Chấn động với thông tin gần 100 người thiệt mạng vì uống rượu rởm tại Ấn Độ
Uống rượu, bia là thói quen cố hữu của nam giới trên khắp hành tinh. Thói quen này dẫn đến những hệ quả xấu cho sức khỏe như các bệnh về gan, mật, dạ dày....Đau lòng hơn, nạn uống rượu rởm tại khu ổ chuột ở Ấn Độ đã khiến cho hàng trăm người thiệt mạng chỉ trong một thời gian ngắn...
Hôm qua (22/6), tại khu ổ chuột lớn Laxmi Nagar, thuộc thủ đô tài chính Mumbai, Ấn Độ xảy ra vụ ngộ độc rượu kinh hoàng khiến 99 người thiệt mạng. Theo ông Dhananjay Kulkarni, đại diện cảnh sát Mumbai cho biết, ngoài con số trên còn có 46 người khác nhập viện trong đó nhiều người trong tình trạng nguy kịch.
Sau khi tiến hành điều tra, 4 đàn ông và 2 phụ nữ đã bị bắt vì cáo buộc giết người, đầu độc và tiếp tay cho tội phạm. Ngoài ra, 8 cảnh sát địa phương bị đình chỉ vì cáo buộc vô trách nhiệm. Mẫu rượu bị nghi ngờ sau đó đã được đưa đi xét nghiệm.
Những người đàn ông ra đi để lại gánh nặng nên vai các mẹ, các chị
Tình trạng chết vì ngộ độc rượu lậu (thường chứa chất methanol độc hại) là câu chuyện đã diễn raở Ấn Độ khá lâu. Các thượng đế xài thứ hàng này chủ yếu là những người đàn ông trong các khu ổ chuột nghèo nàn tại Ấn Độ. Họ thường chịu áp lực với những công việc chân tay cực khổ, phân loại rác hoặc làm sạch máng nước với đồng lương còm cõi 50-100 rupees (tương đương 17 nghìn – 35 nghìn VNĐ)/1 ngày.Sau mỗi ngày làm việc họ thường uống rượu để giải sầu và quên đi những áp lực cuộc sống và sự bẩn thỉu: nước thải con người, rác bẩn…mà vì mưu sinh, lo cho gia đình nên họ đang làm.
Rượu lậu thường được sản xuất từ những ngôi làng nhỏ ngoại ô sau đó được tuồn vào trong thành phố với giá 10 cents/1 ly – giá chỉ bằng 1/3 rượu bán hợp pháp. Mặc dù biết uống loại rượu này nguy hiểm nhưng vì không có tiền nên họ vẫn nhắm mắt sử dụng để quên đi những khó khăn, vất vả của cuộc sống thường ngày.
Sự phân hóa giầu nghèo đang diễn ra rất rõ rệt ở Ấn Độ và các quốc gia đang phát triển khác. Với mức thu nhập thấp, hiểu biết hạn hẹp lại phải sống trong điều kiện vô cùng khó khăn, khắc nghiệt nên tuổi thọ của những người dân này thường thấp hơn các giai tầng khác vì đau ốm triền miên, vì đói khát hoặc nạn rượu giả như đã nói ở trên.
Hải Yến
Các tin khác
-
Bảng Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU theo luật lao động mới từ 2025
Từ 7/1 năm 2025, người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ có độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam và lao động nữ sẽ như thế nào theo luật lao động mới áp dụng. -
Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường
Với tốc độ phát triển chung trên thế giới hiện nay, nhu cầu về năng lượng là rất lớn, rất quan trọng. Nhưng việc khai thác, sử dụng và biến đổi năng lượng cũng là một yêu tố tác động xấu đến môi trường. -
Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10
Sau khi bàn bạc thống nhất các phương án, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT về quy định tạm thời triển khai các đường bay nội địa chở hành khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 hạn chế lây lan. -
Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm
Từ ngày 28/9, UBND Hà Nội cho phép người dân thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người. Trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về) và cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm cũng được mở cửa. -
Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội
Từ ngày 6/9 tại Hà Nội, có 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường tại "vùng đỏ", là nơi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. -
Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM
Những người lao động có hoàn cản khó khăn cần hỗ trợ về các nhu yếu phẩm thiết yếu có thể liên hệ tới các số điện thoại các Trung tâm an sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh -
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào? -
Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Ô nhiễm môi trường vào ngày 29/2/2020, tập trung vào những viên nhựa của bộ đồ chơi LEGO trôi dạt vào bờ biển phía Tây Nam nước Anh. -
Quản lý và xử lý chất thải rắn
Xử lý rác thải phổ biến ở Việt Nam hiện nay có một số mô hình: đốt rác phát điện, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân vi sinh, chôn lấp, điện khí hóa và đốt rác thông thường.