Chế độ dinh dưỡng, cách vệ sinh bộ lông cho chó Akita
Muốn một chú chó Akita có sức khỏe tốt, vóc dáng đẹp, bộ lông mượt mà với những người mới nuôi cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, môi trường sống... vệ sinh bộ lông cho chó Akita như nào mới đúng cách?
Điều kiện sống của chó Akita
Do bộ lông của chó Akita gồm 2 lớp lớp bên ngoài cứng và thẳng, lớp bên trong mềm và dày nên Akita thích hợp môi trường không khí lạnh. Nhưng do điều kiện khí hậu của Việt Nam nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các vùng miền.
Với những người mới nuôi nên đặt chuồng nuôi ở những nơi râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào, nhiệt độ phòng thích hợp từ 25-27 độ. Đối với mùa xuân tại miền bắc do thời tiết ẩm ướt mưa nhiều người nuôi nên sấy lông cho chó thường xuyên tránh các bệnh liên quan tới da, phổi cho chó Akita.
Chế độ dinh dưỡng của chó Akita
Cũng giống như những loài chó khác khi nuôi chó Akita người nuôi cần phải cung cấp đầy đủ các chất đạm, protein, chất béo, canxi, các khoáng chất và vitamin để giúp chó phát triển toàn diện sức khỏe, thể lực và vóc dáng.
Những chó Akita con từ 1-2 tháng tuổi người nuôi nên cho ăn cháo, cơm xay nhuyễn, thịt băm nhỏ hoặc có thể bổ sung thêm thức ăn dạng hạt được bán tại các cửa hàng thú cưng. Một ngày nên chia nhỏ từ 4-5 bữa một ngày, một bữa cho chó akita con ăn khoảng 400g thức ăn và 0,5 lít sữa để bổ sung chất dinh dưỡng cho chó con nhanh phát triển.
Từ 2-6 tháng tuổi lúc này là thời điểm chó akita con cần được đảm bảo lượng thức ăn đầy đủ để phát triển thể chất. Nên bổ sung vào khẩu phần thức ăn nhiều thịt như thịt bò, thịt heo,... nên cắt nhỏ nấu chín, trứng, rau củ, thức ăn khô, cho chó ăn 3 bữa và uống thêm sữa mỗi ngày.
Từ 6 tháng tuổi trở nên người nuôi tăng cường khẩu phần ăn và bổ sung nhiều loại thực phẩm dinh dưỡng nhiều đạm, protein và canxi cho chó, đặc biệt là thịt, xương, nội tạng của động vật, trứng, rau củ,…
Những thức ăn nên hạn chế cho chó Akita ăn: các sản phẩm hun khói, xúc xích, hàm lượng muối cao, thực phẩm có các chất phụ gia hóa học. Bởi những thực phẩm này có thể gây ra các vấn đề về sức khoẻ, dễ nhất là dị ứng và rối loạn hệ tiêu hóa. Akita có thể là sự khéo léo nhất, cầu xin đồ ngọt, nhưng đáng nhớ là bất kỳ sản phẩm bánh kẹo nào cũng có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh tiểu đường.
Chăm sóc cho bộ lông chó Akita
Chó Akita rất cần người nuôi chăm sóc bộ lông của chúng bởi chúng rụng rất nhiều lông, một năm lông chúng rụng tới 2 lần. Vào mùa nóng do có bộ lông dày nên cắt tỉa lông cho chó và cho chúng nằm điều hòa vào mùa nắng nóng. Vào mùa mưa lạnh thì cần phải chú ý đến việc giữ cho bộ lông của akita khô ráo, nếu lông bị ẩm ướt thì sẽ gây ra các bệnh về da và có thể bị nhiễm bệnh viêm phổi.
Rèn luyện sức khỏe cho chó Akita
Do là chúng thích vận động, chạy nhảy nên nếu bị nhốt một chỗ thì chúng sẽ trở nên thụ động và không được mạnh mẽ. Bạn cần thường xuyên cho chó akita vui chơi, đi dạo và vận động hàng ngày, một số hoạt động như đi bộ, chạy theo xe, bắt bóng, bắt đĩa bay…. để chúng được rèn luyện sức khỏe và thể chất.
+ Akita là dòng chó mạnh mẽ và to lớn, vì vậy nhu cầu vận động của loài chó này cũng rất lớn, nếu bị nhốt một chỗ thì chúng sẽ trở nên thụ động và không được mạnh mẽ. Bạn cần thường xuyên cho chó akita vui chơi, đi dạo và vận động hàng ngày, một số hoạt động như đi bộ, chạy theo xe, bắt bóng, bắt đĩa bay…. để chúng được rèn luyện sức khỏe và thể chất.
Suckhoecuocsong.com.vn (TH)
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.