Chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn của thỏ
Do loài thỏ được nuôi phổ biến trên thế giới từ lâu vậy nên chúng có khả năng ăn được gần như tất cả các loại cỏ, lá, củ quả không thua kém với loài dê. Vậy nên thức ăn nuôi thỏ không khó tìm như nhiều loại thức ăn xanh nuôi thỏ vừa dễ kiếm, dễ trồng, sẵn có quanh năm, mà dù có bỏ tiền ra mua đi nữa, sự tốn kém cũng không đáng là bao.
Thức ăn cho thỏ gồm có 2 nhóm: nhóm thức ăn thô và nhóm thức ăn tinh.
Nhóm thức ăn thô được sử dụng với khối lượng tương đối lớn (gồm thức ăn thô xanh, thô khô và củ quả), nhưng dinh dưỡng thấp, chủ yếu cung cấp chất xơ cho thỏ.
Thức ăn tinh ít nước, ít xơ, có giá trị dinh dưỡng cao và thỏ chỉ sử dụng với khối lượng rất nhỏ. Thỏ là loài gia súc có khả năng tiêu hóa nhiều chất xơ, sử dụng tốt các loại rau, củ quả và các phụ phẩm nông nghiệp.
Tuy nhiên, muốn tăng năng suất trong chăn nuôi thỏ cần phải bổ sung thêm các loại thức ăn tinh bột, đạm, khoáng, sinh tố ở dạng premix hoặc ở dạng thức ăn giàu chất dinh dưỡng đó. Điều quan trọng là phải biết phối hợp tốt khẩu phần thức ăn cho thỏ theo nhu cầu dinh dưỡng ở từng giai đoạn phát triển của thỏ.
Thành phần dinh dưỡng cho thỏ
Cũng như các loại gia súc khác, thỏ cũng cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, như:
Chất bột đường (tinh bột)
Có nhiều trong các thức ăn hạt như lúa, bắp, khoai mì,… Các chất này trong quá trình phân hóa sẽ được phân giải thành đường để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đối với thỏ giai đoạn vỗ béo cần tăng dần lượng thức ăn tinh bột trong khẩu phần; thỏ hậu bị phải khống chế lượng thức ăn tinh để tránh làm thỏ mập dẫn đến vô sinh; đối với thỏ nuôi con cần tăng lượng thức ăn tinh bột trong vòng 20 ngày đầu vì trong giai đoạn này thỏ mẹ vừa phải phục hồi sức khỏe, vừa phải tiết sữa nuôi con sau đó nhu cầu tinh bột cần ít hơn.
Vitamin (sinh tố)
Quan trọng nhất là các loại vitamin A, B, D và E. Nếu thiếu vitamin A thỏ sinh sản kém hoặc rối loạn sinh lý sinh sản, Thỏ con chậm lớn, dễ bệnh. Thiếu vitamin E, thai phát triển kém, thỏ con dễ chết lúc sơ sinh; Thỏ đực giống không hăng, tinh trùng kém hoạt lực dẫn đến tỷ lệ đậu thai thấp. Vitamin B và D rất quan trọng đối với thỏ giai đoạn sau cai sữa và vỗ béo.
Chất đạm
Đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và sinh trưởng của cơ thể. Thỏ mẹ trong thời kỳ mang thai và nuôi con nếu thiếu chất đạm thỏ con sơ sinh nhỏ, sức đề kháng kém, sữa mẹ ít dẫn đến tỷ lệ nuôi sống đàn con thấp. Thỏ sau cai sữa nếu thiếu đạm sẽ còi cọc, chậm lớn, dễ bệnh. 3. Chất xơ
Là yêu cầu thiết yếu trong khẩu phần thức ăn nhằm đảm bảo hoạt động sinh lý tiêu hóa bình thường của thỏ. Tỷ lệ xơ trong khẩu phần không được thấp hơn 8%, hoặc cao hơn 16% nếu không sẽ gây rối loạn tiêu hóa. Nguồn cung cấp chất xơ chủ yếu từ cỏ, các loại rau trong tự nhiên như rau lang, rau muống, bìm bìm,… Có thể tận dụng các phụ phẩm từ rau, củ như lá bông cải, ngọn cà rốt,… làm thức ăn cho thỏ rất tốt. Tuy nhiên, cần lưu ý thức ăn rau xanh cần phải rửa sạch và làm giảm lượng nước chứa trong rau (phơi ở trong mát) trước khi cho ăn đề phòng rối loạn tiêu hóa.
Nước uống
Thỏ ăn nhiều rau củ quả nên lượng nước uống không nhiều nhưng vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ nước sạch và mát. Nên thiết kế hệ thống cung cấp nước uống tự động để cho thỏ uống tự do.
Các chất khoáng
Cũng khá quan trọng như đối với các loại gia súc khác. Nếu thiếu Canxi, Phospho thì thỏ con còi cọc, chậm lớn; thỏ giống sinh sản kém, hay bị chết thai.
Hiện nay, trên thị trường đã có bán loại thức ăn hỗn hợp với các thành phần phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và đặc điểm tiêu hóa dành riêng cho thỏ.
Phương pháp cho thỏ ăn
- Đối với thức ăn xanh: Không nên cắt và dự trữ quá lâu, cần rửa sạch, phơi trong bóng mát (không phơi trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời) để giảm bớt lượng nước có trong rau để phòng bệnh chướng hơi, đầy bụng trước khi cho ăn. Các loại củ quả nên cắt thành miếng nhỏ, loại bỏ những phần bị hư thối.
- Đối với thức ăn tinh: Thức ăn hạt cần phơi khô dự trữ nhưng không được để ẩm mốc, không nên nghiền quá nhỏ, nên để ở dạng mảnh. Một số lưu ý khi cho thỏ ăn:
Chú ý:
+ Nên cho ăn đúng giờ để thỏ có phản xạ và tăng cường khả năng tiêu hóa thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng ở mức tối đa.
+ Cần chú ý định lượng thức ăn đối với thỏ hậu bị, thỏ cái sinh sản và thỏ đực. Đối với thỏ thịt và thỏ con có thể cho ăn theo khẩu phần tự do.
+ Nên tập trung khẩu phần thức ăn tinh vào ban ngày, thức ăn thô xanh cho ăn chủ yếu vào buổi chiều và tối.
+ Hàng ngày phải thay dọn thức ăn thừa đã bị ôi, lên men hoặc bị bẩn do dính phân, nước tiểu của thỏ.
Suckhoecuocsong.com.vn (Nguồn Tiepthinongnghiep)
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.