Câu trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 bài 3 có đáp án: Các quốc gia cổ đại phương đông (ôn tập)

4/22/2022 9:32:00 PM
Câu trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 bài 3 có đáp án: Các quốc gia cổ đại phương đông (ôn tập)

 

Câu trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 bài 3 có đáp án: Các quốc gia cổ đại phương đông (ôn tập)

Câu 1: Các lực lượng chính trong xã hội cổ đại phương Đông bao gồm

A. Nông dân, công nhân, địa chủ

B. Chủ nô, nông dân tự do, nô lệ.

C. Vua, quý tộc, nô lệ

D. Quý tộc, nông dân công xã, nô lệ.

Đáp án cần chọn là: D vì các lực lượng chính trong xã hội cổ đại phương Đông bao gồm:

- Quý tộc: thuộc giai cấp thống trị, sống sung túc.

- Nông dân công xã: bộ phận đông đảo, có vai trò to lớn trong sản xuất.

- Nô lệ: tầng lớp thấp nhất trong xã hội, làm việc nặng nhọc hậu hạ quý tộc.

Câu 2: Các giai cấp chính trong xã hội cổ đại phương Đông bao gồm

A. Quý tộc, quan lại, nông dân công xã.

B. Vua, quý tộc, nô lệ.

C. Chủ nô, nông dân tự do, nô lệ.    

D. Quý tộc, nông dân công xã, nô lệ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Bộ phận đông đảo nhất trong là xã hội cổ đại phương Đông

A. Nông dân công xã   

B. Quý tộc         

C. Tăng lữ

D. Nô lệ

Đáp án cần chọn là: A vì bộ phân đông đảo nhất và là lao động chính trong xã hội cổ đại phương Đông là nông dân công xã.

Câu 4: Nhà nước của các quốc gia cổ đại Phương Đông được hình thành ở

A. Trên các hòn đảo

B. Lưu vực các dòng sông lớn

C. Ở các thung lũng

D. Trên các vùng núi cao

Đáp án cần chọn là: B vì nhà nước của các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn:

- Ai Cập: sông Nin.

- Hàng chục nước lớn nhỏ của người Su-me ở Lưỡng Hà: sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát.

- Ấn Độ: sông Ấn và sông Hằng.

- Nhà Hạ: sông Trường Giang và sông Hoàng Hà.

Câu 5: Các quốc gia cổ đại phương Đông đều được hình thành vào khoảng thời gian nào?

A. Khoảng thiên niên kỉ IV - III TCN

B. Khoảng thiên niên kỉ IV - II TCN

C. Khoảng thiên niên kỉ III - IV TCN

D. Khoảng thiên niên kỉ I - III TCN

Đáp án cần chọn là: A vì các quốc gia cổ đại phương Đông đều đã được hình thành từ khoảng thiên niên kỉ thứ IV - III TCN.

Câu 6: Vào khoảng thời gian 3500 - 2000 năm TCN, cư dân phương Đông đã tập trung theo từng bộ lạc ở

A. Các thềm đất cao gần sông

B. Vùng ven biển rộng lớn.    

C. Vùng đồng bằng màu mỡ.

D. Vùng núi cao phía Bắc.

Đáp án cần chọn là: A vì do có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên khoảng 3500 - 2000 năm TCN, cư dân đã tập trung khá đông theo từng bộ lạc trên các thềm đất cao gần sông.

Câu 7: Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại Phương Đông là

A. Thể chế quân chủ chuyên chế

B. Thể chế dân chủ cộng hòa.

C. Thể chế cộng hoà dân chủ

D. Thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền

Đáp án cần chọn là: D vì thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông là thể quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, trong đó vua là người đứng đầu có quyền lực tối cao, dưới vua là bộ máy hành chính quan liêu gồm toàn quý tộc đứng đầu là Vidia (Ai Cập) hoặc Thừa tướng (Trung Quốc). Chế độ này còn gọi là chế độ chuyên chế cổ đại.

Câu 8: Đứng đầu giai cấp thống trị ở các quốc gia cổ đại phương Đông là

A. Vua chuyên chế

B. Quý tộc        

C. Quan đại thần

D. Tầng lớp tăng lữ

Đáp án cần chọn là: A vì giai cấp thống trị bao gồm: vua chuyên chế, quý tộc, quan lại, chủ ruộng, tăng lữ. Đứng đầu là Vua chuyên chế.

