Chó phốc mẹ đang mang thai có nên tắm không, cách tắm đúng cho chó?
Chó phốc khá ưa sạch sẽ nên cần tắm ít nhất 2 lần/tuần. Khi chó phốc mang thai nhiều người nuôi thắc mắc có nên tắm cho chó phốc khi mang thai?
Nhiều người nuôi cho rằng trong quá trình mang thai của chó phốc nếu như tắm cho chó thì rất dễ bị sảy thai, ảnh hưởng đến chó phốc con trong bụng nên sẽ không tắm cho chó nhưng lại có một số người lại có ý kiến ngược lại.
Theo các chuyên gia cho biết nếu như chó phốc mẹ quen với việc tắm thì một tuần bạn có thể tắm đều 1 tuần 1 lần. Nên chọn những ngày thời tiết nắng ráo, nhiệt độ không quá cao hay quá lạnh. Tắm trong nhà vệ sinh kín gió. Do chó phốc có bộ lông ngắn, kích thước nhỏ nên sau khi tắm xong người nuôi lau khô bằng khăn bông tránh gây cảm lạnh cho chó phốc ảnh hưởng đến thai nhi. Sau khi lông đã khô lúc này hẵn cho chó phốc ra ngoài.
Hướng dẫn cách tắm cho chó:
Khi tiếp xúc với chó điều quan trọng là bạn phải giữ chúng bình tĩnh.Đối với những con tắm lần đầu nên chúng sẽ cảm thấy sợ hãi, khó kiểm soát, chúng bắt đầu cựa quậy. Vuốt ve thú cưng thật nhiều và nói chuyện nhẹ nhàng. Làm tất cả mọi điều để thư giãn tinh thần cho chó..
Chuẩn bị sẵn thức ăn vặt để thưởng cho chó mẹ vì đã có hành vi bình tĩnh hoặc thuyết phục chúng vào trong bồn tắm. Bạn cũng cần chuẩn bị dầu gội và khăn để lau khô trước khi để chúng đứng lắc mình trong nhà.
Nước tắm: Không chọn tắm ở sông, ao tù ô nhiễm nên chọn nơi có nước sạch như giếng, nước máy,… Mùa lạnh nên tắm cho chó bắng nước ấm không nên để nước tắm quá lạnh khiến cho bị cảm lạnh..
Dầu tắm: Chọn những loại dầu tắm chuyên dùng cho chó bán tại các siêu thị hay cửa hàng thuốc thú y. Nếu chọn các loại dầu tắm có công dụng trị ve, rận, nấm nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y.
Ảnh minh họa.Nguồn Internet
Ngoài ra có thể tắm cho chó bằng nước lá cây, hoa quả như chanh, lá khế, lá bưởi, lá chè xanh, lá xà cừ,… khi chó bị viêm nhiễm, lở loét hoặc có kí sinh trùng ngài da như ve, rận, bọ nhảy,…
Thao tác tắm cho chó:
Bế cho vào bồn hết sức nhẹ nhàng, không ẵm bằng bùng vì gây khó chịu cho chó.
Mở vòi nước đồng thời mở chiều nóng và lạnh để pha nước ấm. Xả nước vào bồn trước lúc tắm nếu chó sợ tiếng nước chảy.
Thoa dầu tắm lên cơ thể bắt đầu từ phần gáy, sau đó là cổ và toàn bộ cơ thể. Thoa dầu gội lên chân và đuôi cuối cùng. Tiếp xúc nhẹ nhàng phần bụng, và chỉ dùng lực đủ để làm sạch bộ phận này. Không chà mạnh hoặc đè bụng của chó mẹ.
Xả sạch dầu gội trên lông bằng cách dùng gáo dội hoặc vòi hoa sen. Xả sạch xà phòng khi quan sát không còn bọt bám trên lông thú cưng.
Ẵm chó ra khỏi bồn nhấc lên bằng ngực và mông.
Lau khô lông bằng máy sấy, khăn lông, chỉ cần lau khô vừa phải để nước không nhỏ xuống sàn.
Đối với những giống chó tai cụp, dài như Spaniel, Shetter, Poodle, Golden, St. Bernard, Labrador sau khi tắm xong dùng dùng que bông cotton ngoáy sâu thấm khô vệ sin tai.
Lúc nào không nên tắm cho chó:
- Không tắm cho chó khi đến ngày sinh hoặc vài ngày trước khi lâm bồn. Chó mẹ có thể sinh ngay trong lúc tắm, vì thế bạn nên chờ vài ngày sau đó rồi mới tắm cho chúng.
- chó vừa có chuyến đi xa, chó con dưới 2 tháng tuổi, đang mắc một số bệnh, cảm lạnh.
- Sau khi đi trích ngừa sau 4 ngày sau khi tiêm phòng không nên tắm cho chó.
Những điều cần chú ý khi tắm cho chó:
- Sàn nhà tắm, bồn tắm rất trơn trượt chó mẹ cảm thấy không đứng vững nên chúng có dấu hiệu lo lắng và nhảy ra khỏi bồn tắm. Điều này ảnh hưởng đến thai nhi nên người nuôi khi tắm nên dùng những vật liệu chống trơn trượt lót sàn.
- Không chà quá mạnh hoặc tạo ra lực đè nén vào khu vực bụng chỉ nên mát xa một cách nhẹ nhàng khắp cơ thể. Xà phòng không được để tiếp xúc với mắt. mũi, tai chó phốc mẹ.
- Do kích thước chó phốc nhỏ, dễ bị lạnh người nuôi không tắm cho chó quá lâu.
- Không tắm chó ở thế nằm ngửa.
- Nên tắm chó lúc đói, sau khi đã đi toilet.
- Với những con chó mới tắm lần đầu, chưa quen, nên nhẹ nhàng và tắm nhanh bằng nước ấm. Không xối nước vào phần đầu ngay.
- Không được để nước hoặc xà phòng vào tai, mắt chó
Suckhoecuocsong.com.vn
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.