018 tới 3 nhà mạng di động có lượng thuê bao lớn nhất là VinaPhone, Viettel và MobiFone sẽ chính thức triển khai cung cấp dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số cho khách hàng. Trong thời gian đầu, 3 nhà mạng sẽ cung cấp dịch vụ này cho các thuê bao trả sau.
Viettel, MobiFone cùng tuyên bố cước chuyển mạng 60.000 VNĐ
Trước chủ trương được đưa ra từ phía Bộ TT&TT, bà Cao Thị Thu Huyền - Phó TGĐ Viettel Telecom cho biết, mức phí chuyển mạng trọn gói khi người dùng chuyển đến Viettel là 60.000 đồng.
Lãnh đạo nhà mạng này cũng cho biết, mức phí đưa ra tương đương phí thuê bao hòa mạng trả sau của Viettel. Điều này cũng có nghĩa người dùng gần như không phải mất chi phí gì thêm, Viettel sẽ không phân biệt thuê bao đăng ký mới và thuê bao chuyển mạng.
Chia sẻ về vấn đề này, theo đại diện MobiFone, khi chuyển đến nhà mạng này, người dùng sẽ phải trả mức phí 60.000 đồng, tương tự mức phí được đưa ra bởi Viettel.
Chậm hơn 2 nhà mạng trên một chút, đại diện VinaPhone cho biết, mức phí mà người dùng phải nộp khi chuyển đến VinaPhone sẽ được nhà mạng này công bố trước ngày 15/11/2018.
Sau 3 tháng các nhà mạng sẽ tiếp tục mở rộng cho các thuê bao trả trước. Trong khi đó Vietnamobile chính thức cung cấp dịch vụ từ ngày 1/1/2019. Từ nay tới thời điểm triển khai chính thức, Bộ TT&TT sẽ ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về lệ phí kho số, cước hoà mạng, quy trình cung cấp dịch vụ...
Hiện các nhà mạng đã xây dựng các quy trình, quy định cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng muốn sử dụng chuyển mạng. Ví dụ như ngoài việc hỗ trợ khách hàng đăng ký chuyển mạng tại các phòng giao dịch, nhà mạng sẽ triển khai các tính năng tự chăm sóc cho dịch vụ này (Selfcare MNP); khách hàng cũng có thể đăng ký chuyển mạng thông qua kênh web hoặc app di động.
Trong quá trình triển khai chuyển mạng giữ nguyên số, Bộ TT&TT định hướng mức phí cho các nhà mạng; mức phí này bao gồm tất cả các khoản phí chuyển đổi và SIM mới, người dùng sẽ không phải quay lại nhà mạng chuyển đi để trả thêm phí chuyển đi.
Phí chuyển mạng giữ số chính thức là bao nhiêu?
Trả lời trong cuộc họp báo về kế hoạch cung cấp dịch vụ chuyển mạng viễn thông di động mặt đất giữ nguyên số, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải cho biết, phí chuyển mạng giữ nguyên số là cước chuyển mạng, dịch vụ này được coi là dịch vụ cộng thêm, dịch vụ gia tăng nên mức cước chuyển mạng sẽ do các doanh nghiệp chủ động ban hành.
Dù vậy trong quá trình triển khai, Bộ TT&TT đã nhiều lần họp với các nhà mạng và mức cước mà Bộ TT&TT định hướng cho các nhà mạng tối đa là 60.000 đồng một lần chuyển. Mức cước này bao gồm tất cả các khoản phí chuyển đổi và SIM chuyển sang nhà mạng mới, người sử dụng không phải trả thêm bất kỳ một khoản tiền nào khác. Đây là định hướng của Bộ và các nhà mạng sẽ ban hành giá cước cụ thể.