Câu 9: Chữ viết của các cư dân Phương Đông cổ đại ra đời xuất phát từ nhu cầu

A. Phục vụ lợi ích cho giai cấp thống trị

B. Nhu cầu trao đổi       

C. Ghi chép và lưu giữ thông tin

D. Phục vụ giới quý tộc

Đáp án cần chọn là: C vì sự phát triển của đời sống làm cho quan hệ xã hội của loài người trở nên phong phú và đa dạng; người ta cần ghi chép và lưu giữ những gì đang diễn ra. Chữ viết ra đời bắt nguồn từ đó.

Câu 10: Chữ viết đầu tiên của người phương Đông cổ đại là chữ gì?

A. Chữ tượng hình.       

B. Chữ tượng thanh.    

C. Chữ Phạn.

D. Chữ tượng ý.

Đáp án cần chọn là: A vì người ta cần ghi chép và lưu giữ nên chữ viết ra đời. Ban đầu là chữ tượng hình, sau được cách điệu hóa thành nét để diễn tả ý nghĩa của con người gọi là chữ tượng ý.

Câu 11: Công cụ sản xuất ban đầu của cư dân cổ đại phương Đông là gì?

A. Đồng, đồ sắt, xương thú.

B. Đá, đồng đỏ, đồ sắt.

C. Đồng thau, đá, tre, gỗ.

D. Sắt, đồng thau, tre, gỗ

Đáp án cần chọn là: C vì công cụ sản xuất ban đầu của cư dân cổ đại phương Đông là đồng thau cùng với công cụ bằng đá, tre, gỗ.

Câu 12: Cư dân cổ đại phương Đông sinh sống bằng nghề gì?

A. Trồng trọt, chăn nuôi và ngoại thương.

B.

C. Thủ công nghiệp và trồng trọt, chăn nuôi.

D. Nông nghiệp và ngành kinh tế bổ trợ cho nghề nông.

Đáp án cần chọn là: D vì các cư dân cổ đại phương Đông lấy “nghề nông làm gốc”, kết hợp nuôi gia súc, làm đồ góm, dệt vải để đáp ứng như cầu hàng ngày của mình. Đó là những ngành kinh tế bổ trợ cho nghề nông.

Câu 13: Xã hội có giai cấp và nhà nước phương Đông được hình thành từ

A. Liên minh công xã.

B. Công xã nguyên thủy.

C. Liên minh bộ lạc.

D. Liên minh thị tộc.

Đáp án cần chọn là: C vì xã hội có giai cấp và nhà nước phương Đông được hình thành từ liên minh bộ lạc, tức là nhiều bộ lạc có quan hệ thân thuộc với nhau, liên kết với nhau do nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình trị thủy. Nhà nước được lập ra để điều hành và quản lí xã hội.

Câu 14: Nguồn gốc của những người nô lệ trong xã hội cổ đại phương Đông xuất thân từ đâu?

A. Tù binh chiến tranh, nông dân nghèo không trả được nợ.

B. Người buôn bán từ các nước khác đến.

C. Những người vay nợ.

D. Nông dân nghèo trả được nợ.

Đáp án cần chọn là: A vì Nô lệ trong xã hội cổ đại phương Đông là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Nguồn gốc chính là những tù bình bị bắt trong chiến tranh, nông dân nghèo không trả được nợ. Họ chuyên làm những việc nặng nhọc, hầu hạ quý tộc.

Câu 15: Lịch do người phương Đông tạo ra được gọi là

A. Âm lịch.

B. Dương lịch.

C. Nông lịch.

D. Âm dương lịch.

Đáp án cần chọn là: C vì lịch của người phương Đông tạo ra gọi là nông lịch, một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.

Câu 16: Tri thức đầu tiên của người phương Đông cổ đại về thiên văn là

A. Thời gian trong năm được tính bằng tháng, ngày, giờ

B. Một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.

C. Một năm chia thành 12 tháng và một ngày 24 giờ.

D. Sự chuyển động của Mặt trời, Mặt Trăng.

Đáp án cần chọn là: D vì để cày cấy đúng thời vụ, người nông dân luôn phải “trông trời, trông đất”. Dần dần, họ biết đến sự chuyển động của Mặt trời, Mặt trăng. Đó là những trí thức đầu tiên về thiên văn.

