Câu trắc nghiệm Sinh học lớp 6 ôn tập kiểm tra Chương 4 có đáp án: Lá (tiếp)

1/5/2022 2:38:00 PM
Câu trắc nghiệm sinh học lớp 6 ôn tập kiểm tra Chương 4 có đáp án chính xác: Lá

 

Câu trắc nghiệm sinh học lớp 6 ôn tập kiểm tra Chương 4 có đáp án: Lá

Câu 1. Gân lá hình cung là một trong những đặc điểm nổi bật của loài thực vật nào dưới đây?

A. Gai     

B. Cao lương     

C. Rẻ quạt

D. Địa liền

Đáp án cần chọn là: D vì gân lá hình cung là một trong những đặc điểm nổi bật của địa liền - hình 19.3 SGK trang 62.

Câu 2. Cây nào dưới đây có lá kép lông chim?

A. Ngũ gia bì

B. Chùm ngây

C. Rau muống biển

D. Xương sông

Đáp án cần chọn là: B vì cây chùm ngây có lá kép lông chim.

Câu 3. Thân biến dạng của cây nào dưới đây khác với thân biến dạng của những cây còn lại?

A. Cỏ tranh     

B. Khoai tây

C. Nghệ

D. Sen     

Đáp án cần chọn là: B vì thân củ: khoai tây; Thân rễ: cỏ tranh, sen, nghệ.

Câu 4. Cây nào dưới đây có kiểu gân lá tương tự cây ngô?

A. Mã đề

B. Bạc hà     

C. Riềng     

D. Trầu không

Đáp án cần chọn là: C vì cây ngô có gân hình cung giống cây riềng. Các cây còn lại: bạc hà, mã đề, trầu không: có gân lá hình mạng.

Câu 5. Cây nào dưới đây có lá mọc đối?

A. Ổi     

B. Dâu tằm      

C. Dây huỳnh

D. Mồng tơi

Đáp án: A

Giải thích:

+ Lá cây mọc đối: cây ổi

+ Lá cây mọc vòng: dây huỳnh

+ Lá cây mọc cách: mồng tơi, dâu tằm.

Câu 6. Cây nào dưới đây chỉ có lỗ khí ở mặt trên của lá?

A. Tất cả các phương án đưa ra

B. Trang

C. Súng

D. Nong tằm

Đáp án: A

Giải thích: Cây chỉ có lỗ khí ở mặt trên của lá: nong tằm, trang, súng. Các loài thực vật này có lá nổi trên mặt nước nên lỗ khí chỉ có ở mặt trên.

Câu 7. Lỗ khí được tìm thấy ở cả hai mặt lá của cây nào dưới đây?

A. Đoạn     

B. Ngô

C. Thường xuân

D. Trang     

Đáp án cần chọn là: B vì lỗ khí được tìm thấy ở cả hai mặt lá của cây ngô (Em có biết? SGK sinh học lớp 6 trang 67).

Câu 8. Các lỗ khí ở lá cây có vai trò gì?

A. Thu nhận ánh sáng mặt trời làm nguyên liệu cho quá trình quang hợp

B. Giúp quá trình trao đổi khí diễn ra thuận lợi và tạo điều kiện cho quá trình thoát hơi nước của cây

C. Vận chuyển các chất dinh dưỡng sau quang hợp đi nuôi cây

D. Tất cả các phương án đưa ra

Đáp án cần chọn là: B vì các lỗ khí thông với các khoang chứa không khí ở bên trong phiến lá giúp quá trình trao đổi khí với môi trường và thoát hơi nước ra ngoài.

Câu 9. Phần biểu bì của phiến lá được cấu tạo bởi mấy lớp tế bào?

A. 4 lớp     

B. 3 lớp

C. 2 lớp     

D. 1 lớp

Đáp án cần chọn là: D vì phần biểu bì của phiến lá được cấu tạo bởi 1 lớp tế bào không màu, trong suốt, xếp sát nhau, có vách phía ngoài dày (SGK sinh học lớp 6 trang 65)

Câu 10. Chức năng chủ yếu của phần thịt lá là

A. Chế tạo chất hữu cơ cho cây.

B. Dẫn truyền các chất dinh dưỡng xuống phần dưới của cây.

C. Bảo vệ, che chở cho toàn bộ phiến lá.

D. Tổng hợp nước và muối khoáng cho cây.

Đáp án cần chọn là: A vì thịt lá gồm nhiều tế bào có vách mỏng, có nhiều lục lạp – là bộ phận chế tạo chất hữu cơ cho cây (SGK sinh học lớp 6 trang 66).

Câu 11. Trong quá trình quang hợp, lá nhả ra loại khí nào?

A. Khí nitơ

B. Khí hiđrô

C. Khí ôxi

D. Khí cacbônic

Đáp án cần chọn là: C

Giải thích: (Ghi nhớ SGK sinh học lớp 6 trang 70)

Câu 12. Trong cơ thể thực vật, bộ phận nào chuyên hoá với chức năng chế tạo tinh bột?

