Câu trắc nghiệm Sinh học lớp 6 ôn kiểm tra Chương 10 có đáp án: Vi khuẩn, nấm, địa y
Câu trắc nghiệm sinh học lớp 6 ôn kiểm tra Chương 10: Vi khuẩn, nấm, địa y
Câu 1. Vi khuẩn có đặc điểm nào sau đây?
A. Có cấu tạo đơn bào, sống độc lập hoặc thành cặp, nhóm
B. Kích thước rất nhỏ bé, chưa có nhân hoàn chỉnh
C. Tất cả các phương án đưa ra
D. Có hình thái đa dạng: hình que, hình cầu, hình dấu phẩy…
Đáp án cần chọn là: C vì vi khuẩn là sinh vật có kích thước nhỏ bé, cấu tạo đơn bào, riêng lẻ, có khi xếp thành từng chuỗi. Chưa có nhân hoàn chỉnh. Có nhiều hình thái đa dạng (hình 50.1 SGK Sinh học lớp 6 trang 160)
Câu 2. Vi khuẩn nào dưới đây có khả năng tự dưỡng?
A. Vi khuẩn lactic
B. Vi khuẩn lam
C. Vi khuẩn than
D. Vi khuẩn thương hàn
Đáp án cần chọn là: B vì vi khuẩn lam có các tế bào diệp lục, có khả năng quang học để tổng hợp chất hữu cơ nuôi sống cho mình
Câu 3. Ở vi khuẩn tồn tại bao nhiêu phương thức dinh dưỡng chủ yếu?
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
Đáp án cần chọn là: D vì vi khuẩn có 2 cách thức dinh dưỡng là: dị dưỡng và tự dưỡng SGK Sinh học lớp 6 trang 160)
Câu 4. Vi khuẩn sinh sản chủ yếu theo hình thức nào?
A. Phân đôi
B. Nảy chồi
C. Tạo thành bào tử
D. Tiếp hợp
Đáp án cần chọn là: A vì vi khuẩn có khả năng sinh sản rất nhanh bằng cách phân đôi tế bào. Trong điều kiện thuận lợi sau 12h từ 1 vi khuẩn có thể sinh sôi tới 10 triệu vi khuẩn mới SGK Sinh học lớp 6 trang 160)
Câu 5. Vi khuẩn gây bệnh cho con người và động vật là những vi khuẩn có lối sống
A. cộng sinh.
B. hoại sinh.
C. kí sinh.
D. tự dưỡng.
Đáp án cần chọn là: C
giải thích: vi khuẩn kí sinh trong cơ thể người và động vật sẽ gây bệnh như vi khuẩn lao, vi khuẩn lỵ… (SGK Sinh học lớp 6 trang 163)
Câu 6. Giữa vi khuẩn cố định đạm và cây họ Đậu đã hình thành nên mối quan hệ nào dưới đây
A. Cạnh tranh
B. Cộng sinh
C. Kí sinh
D. Hội sinh
Đáp án cần chọn là: B vì 1 số vi khuẩn cộng sinh với rễ cây họ Đậu tạo thành các nốt sần – có khả năng cố định đạm, bổ sung nguồn đạm cho đất – hình 50.3 SGK 163
Câu 7. Người ta đã “lợi dụng” hoạt động của vi khuẩn lactic để tạo ra món ăn nào dưới đây?
A. Bánh gai
B. Giả cầy
C. Giò lụa
D. Sữa chua
Đáp án cần chọn là: D vì trong môi trường sữa, vi khuẩn lactic tổng hợp enzyme lactose, tạo ra quá trình lên men để làm thành sữa chua SGK Sinh học lớp 6 trang 163)
Câu 8. Để bảo quản thực phẩm trước sự tấn công của vi khuẩn hoại sinh, chúng ta có thể áp dụng phương pháp nào sau đây?