Câu 17: Nhà nước Ai Cập cổ đại hình thành trên cơ sở

A. Liên kết các công xã.

B. Liên kết các thị tộc.

C. Liên kết các bộ lạc.

D. Liên kết, chinh phục tất cả các nôm.

Đáp án cần chọn là: D vì khoảng 3200 năm TCN, một quý tộc có thể lực đã chinh phục được tất cả các Nôm và thành lập Nhà nước Ai Cập thống nhất.

Câu 18: Vua ở Ai Cập được gọi là gì?

A. En-xi.

B. Thần thánh dưới trần gian.

C. Pha-ra-on.

D. Thiên tử

Đáp án cần chọn là: C vì Vua là người đứng đầu giai cấp thống trị trong xã hội cổ đại phương Đông, dựa vào quý tộc và tôn giáo, bắt mọi người phải phục tùng. Vua chuyên chế - người Ai Cập gọi là Pharaôn (cái nhà lớn), người Lưỡng hà gọi là Enxi (người đứng đầu), Trung Quốc gọi là Thiên Tử (con trời).

Câu 19: Những hiểu biết về Toán học của cư dân phương Đông cổ đại có ý nghĩa như thế nào?

A. Để lại nhiều kinh nghiệm quý, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở thời kì sau.

B. Là tiền đề quan trọng cho các ngành khoa học cơ bản cho đến thời kì hiện đại.

C. Tác động tích cực đến các lĩnh vực văn học, chính trị, kiến trúc và nghệ thuật.

D. Thể hiện sự sáng tạo và nâng cao mức sống cho con người.

Đáp án cần chọn là: A vì những hiểu biết về toàn học của người xưa đã để lại nhiều kinh nghiệm quý, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở thời kì sau. Tiêu biểu là những thành tựu về: số pi, diện tích hình tròn, diện tích hình tam giác của người Ai Cập; số 0 của người Ấn Độ tạo nên.

Câu 20: Cư dân nào tìm ra chữ số “không”?

A. Ai Cập

B. Ấn Độ

C. La Mã

D. Lưỡng Hà

Đáp án cần chọn là: B vì chữ số mà ta dùng hiện nay, quen gọi là chữ số A-rập, kể cả số 0 là thành tựu lớn của người Ấn Độ tạo nên.

Câu 21: Ở Trung Quốc, vương triều nào được hình thành đầu tiên thời cổ đại?

A. Nhà Hán                       

B. Nhà Chu

C. Nhà Tần

D. Nhà Hạ

Đáp án cần chọn là: D vì chế độ công xã nguyên thủy ở Trung Quốc tan rã vào cuối thiên niên kỉ III TCN. Vương triều nhà Hạ được hình thành vào khoảng thế kỉ XXI TCN đã mở đầu cho xã hội có giai cấp và nhà nước ở Trung Quốc.

Câu 22: Ở Ai Cập cổ đại, cư dân sinh sống tập trung theo từng

A. Thị tộc.

B. Công xã.                    

C. Bộ lạc.                          

D. Nôm.

Đáp án cần chọn là: D vì ở Ai Cập cổ đại, để huy động được nhiều nhân công làm thủy lợi, các công xã đã hợp lại thành các liên minh công xã, gọi là các “Nôm”.

Câu 23: Bộ máy hành chính giúp việc cho vua ở các quốc gia cổ đại phương Đông gồm

A. Các tầng lớp trong xã hội.

B. Nông dân công xã và quý tộc.

C. Toàn quý tộc.

D. Toàn tăng lữ.

Đáp án cần chọn là: C vì bộ máy hành chính giúp việc cho vua ở các quốc gia cổ đại phương Đông gồm toàn quý tộc, đứng đầu là Vidia (Ai Cập) và Thừa tướng (Trung Quốc).

Câu 24: Bộ máy quan liêu của các nhà nước cổ đại phương Đông gồm toàn quý tộc làm nhiệm vụ

A. Thu thuế, xây dựng công trình công cộng và chỉ huy quân đội.

B. Quyết định mọi mặt của đất nước và chỉ huy quân đội.

C. Soạn thảo các bộ luật và chủ huy tất cả các lĩnh vực.

D. Quản lí luật pháp và có vai trò điều hành tất cả lĩnh vực.

Đáp án cần chọn là: A vì giúp việc cho nhà vua trong bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế cổ đại là bộ máy hành chính quan liêu gồm toàn quý tộc: Bộ máy này các công việc như: thu thuế, xây dựng các công trình công cộng như đền, tháp, cung điện, đường sá và chủ huy quân đội.