A. Rễ

B. Hoa     

C. Lá     

D. Thân

Đáp án cần chọn là: C vì lá cây thực hiện quá trình quang hợp để chế tạo tinh bột từ nước, khí cacb ônic và ánh sáng (SGK sinh học lớp 6 trang 69, 70)

Câu 13. Thành phần nào dưới đây không tham gia trực tiếp vào quá trình quang hợp của thực vật?

A. Không bào  

B. Nước  

C. Lục lạp  

D. Khí cacbônic

Đáp án cần chọn là: A vì quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbônic và năng lượng ánh sáng mặt trời để chế tạo ra tinh bột và nhả khí ôxi (SGK sinh học lớp 6 trang 72).

Câu 14. Điều kiện cần để lá cây có thể quang hợp được khi có đầy đủ các nguyên liệu là gì?

A. Nhiệt độ thấp

B. Có ánh sáng

C. Nền nhiệt cao

D. Độ ẩm thấp

Đáp án cần chọn là: B vì điều kiện cần để lá cây có thể quang hợp được khi có đầy đủ các nguyên liệu là có ánh sáng.

Câu 15. Thân non của cây (có màu xanh lục) có quang hợp được không? Vì sao?

A. Không. Vì thân non chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng.

B. Có. Vì thân non cũng chứa chất diệp lục như lá cây.

C. Không. Vì quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở lá cây.

D. Có. Vì thân non cũng được cung cấp đầy đủ nước và muối khoáng.

Đáp án cần chọn là: B vì thân non của cây (có màu xanh lục) có quang hợp được. Vì thân non cũng chứa chất diệp lục như lá cây.

Câu 16. Loại thực phẩm nào dưới đây được tạo ra nhờ hoạt động quang hợp của cây xanh?

1. Xúc xích

2. Khoai tây

3. Cà rốt

4. Hạt sen

5. Ngô

6. Nấm hương

A. 2, 3, 4, 5

B. 1, 2, 3, 4, 5

C. 2, 3, 4, 5, 6

D. 1, 2, 3, 4, 5, 6

Đáp án cần chọn là: A vì loại thực phẩm được tạo ra nhờ hoạt động quang hợp của cây xanh là: Khoai tây, cà rốt, hạt sen, ngô. Nấm là nhóm thực vật không quang hợp, xúc xích là sản phẩm làm từ thịt.

Câu 17. Quang hợp ở cây xanh có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người và động vật?

A. Cung cấp ôxi cho hoạt động hô hấp của sinh vật, điều hoà khí hậu thông qua việc cân bằng hàm lượng khí ôxi và khí cacbônic trong khí quyển.

B. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp: sắn, cà phê…

C. Cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho người và động vật: lá, củ, hạt…

D. Tất cả các phương án đưa ra.

Đáp án cần chọn là: D vì quang hợp ở cây xanh có ý nghĩa: Cung cấp ôxi cho hoạt động hô hấp của sinh vật, điều hoà khí hậu, cung cấp nguồn thức ăn cho người và động vật: lá, củ, hạt… cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp: sắn, cà phê…

Câu 18. Chọn số liệu thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: Hằng năm, giới Thực vật trên Trái Đất chế tạo ra khoảng … tỉ tấn chất hữu cơ.

A. 150     

B. 550     

C. 750

D. 450

Đáp án cần chọn là: D vì hằng năm, giới Thực vật trên Trái Đất chế tạo ra khoảng 450 tỉ tấn chất hữu cơ, khoảng 70 tấn cho mỗi người (Em có biết? SGK sinh học lớp 6 trang 76)

Câu 19. Trong các yếu tố dưới đây, có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp ở cây xanh?

1. Ánh sáng

2. Nhiệt độ

3. Nước

4. Hàm lượng khí cacbônic

A. 3     

B. 4

C. 2     

D. 1

Đáp án cần chọn là: B vì quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbônic và năng lượng ánh sáng mặt trời để chế tạo ra tinh bột và nhả khí ôxi. Ngoài ra, quang hợp của cây chỉ diễn ra bình thường ở nhiệt độ trung bình từ 20 – 300C.

Câu 20. Nhóm nào dưới đây gồm những cây ưa bóng?

A. Xà cừ, xương rồng, thanh long, rau má

B. Ngô, dứa, cải thảo, thìa là

C. Rau bợ, chua me, khoai tây, đậu xanh

D. Trầu không, hoàng tinh, diếp cá, lá lốt

Đáp án cần chọn là: D vì nhóm thực vật gồm những cây ưa bóng: trầu không, hoàng tinh, diếp cá, lá lốt. Chúng sống ở nơi râm mát hoặc dưới tán cây khác.