A. Tất cả các phương án đưa ra
B. Sấy khô
C. Ướp muối
D. Ướp lạnh
Đáp án cần chọn là: A vì vi khuẩn hoại sinh gặp điều kiện thuận lợi như nhiệt độ, độ ẩm, chất dinh dưỡng… sẽ sinh sôi rất nhanh gây hỏng thức ăn…vậy nên để bảo quản cần phải ướp lanh, phơi khô hoặc ướp muối (SGK Sinh học lớp 6 trang 160)
Câu 9. Khi nói về virut, nhận định nào dưới đây là không chính xác?
A. Có lối sống kí sinh
B. Kích thước nhỏ hơn vi khuẩn
C. Có cấu tạo tế bào
D. Có hình thái và cấu trúc đa dạng: dạng khối, dạng que, dạng nòng nọc…
Đáp án cần chọn là: C vì virut có kích thước nhỏ hơn vi khuẩn: chỉ từ 12-50 phần triệu milimet. Có hình dạng đa dạng như dạng que, dạng nọng nọc, dạng khối… Có lối sống kí sinh – SGK 163
Câu 10. Khả năng phân hủy xác sinh vật phản ánh hình thức dinh dưỡng nào ở vi khuẩn?
A. Cộng sinh
B. Hoại sinh
C. Kí sinh
D. Hội sinh
Đáp án cần chọn là: B vì vi khuẩn hoại sinh có tác dụng phân huỷ xác động vật mùn, muối khoáng…cung cấp cho cây… (hình 50.2 SGK Sinh học lớp 6 trang 162)
Câu 11. Mốc trắng dinh dưỡng bằng hình thức
A. Cộng sinh.
B. Kí sinh.
C. Tự dưỡng.
D. Hoại sinh.
Đáp án cần chọn là: D vì mốc trắng dinh dưỡng bằng hình thức hoại sinh: các sợi mốc bám chặt vào bánh mì hoặc cơm thiu hút lấy nước và chất hữu cơ để sống – SGK Sinh học lớp 6 trang 165)
Câu 12. Khi nói về mốc trắng, nhận định nào dưới đây là không chính xác?
A. Thường tìm thấy trong cơm để lâu ngày, ruột bánh mì để thiu
B. Tồn tại vách ngăn giữa các tế bào trong sợi nấm
C. Sinh sản bằng bào tử
D. Không chứa diệp lục
Đáp án cần chọn là: B vì mốc trắng có cấu tạo dạng sợi phân nhánh, bên trong có tế bào chất và nhiều nhân nhưng không có vách ngăn giữa các tế bào. Không có chất diệp lục. Sinh sản bằng bảo tử. Và tìm thấy ở cơm thiu hay bánh mì (SGK Sinh học lớp 6 trang 165)
Câu 13. Chất kháng sinh pênixilin được sản xuất từ một loại
A. Nấm men.
B. Mốc tương.
C. Mốc trắng.
D. Mốc xanh.
Đáp án cần chọn là: D vì Penicillin là một trong một nhóm kháng sinh thu được từ 1 loại nấm xanh có tên là Penicillium SGK Sinh học lớp 6 trang 166)
Câu 14. Loại nấm nào dưới đây được xếp vào nhóm nấm mũ?
A. Nấm rơm
B. Nấm hương
C. Nấm mỡ
D. Tất cả các phương án đưa ra
Đáp án cần chọn là: D vì nấm mũ có các loại nấm như: nấm hương, nấm rơm, nấm mỡ, mộc nhĩ... (hình 51.5 SGK Sinh học lớp 6 trang 168)
Câu 15. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của nấm là
A. 25oC - 30oC
B. 35oC - 40oC
C. 30oC - 35oC
D. 15oC - 20oC
Đáp án cần chọn là: Avì ngoài thức ăn, nấm cần nhiệt độ thích hợp để phát triển, tốt nhất là 25 - 30°C (SGK Sinh học lớp 6 trang 166)
Câu 16. Loại nấm nào dưới đây được sử dụng làm thức ăn cho con người?