Câu 25: Khu vực nào sau đây không gắn liền với sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên?

A. Lưu vực sông Ti-gơ-rơ

B. Lưu vực sông Nin

C. Lưu vực sông Hằng

D. Lưu vực sông Mê Kông

Đáp án cần chọn là: D vì từ thiên niên kỉ IV đến thiên niên kỉ III TCN, xã hội có giai cấp và nhà nước đều được hình thành ở lưu vực sông Nin, sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát, sông Ấn, sông Hằng, sông Hoàng Hà. Lưu vực sông Mê Kông không gắn liền với sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên.

Câu 26: Điều kiện tự nhiên nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của các quốc gia cổ đại phương Đông?

A. Khí hậu nóng ẩm, phù hợp cho việc gieo trồng.

B. Đất phù sa ven sông màu mỡ, mềm xốp, rất dễ canh tác.

C. Lượng mưa phân bố đều đặn theo mùa.

D. Vùng ven biển, có nhiều vũng, vịnh sâu và kín gió.

Đáp án cần chọn là: D vì các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn, không phải ở vùng ven biển nên điều kiện tự nhiên vùng biên biển, có nhiều vũng, vịnh sâu và kín gió không phải là cơ sở hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông.

Câu 27: Tại sao nhà nước ở các quốc gia cổ đại Phương Đông thường ra đời sớm?

A. Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp và làm thuỷ lợi

B. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu ôn hòa.

C. Do nhu cầu phát triển kinh tế và nâng cao đời sống.

D. Do nhu cầu sinh sống và phát triển thương nghiệp.

Đáp án cần chọn là: A vì bắt nguồn từ nền kinh tế chính của cư dân các nước phương Đông là kinh tế nông nghiệp làm gốc. Hơn nữa, do sống ở cạnh các con sông lớn nên cư dân nơi đây có nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi. Đây là những công việc lớn cần có sự liên kết với nhau, một vài người không thể tự hoàn thành. Vì thế, các bộ lạc có mối quan hệ thân thuộc với nhau đã liên minh với nhau thành liên minh bộ lạc => Nhà nước sau đó được lập ra để điều hành và quản lí xã hội. Đứng đầu bộ máy chuyên chế là vua nắm mọi quyền hành trong tay.

Câu 28: Tại sao các quốc gia cổ đại phương Đông sớm hình thành và phát triển ở lưu vực các sông lớn?

A. Đây vốn là địa bàn sinh sống của người nguyên thủy.

B. Điều kiện tự nhiên ở đây thuận lợi, đất đai màu mỡ, dễ canh tác, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển.

C. Cư dân ở đây có trình độ văn minh cao hơn.

D. Cư dân ở đây sớm phát hiện ra công cụ bằng kim loại.

Đáp án cần chọn là: B vì các quốc gia cổ đại phương Đông sớm hình thành và phát triển ở lưu vực các sông lớn bởi nơi đây có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển ngành kinh tế chủ chốt - nông nghiệp, đặc biệt là đất đai có phù sa màu mỡ, dễ canh tác, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp dễ dàng phát triển.

Câu 29: Tại sao các công trình kiến trúc ở các quốc gia cổ đại Phương Đông thường đồ sộ?

A. Thể hiện sức mạnh của thần thánh

B. Thể hiện sức mạnh của đất nước

C. Thể hiện sức mạnh và uy quyền của nhà vua

D. Thể hiện tình đoàn kết dân tộc

Đáp án cần chọn là: C vì trong nền văn minh cổ đại phương Đông, nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú. Nhiều công trình kiến trúc đến nay vẫn còn lưu lại như: Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lường Hà,…Các công trình được xây dựng chủ yếu là ở những khu vực trung tâm của nhà nước và phục vụ cho nhu cầu của nhà vua/pharaong/…hay quý tộc. Công trình càng lớn, càng độc đáo thì càng thể hiện được sức mạnh và uy quyền của nhà vua. Cũng chính vì lẽ đó, các công trình kiến trúc ở các quốc gia cổ đại phương Đông thường rất đồ sộ.