Câu 21. Cây xanh hô hấp vào thời gian nào trong ngày?

A. Chỉ hô hấp vào buổi sáng

B. Chỉ hô hấp vào ban đêm

C. Hô hấp suốt ngày đêm

D. Chỉ hô hấp vào ban ngày

Đáp án cần chọn là: C

Giải thích: Cây hô hấp suốt ngày đêm (SGK sinh học lớp 6 trang 78)

Câu 22. Nhóm nào dưới đây gồm những bộ phận của cây xanh xảy ra quá trình hô hấp?

A. Tất cả các phương án đưa ra

B. Rễ, thân

C. Lá, củ

D. Hoa, quả

Đáp án cần chọn là: A vì mọi cơ quan của cây đều tham gia hô hấp và trao đổi trực tiếp với môi trường (SGK sinh học lớp 6 trang 78)

Câu 23. Chất nào dưới đây là sản phẩm của quá trình hô hấp ở cây xanh?

A. Nước    

B. Tinh bột     

C. Vitamin

D. Oxi

Đáp án cần chọn là: A vì sơ đồ hô hấp (SGK sinh học lớp 6 trang 78):

Chất hữu cơ + Khí ôxi → Năng lượng + Khí cácbônic + Hơi nước

Câu 24. Trong các bộ phận ở cây xanh, quá trình hô hấp ở bộ phận nào gặp phải nhiều cản trở nhất?

A. Lá

B. Hoa     

C. Rễ     

D. Thân

Đáp án: C

Giải thích: Rễ cây sẽ hô hấp khó khăn hơn do khí ôxi trong lòng đất ít hơn trên bề mặt đất trong không khí như thân, lá, hoa, quả.

Câu 25. Việc làm nào dưới đây giúp cho quá trình hô hấp ở rễ cây diễn ra thuận lợi hơn?

A. Tưới nước     

B. Vun xới đất

C. Phủ rơm rạ

D. Bón phân     

Đáp án cần chọn là: B vì quá trình hô hấp ở rễ cây diễn ra thuận lợi khi vun xới đất để là đất thông thoáng, tơi xốp, thoáng khí, tạo nhiều khí ôxi.

Câu 26. Quá trình thoát hơi nước sẽ diễn ra mạnh mẽ trong điều kiện nào sau đây?

A. Tất cả các phương án đưa ra

B. Không khí khô hanh

C. Có gió thổi mạnh

D. Thời tiết nắng nóng

Đáp án cần chọn là: A vì quá trình thoát hơi nước sẽ diễn ra mạnh mẽ khi: thời kì khô hạn, nắng nóng và gió mạnh. Vì vậy, cần phải tưới nước đủ cho cây nhất vào các thời kì này.

Câu 27. Khi đưa cây đi trồng nơi khác, để tránh cho cây không bị mất nước, người ta thường làm gì?

A. Nhúng ngập cây vào nước

B. Tỉa bớt lá

C. Cắt ngắn rễ

D. Tưới đẫm nước cho cây

Đáp án cần chọn là: B vì phần lớn nước do rễ hút vào và thoát hơi nước qua lá nhờ các lỗ khí tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá. Vì vậy, khi di chuyển, trồng cây ở nơi khác cần tỉa bớt lá để giúp cây tránh bị mất nước.

Câu 28. Nhóm nào dưới đây gồm những cây có lá biến dạng?

A. Mây, mướp, hành tây, bèo đất

B. Mướp đắng, su su, diếp cá, húng chanh

C. Tía tô, roi, ổi, sim

D. Gừng, cam, chuối, hồng xiêm

Đáp án cần chọn là: A vì các loại lá biến dạng như lá biến thành gai, lá biến thành tua cuốn hoặc tay móc, lá vảy, lá dự trữ, lá bắt mồi…

Câu 29. Cây nào dưới đây có lá vảy?

A. Cà rốt     

B. Riềng     

C. Sắn

D. Khoai lang

Đáp án cần chọn là: C vì lá vảy: có các vảy bao bọc quanh giúp bảo vệ lá. Đây là 1 loại biến dạng của lá. VD: dong ta, giềng… (Hình SGK sinh học lớp 6 trang 84).

Câu 30. Tay móc ở cây mây có vai trò chính là gì?

A. Giúp cây bắt mồi

B. Là nơi thải các chất dư thừa ra khỏi cây

C. Giúp cây bám vào giá thể để leo lên cao

D. Là nơi dự trữ chất dinh dưỡng

Đáp án cần chọn là: C vì lá biến dạng: tua cuốn, tay móc… giúp cây bám vào giá thể để leo lên. VD: tre, đậu Hà lan…

Phần tiếp:

Câu trắc nghiệm Sinh học lớp 6 Bài 28 có đáp án: Cấu tạo và chức năng của hoa

Tổng hợp các câu trắc nghiệm Sinh học lớp 6 có đáp án

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác