Chó có bao nhiêu cái răng bạn có biết không?
Có thể bạn yêu chó, bạn nuôi chó nhưng chắc chưa bao giờ bạn đếm răng của nó hay phân biết thế nào là chó có đuôi ngắn, đuôi dài hoặc thậm trí chú cho bạn nuôi có đuôi hình gì phải không nào. Hãy cùng suckhoecuocsong.com.vn khám phá chú chó của bạn nhé.
Đặc điểm sinh học của loài chó
Đặc điểm ngoại hình của một chú chó
Các giống chó nhà đều thuộc họ chó (Canidae) nhưng ngoại hình màu sắc lông rất đa dạng, khác nhau, tuỳ từng giống. Có giống có tầm vóc rất lớn như chó St.Bernard ở vùng núi của Thuỵ Sĩ có tầm vóc rất lớn, có thể cao tới 90cm, nặng 95kg được dùng chăn các đàn gia súc; nhưng ngược lại, có một số giống chó rất nhỏ, được gọi là “Chó túi xách” như chó Chihuahua chỉ cao 20cm, nặng 2 - 2,5kg. Bộ lông và màu sắc lông của các giống chó cũng rất khác nhau như: Chó giống Afgan có nguồn gốc từ Afganistan có bộ lông rất dài, mượt, chiều dài của lông có thể 20 - 25cm có tác dụng chống rét rất tốt trong mùa đông khắc nghiệt ở nước này; giống chó Weimaraner, một giống chó săn Đức có bộ lông ngắn mịn màu xám có ánh bạc; một số chó lai có bộ lông nhiều màu, như giống chó Rough
Để đánh giá tương đối chính xác đặc điểm ngoại hình của chó, người ta thường áp dụng cách đơn giản: chia ngoại hình ra làm 5 phần để quan sát.
Phần đầu
Tuỳ giống chó, đầu có hình khác nhau có hình tròn, nhọn (chóp), vuông chữ nhật. Mõm ngắn, bình thường hoặc mõm dài.
Tai đứng (dỏng), tai chúc (tai cụp) và tai xẻ (xẻ nhân tạo).
Mắt có nhiều màu sắc khác nhau: nâu, đen, vàng xâm; hình dạng, khe mắt có chiều sâu, chiều vồng, độ khô ướt,...
Răng: chó trưởng thành có công thức răng: 42 răng cố định, trong đó có 12 răng cửa, 4 răng nanh và 26 răng hàm (hàm dưới nhiều hơn hàm trên 2 răng).
Phần cổ
Cổ có 7 đốt. sống; các cơ, thực quản, khí quản và các mạch máu được bao bọc bởi da, góc nối giữa cổ và mình gọi là khuỷu cổ; khuỷu cổ có góc đẹp nhất là góc 45° (nếu góc lớn hơn hay bé hơn sẽ tạo ra cổ cao hay thấp).
Phần thân
Gồm bướu vai, lưng, eo lưng, mông đuôi, ngực lông ngực, bụng, bẹn (dương vật ở chó đực; bầu vú, âm hộ ở chó cái).
Lưng bao gồm 8-9 đốt sống; lưng có hình rộng, hẹp dài hay ngắn, võng hay gồ, lưng rộng và dài là đẹp nhất. Eo lưng: eo ngắn, rộng, hơi võng là đẹp nhất.
Mông rộng hay hẹp, dài, ngắn, phẳng, tròn, thẳng, xệ, hếch và mông “treo”. Chó có mông tương đối rộng (nhất là chó cái), dài, tròn hơi xệ là loại chó tốt.
Đuôi gồm 20 - 22 đốt sống đuôi có dạng đuôi dài, ngắn: chó có đuôi dài là khi đuôi cụp xuống, phần tận cùng của đuôi quá khớp gối hoặc chạm đất, còn đuôi ngắn là không quá khớp gối; về hình dáng: đuôi thẳng, hình lưỡi câu, vành khuyên, lưỡi kiếm và hình xoắn ốc. Đuôi hình lưỡi kiếm dài châm đất là đẹp nhất.
Ngực và lồng ngực: được đánh giá theo chiều rộng, chiều dài, chiều sâu. Lồng ngực thường có dáng phẳng, hay ôvan cụt, hình thùng, chó có ngực sâu và rộng là tốt.
Bụng: thon đều, béo, mỡ và xệ; bụng hình thon là đẹp nhất.
Về tứ chi
Chi trước: Tư thế đứng của chó được đánh giá đúng, khi các chi thẳng hàng trên mặt đít, song song với nhau và mở rộng bằng chiều rộng của ngực. Bàn chân hình vòm có các ngón khít nhau và áp sát mặt đất.
Các khớp có độ mở như sau: Khớp vai 9 - 10 độ, khớp khủy 12 -12 độ, khi sờ thấy rõ xương và gân.
Chi sau: nhìn từ trước 2 chi sau phải song song; các gó được đánh giá như sau: góc đùi từ 80 - 85°, góc khoeo từ 125 - 135°. Xương chắc sờ thây gân. Khớp khoeo có hình khoeo mèo là đẹp.
Người ta đánh giá ngoại hình chó Berger (chó chăn cừu Nga hoặc Đức) được coi như là chuẩn:
- Đầu to, mõm to, ngắn, vuông.
-Tai dựng đứng.
- Cổ và lưng thon độ “ben”. Độ ben là độ lệch thoai thoải từ cổ cho đến gốc đuôi.
Ngực rộng và sâu.
- Bụng thon.
- Chân trước thẳng và bàn ngón chân chụm như bàn chân hổ.
- Chân sau có khoeo mèo.
5. Ngoại hình đuôi
Đuôi chó có nhiều kiểu hình: đuôi lưỡi kiếm; đuôi ngắn; đuôi cong; đuôi xoắn ốc.
Bộ lông chó
Có nhiều loại hình: lông dài thẳng; lông dài lượn sóng; lông ngắn, mịn. Màu sắc lông cũng đa dạng: màu vàng; màu nâu, màu xám ánh bạc; bộ lông khoang 2 - 3 màu sặc sỡ,...
Chó có bao nhiêu cái răng bạn có biết không?
Suckhoecuocsong.com.vn
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.