Câu 30: Đặc điểm chung của kiến trúc phương Đông cổ đại là

A. Đẹp về mặt mĩ thuật.          

B. Phức tạp về hình khối.       

C. Có nhiều hoa văn hình rồng.

D. Đồ sộ về quy mô.

Đáp án cần chọn là: D vì trong nền văn minh cổ đại phương Đông, nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú. Nhiều công trình kiến trúc đến nay vẫn còn lưu lại như: Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lường Hà…Các công trình được xây dựng chủ yếu là ở những khu vực trung tâm của nhà nước và phục vụ cho nhu cầu của nhà vua/pharaong/…hay quý tộc. Công trình càng lớn, càng độc đáo thì càng thể hiện được sức mạnh và uy quyền của nhà vua. Cũng chính vì lẽ đó, các công trình kiến trúc ở các quốc gia cổ đại phương Đông thường rất đồ sộ về quy mô.

Câu 31: Tại sao lại gọi lịch của các cư dân ở các quốc gia cổ đại Phương Đông là “nông lịch”?

A. Do nông dân sáng tạo ra       

B. Đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp

C. Dựa vào sự chuyển động của mặt trăng

D. Dựa vào kinh nghiệm canh tác lúa nước.

Đáp án cần chọn là: B vì ngành kinh tế chính của cư dân các quốc gia cổ đại phương Đông là nông nghiệp => Lịch được tạo nên do kinh nghiệm từ đời sống sản xuất nông nghiệp và cũng nhằm để phục vụ nông nghiệp => Lịch Sử các quốc gia cổ đại phương Đông được gọi là “nông lịch”.

Câu 32: Vì sao nông nghiệp phát triển sớm nhất và có hiệu quả nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông?

A. Nhờ làm thủy lợi tốt.

B. Nhờ nhân dân cần cù lao động.

C. Nhờ sử dụng công cụ bằng sắt sớm.

D. Nhờ các dòng sông mang phù sa bồi đắp.

Đáp án cần chọn là: D vì tại các quốc gia cổ đại phương Đông, nông nghiệp phát triển sớm và có hiệu quả nhất. Vì:

- Họ sống tập trung theo từng bộ lạc, trên các thềm đất cao gần sông, dễ trồng vườn, trồng lúa và chăn nuôi.

- Đồng bằng ven sông đã bù đắp rất nhiều cho con người. Vào mùa mưa hàng năm, nước sông dâng cao, phủ lên các chân ruộng thấp một lớp phù sa màu mỡ và làm cho đất rất mềm, dễ dàng canh tác với những chiếc cày bằng gỗ.

Câu 33: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của nô lệ ở phương Đông cổ đại?

A. Chuyên làm việc nặng nhọc và hầu hạ tầng lớp quý tộc.

B. Là tù binh chiến tranh hay những nông dân công xã không trả được nợ hoặc bị phạm tội.

C. Được coi là “công cụ biết nói”.

D. Không phải là lực lượng sản xuất chính trong xã hội.

Đáp án cần chọn là: C vì Nô lệ ở phương Đông là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ có nguồn gốc là những tù binh bị bắt trong chiến tranh hay những nông dân nghèo không trả được nợ. Họ chuyên làm các việc nặng nhọc và hầu hạ tầng lớp quý tộc. Nô lệ ở phương Đông không chiếm số lượng lớn như phương Tây. Ở phương Tây, nô lệ chiếm số lượng đông đảo, là lực lượng sản xuất chính và được coi là “công cụ biết nói”, thậm chí còn là thứ hàng hóa để trao đổi, buôn bán => Đáp án C: không phải là đặc điểm của nô lệ ở phương Đông cổ đại.

Câu 34: Đối tượng nào sau đây không thuộc giai cấp thống trị ở các quốc gia cổ đại phương Đông?

A. Chủ ruộng đất.              

B. Quý tộc, quan lại.           

C. Tăng lữ.                           

D. Thương nhân

Đáp án cần chọn là: D vì trong quá trình phân hóa xã hội, đứng đầu giai cấp thống trị là những ông vua chuyên chế và đội ngũ đông đảo quý tộc, quan lại, chủ ruộng đất và tầng lớp quý tộc tăng lữ. => Thương nhân không thuộc tầng lớp thống trị ở các quốc gia cổ đại phương Đông.