A. Nấm than
B. Nấm sò
C. Nấm von
D. Nấm men
Đáp án cần chọn là: B vì 1 số loại nấm làm thức ăn cho con người: men bia, nấm hương, nấm sò, nấm rơm, mộc nhĩ… (SGK Sinh học lớp 6 trang 169)
Câu 17. Ở người, bệnh nào dưới đây do nấm gây ra?
A. Bạch tạng
B. Tay chân miệng
C. Á sừng
D. Lang ben
Đáp án cần chọn là: D vì 1 số nấm kí sinh trên người có thể gây bênh như hắc lào, chứng nước ăn chân… SGK Sinh học lớp 6 trang 169)
Câu 18. Loại nấm nào dưới đây thường gây hại trên cây ngô?
A. Nấm thông
B. Nấm von
C. Nấm lim
D. Nấm than
Đáp án cần chọn là: C vì nấm than kí sinh trên cây ngô làm hỏng bắp làm thiệt hại mùa mang (Hình 51.6A SGK Sinh học lớp 6 trang 169)
Câu 19. Những loài nấm độc thường có điểm đặc trưng nào sau đây?
A. Thường sống quanh các gốc cây
B. Tỏa ra mùi hương quyến rũ
C. Có màu sắc rất sặc sỡ
D. Có kích thước rất lớn
Đáp án cần chọn là: C vì nấm độc thường có các đặc điểm như màu sắc sặc sỡ, có mùi hắc, có chảy sữa... Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp ngoại lệ, như có nấm độc có màu sắc và hình dạng giống nấm thường. Nên cần hết sức cảnh giác và cẩn trọng
Câu 20. Nấm sinh sản chủ yếu theo hình thức nào?
A. Sinh sản bằng hạt
C. Sinh sản bằng cách phân đôi
B. Sinh sản bằng cách nảy chồi
D. Sinh sản bằng bào tử
Đáp án cần chọn là: D vì nấm sinh sản chủ yếu bằng bào tử (SGK Sinh học lớp 6 trang 167)
Câu 21. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: Địa y được tạo thành nhờ mối quan hệ … giữa nấm và tảo hoặc nấm và vi khuẩn lam.
A. Hội sinh
B. Kí sinh
C. Cộng sinh
D. Hoại sinh
Đáp án cần chọn là: C vì địa y là 1 dạng đặc biệt được hình thành do sự chung sống giữa 1 số loại tảo và nấm (Hình 52.2 SGK Sinh học lớp 6 trang 167)
Câu 22. Trong địa y, các sợi nấm có vai trò gì?
A. Tổng hợp chất hữu cơ
B. Tất cả các phương án đưa ra
C. Tiết chất độc xua đuổi kẻ thù
D. Hút nước và muối khoáng
Đáp án cần chọn là: D vì trong địa y: các sợi nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo. Tảo nhờ có chất diệp lục, sử dụng chúng để chế tạo chất hữu cơ nuôi sống cả 2 bên (SGK Sinh học lớp 6 trang 171)
Câu 23. Địa y thường được tìm thấy ở
A. Mặt đất.
B. Các đầm lầy.
C. Mặt dưới của lá cây.
D. Thân cây gỗ.
Đáp án cần chọn là: D vì địa y có thể hình vảy, hình búi sợi, hình cành cây bám chặt vào vỏ thân cây gỗ hoặc trên đá (Hình 52.1 SGK Sinh học lớp 6 trang 171)
Câu 24. Vì sao nói địa y có vai trò tiên phong mở đường?
A. Vì chúng phân hủy đá thành đất và khi chết đi tạo thành một lớp mùn làm thức ăn cho các thực vật khác đến sau.
B. Vì chúng là dạng sống duy nhất có khả năng hấp thụ năng lượng bức xạ mặt trời, khởi đầu cho mọi quan hệ dinh dưỡng khác.
C. Vì chúng có mặt ở mọi nơi trên Trái Đất và là nguồn thức ăn của hầu hết các loài động vật.
Đáp án cần chọn là: A vì địa y có vai trò tiên phong mở đường vì chúng sống được ở những nơi khô cằn, chúng phân huỷ đá thành đất và khi chết đi tạo thành một lớp mùn làm thức ăn cho các thực vật khác đến sau (SGK Sinh học lớp 6 trang 172)
Câu 25. Từ địa y, người ta có thể sản xuất ra chế phẩm nào sau đây?
