Chặt 6.700 cây xong, gỗ sẽ đi đâu?
Trong phiên họp thường kỳ của lãnh đạo thành phố vào sáng 19/3, ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội khẳng định: Không có chuyện "kiếm chác" từ việc chặt cây.
"Việc thực hiện thay thế các cây này là chủ trương đúng đắn, được rất nhiều đơn vị ủng hộ; hoàn toàn không phải vụ đấu thầu, đấu đá chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích. Các đơn vị, doanh nghiệp, tư nhân ủng hộ và đóng góp những cây rất có giá trị, đúng chủng loại thay thế. Ngân sách không phải bố trí một đồng nào cho việc này",ông Thảo nhấn mạnh.
Theo ông Thảo, sự việc khiến người dân hiểu nhầm do chưa được thông tin một cách đầy đủ. Đề án chặt hạ 6.700 cây chỉ là thay thế những cây sâu mọt, già cỗi, không đúng chủng loại, cong nghiêng...
Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục cũng khẳng định: Ban duy tu hạ tầng sẽ phụ trách việc thu hồi, tổ chức bán đấu giá, nộp ngân sách số gỗ thu được từ việc chặt cây trong những ngày qua.
Dù vậy, người dân vẫn không khỏi hoài nghi xung quanh lượng gỗ lớn sau khi bị đốn hạ.
Nhìn những thân cây này ai có thể nói chúng bị mục ruỗng?
Trên fanpage “Vì 6.700 cây xanh”, anh Nguyễn Quang đưa ra thắc mắc "Tôi thấy nói chỉ thay thế cây mục nát, sâu bệnh mà tại sao ảnh chụp toàn thấy cây gỗ tốt, xà cừ.... đường kính từ 60cm trở lên, gốc cây cắt lát thẳng tưn, liền và mịn?”
Dẫn chứng thêm, anh Phan Tiến cho biết khi đi qua các đoạn đường Lê Duẩn, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Chí Thanh... anh thấy nhiều cây rất thẳng và to, tuổi cây cũng chỉ 15-20 năm nhưng vẫn bị đốn hạ.
Cũng từ quan sát, bình luận trên một tờ báo, anh Minh Hiếu cho biết, chủ trương thay thế những cây bị sâu mục là đúng đắn nhưng thực tế thì chưa đúng như vậy.
"Rõ ràng tôi thấy rất nhiều cây đã bị đốn hạ là những cây thân gỗ lớn còn rất xanh tốt, không hề nằm trọng diện bị thay thế. Thành phố phải có giám sát hoạt động này chứ không thể để kiểu vô tội vạ như vậy được", anh Hiếu bất bình.
Phân tích sâu hơn, bạn đọc Nguyễn Hằng chỉ ra hàng loạt những số liệu chưa rõ ràng:"Đề án nói 6.700 cây bị chặt, nhưng không thấy thống kê trong số đó bao nhiêu cây sẽ được làm củi, bao nhiêu cây sẽ được bán gỗ. Chỉ tính sơ sơ, cũng có ít nhất 6.000 khối gỗ, số tiền thực sự không hề nhỏ. Trong khi dự án thực hiện đến tận 2017, rải rác vậy thì thành phố sẽ kiểm soát bằng cách nào?".
Nhà sử học Dương Trung Quốc thì cho biết “Người dân có quyền nghi hoặc về lợi ích cục bộ trong việc chặt cây”.
“Người dân có quyền nghi hoặc về lợi ích cục bộ trong việc chặt cây”
“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Nguyên lý đó đã rõ rồi, bây giờ người dân thắc mắc thì TP Hà Nội phải làm rõ vấn đề đi: Tại sao chặt cây ?. Nếu nói người dân đồng thuận thì theo phương thức nào, khi đến nay chúng ta chưa có Luật trưng cầu dân ý ? Ông Quốc đặt câu hỏi.
“6.700 cây bị chặt hạ không phải nhỏ. Vậy thì đã có một hội đồng khoa học nào đánh giá về việc này chưa, tôi đề nghị công khai ra. Công khai xem có bao nhiêu cây bị hư hỏng do mối mọt, bao nhiêu cây không thích hợp, có bộ rễ phá hỏng cơ sở hạ tầng?”
“Người dân có quyền nghĩ rằng ở đây có lợi ích cục bộ, cũng giống như chuyện đào đường ấy, người ta nói đào lên cũng có tiền dự án, mà lát lại cũng có tiền dự án và chắc chắn chặt cây cũng là dự án, trồng cây cũng là dự án.”
Người dân có quyền đặt câu hỏi, mà người dân đã đặt câu hỏi thì thành phố phải trả lời. Vì thế đến thời điểm này tốt nhất là minh bạch.
Thiết nghĩ, Hà Nội nên xem xét kỹ việc chặt cây và lắng nghe ý kiến nhiều chiều để giữ cho Hà Nội mãi xanh.
Skcs.vn (tổng hợp)
Các tin khác
-
Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường
Với tốc độ phát triển chung trên thế giới hiện nay, nhu cầu về năng lượng là rất lớn, rất quan trọng. Nhưng việc khai thác, sử dụng và biến đổi năng lượng cũng là một yêu tố tác động xấu đến môi trường. -
Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10
Sau khi bàn bạc thống nhất các phương án, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT về quy định tạm thời triển khai các đường bay nội địa chở hành khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 hạn chế lây lan. -
Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm
Từ ngày 28/9, UBND Hà Nội cho phép người dân thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người. Trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về) và cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm cũng được mở cửa. -
Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội
Từ ngày 6/9 tại Hà Nội, có 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường tại "vùng đỏ", là nơi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. -
Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM
Những người lao động có hoàn cản khó khăn cần hỗ trợ về các nhu yếu phẩm thiết yếu có thể liên hệ tới các số điện thoại các Trung tâm an sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh -
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào? -
Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Ô nhiễm môi trường vào ngày 29/2/2020, tập trung vào những viên nhựa của bộ đồ chơi LEGO trôi dạt vào bờ biển phía Tây Nam nước Anh. -
Quản lý và xử lý chất thải rắn
Xử lý rác thải phổ biến ở Việt Nam hiện nay có một số mô hình: đốt rác phát điện, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân vi sinh, chôn lấp, điện khí hóa và đốt rác thông thường. -
Hội nghị thưởng đỉnh Mỹ - Triều lần 2: Không đạt được thỏa thuận, Tổng thống Mỹ ra sân bay về nước
Hội nghị thưởng đỉnh lần 2 giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã không đạt được thêm thỏa thuận nào. Sau khi họp báo sau cuộc hội nghị Tổng thống Trump đã rời khách sạn Marriott ra sân bay để về nước.