Thứ trưởng Phạm Hồng Hải cũng cho biết thêm, để thực hiện chuyển mạng giữ nguyên số các doanh nghiệp phải đầu tư trang thiết bị, chi phí vận hành chuyển đổi, do đó cần thu phí chuyển mạng. Sau khi nghiên cứu giá cước các nước đã thực hiện chuyển mạng giữ nguyên số, Bộ TT&TT cho rằng mức phí tầm 3 USD phù hợp.
Về lâu dài, Thứ trưởng Phạm Hồng Hải còn cho rằng phí chuyển mạng sẽ về 0, người dùng không mất gì cả khi chuyển mạng, bởi vì nhà mạng nhận được thuê bao chuyển đến sẽ có lợi nên có thể bỏ ra chi phí để thực hiện chuyển mạng cho khách hàng.
Như vậy người dùng di động muốn chuyển từ mạng này đến mạng kia, chỉ cần đến mạng muốn chuyển đến làm các thủ tục theo hướng dẫn và thanh toán phí chuyển mạng cho doanh nghiệp chuyển đến. Đối với nhà mạng cũ, người dùng chỉ phải thanh toán cước nợ với doanh nghiệp chuyển đi.
Trong buổi họp báo trên, đại diện hai nhà mạng Viettel và MobiFone cũng cho biết, đã chốt phương án cước chuyển mạng trọn gói khi người dùng chuyển đến là 60.000 đồng, tương đương cước hòa mạng mới của một thuê bao mới. Người dùng sẽ không phải quay lại nhà mạng chuyển đi để trả thêm phí chuyển đi nữa.
Đại diện VinaPhone cho hay, nhà mạng này cũng áp dụng mức giá cước không nằm ngoài định hướng của Bộ TT&TT, tối đa không quá 60.000 đồng, bao gồm cả phí hòa mạng và SIM.
Giá dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số là bao nhiêu?
Kể từ 1/1/2019, thuê bao trả trước và trả sau của 4 nhà mạng Viettel, VinaPhone, MobiFone và Vietnamobile sẽ bắt đầu được cung cấp dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số thuê bao.
Theo đại diện Bộ TT&TT, về phí chuyển mạng, cũng giống như dịch vụ cộng thêm, giá cước dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số sẽ do các doanh nghiệp viễn thông ban hành.
Mức cước mà Bộ TT&TT định hướng cho các doanh nghiệp viễn thông là 60.000 đồng với mỗi lần chuyển, ngoài ra người dùng không cần phải trả thêm chi phí nào khác.
ITC news
Các tin khác
-
Bảng Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU theo luật lao động mới từ 2025
Từ 7/1 năm 2025, người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ có độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam và lao động nữ sẽ như thế nào theo luật lao động mới áp dụng. -
Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường
Với tốc độ phát triển chung trên thế giới hiện nay, nhu cầu về năng lượng là rất lớn, rất quan trọng. Nhưng việc khai thác, sử dụng và biến đổi năng lượng cũng là một yêu tố tác động xấu đến môi trường. -
Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10
Sau khi bàn bạc thống nhất các phương án, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT về quy định tạm thời triển khai các đường bay nội địa chở hành khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 hạn chế lây lan. -
Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm
Từ ngày 28/9, UBND Hà Nội cho phép người dân thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người. Trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về) và cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm cũng được mở cửa. -
Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội
Từ ngày 6/9 tại Hà Nội, có 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường tại "vùng đỏ", là nơi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. -
Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM
Những người lao động có hoàn cản khó khăn cần hỗ trợ về các nhu yếu phẩm thiết yếu có thể liên hệ tới các số điện thoại các Trung tâm an sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh -
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào? -
Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Ô nhiễm môi trường vào ngày 29/2/2020, tập trung vào những viên nhựa của bộ đồ chơi LEGO trôi dạt vào bờ biển phía Tây Nam nước Anh. -
Quản lý và xử lý chất thải rắn
Xử lý rác thải phổ biến ở Việt Nam hiện nay có một số mô hình: đốt rác phát điện, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân vi sinh, chôn lấp, điện khí hóa và đốt rác thông thường.