A. Nước hoa
B. Rượu
C. Phẩm nhuộm
D. Tất cả các phương án đưa ra
Đáp án cần chọn là: D vì ngoài làm thức ăn, người ta còn dùng địa y để chế biến rượu, nước hao, phẩm nhuộm và làm thuốc (SGK Sinh học lớp 6 trang 172)
Câu 26. Thành phần nào dưới đây không thể có trong cấu tạo của địa y?
A. Nấm
B. Rêu
C. Tảo
D. Vi khuẩn lam
Đáp án cần chọn là: B vì địa y là dạng sinh vật đặc biệt gồm tảo và nấm hoặc nấm và vi khuẩn lam cộng sinh (SGK Sinh học lớp 6 trang 172)
Câu 27. Địa y có thể có hình dạng nào dưới đây?
A. Dạng vảy
B. Dạng búi sợi
C. Hình cành cây
D. Tất cả các phương án đưa ra
Đáp án cần chọn là: D vì về hình dạng bên ngoài, địa y có thể hình vảy, hình cành cây, hoawcj hình búi sợi bám vào thân cây hoặc cành cây SGK Sinh học lớp 6 trang 172)
Câu 28. Thành phần nào dưới đây luôn có mặt trong cấu tạo của bất kỳ loại địa y nào?
A. Tảo
B. Nấm
C. Rêu
D. Vi khuẩn
Đáp án cần chọn là: B vì địa y là dạng sinh vật đặc biệt gồm tảo và nấm hoặc nấm và vi khuẩn lam cộng sinh SGK Sinh học lớp 6 trang 172)
Câu 29. Chức năng quang hợp của địa y được thực hiện nhờ thành phần nào?
A. Nấm hoặc vi khuẩn lam
B. Cả nấm và vi khuẩn lam
C. Tảo hoặc vi khuẩn lam
D. Cả nấm và tảo
Đáp án cần chọn là: C vì tảo và vi khuẩn lam nhờ có chất diệp lục trong cơ thể nên có chức năng quang hợp chế tạo chất hữu cơ nuôi sống địa y SGK Sinh học lớp 6 trang 171)
Câu 30. Khi nói về địa y, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sống được ở những nơi khô cằn
B. Các thành phần của địa y không có mối liên hệ về mặt dinh dưỡng
C. Phân bố ở cả trong nước, trên mặt đất và trong không khí
D. Không có vai trò trong việc tạo thành đất.
Đáp án cần chọn là: A vì địa y là sinh vật đặc biệt gồm tảo và nấm cộng sinh, thường bám trên thân cây hoặc trên đá. Đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thành đất. và sống được ở những nơi khô cằn SGK Sinh học lớp 6 trang 172)
Phần tiếp:
Tổng hợp các câu trắc nghiệm Sinh học lớp 6 có đáp án
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 ôn tập: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 ôn tập có đáp án: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ -
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 2)
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án chính xác: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 2) -
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án: Một số phương pháp biểu diễn các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 1)
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án chính xác: Một số phương pháp biểu diễn các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 1) -
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 2)
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án chính xác: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 2) -
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 1)
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án chính xác: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 1) -
Câu trắc nghiệm Địa lý lớp 10 theo bài, ôn tập có đáp án
Câu trắc nghiệm Địa lý lớp 10 theo bài, ôn tập có đáp án chính xác -
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 3 ôn tập: Các nguyên tố hóa học và nước
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 3 ôn tập có đáp án: Các nguyên tố hóa học và nước -
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 3 có đáp án: Các nguyên tố hóa học và nước
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 3 có đáp án chính xác: Các nguyên tố hóa học và nước -
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 ôn tập: Các giới sinh vật
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 ôn tập có đáp án: Các giới sinh vật -
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 có đáp án: Các giới sinh vật
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 có đáp án: Các giới sinh vật