Câu 35: Bộ máy giúp việc cho vua trong nhà nước chuyên chế cổ đại phụ trách rất nhiều công việc, ngoại trừ việc

A. Chỉ huy quân đội

B. Thu thuế.

C. Chỉ đạo xây dựng các công trình công cộng.

D. Cai quản đền thờ thần

Đáp án cần chọn là: D vì bộ máy giúp việc cho nhà vua thời kì cổ đại có rất nhiều công việc, bao gồm: làm các công việc thu thuế, xây dựng các công trình công cộng như đền tháp, cung điện và chỉ huy quân đội nhưng không có vai trò cải quản đền thờ thần.

Câu 36: Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội phương Đông cổ đại là mâu thuẫn giữa các giai cấp nào?

A. Địa chủ với nông dân        

B. Quý tộc với nông dân công xã

C. Quý tộc với nô lệ

D. Vua với nông dân công xã.

Đáp án cần chọn là: B vì ở các nước phương Đông, cư dân chủ yếu làm nghề nông, vì vậy bộ phận đông đảo nhất và có vai trò to lớn nhất là nông dân công xã. Họ canh tác trên phần ruộng được giao và nộp một phần cho quý tộc dưới dạng thuế. Tuy nhiên, giai cấp quý tộc là những người có của cải và quyền thế. Họ sống cuộc sống giàu sang, sung túc chủ yếu dựa trên sự bóc lột nông dân công xã, mà cụ thể là bằng thuế. Với đủ các thứ thuế vô lý cùng sự chèn ép của quý tộc => dẫn đến mâu thuẫn giữa quý tộc và nông dân công xã nảy sinh gay gắt. Đây là mâu thuẫn cơ bản trong xã hội phương Đông cổ đại.

Câu 37: Tại sao gọi chế độ nhà nước ở phương Đông cổ đại là chế độ quân chủ chuyên chế cổ đại?

A. Đứng đầu nhà nước là vua, xây dựng bộ máy nhà nước hoàn chỉnh đến địa phương.

B. Xuất hiện sớm nhất, do nhà vua đứng đầu và bộ máy nhà nước hoàn chỉnh.

C. Xuất hiện sớm nhất, do vua chuyên chế đứng đầu, có quyền lực tối cao.

D. Nhà nước đầu tiên từ thời cổ đại, bộ máy quan lại chủ yếu là nho sĩ.

Đáp án cần chọn là: C vì gọi chế độ nhà nước phương Đông là chế độ chuyên chế cổ đại vì:

- Nhiều bộ lạc có quan hệ thân thuộc với nhau, liên kết với nhau do nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi. Nhà nước được lập ra để điều hành và quản lí xã hội. Nhà nước này xuất hiện sớm nhất, từ thời kì cổ đại.

- Đứng đầu nhà nước là vua. Vua nắm mọi quyền hành và có quyền quyết định mọi vấn đề của đất nước.

- Giúp việc cho vua là một bộ máy hành chính quan liêu gồm toàn quý tộc, đứng đầu là Vidia (Ai Cập) hoặc Thừa tướng (Trung Quốc)

Câu 38: Nhà nước phương Đông cổ đại mang bản chất của

A. Nhà nước độc tài quân sự.

B. Nhà nước quân chủ chuyên chế cổ đại.

C. Nhà nước dân chủ tập quyền.

D. Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

Đáp án cần chọn là: B vì Nhà nước phương Đông cổ đại mang bản chất của nhà nước quân chủ chuyên chế cổ đại. Nhà nước chuyên chế phương Đông là:

-  Nhà nước mà quyền đứng đầu và mọi quyền lực đều nằm trong tay nhà vua/Enxi, Pharaon. Vua/Enxi/Pharaon có quyền quyết định mọi việc đối với đất nước, là tối thượng, ở một số nước vua được thần thánh hóa.

- Xã hội được tổ chức theo trật tự tôn ti. Giúp việc cho vua là tầng lớp quan lại, quý tộc mà ở nhà nước phương

đông thì đứng đầu là quan tể tướng/Vidia... Ngoài ra còn có các tầng lớp khác đó là nhân dân tự do và nô lệ. Cụ thể chia làm 3 giai cấp: quý tộc, nông dân công xã, nông nô.

Câu 39: Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của nhà nước chuyên chế cổ đại.

A. Xuất hiện đầu tiên trong lịch sử.

B. Giúp việc cho vua là bộ máy hành chính quan liêu.    

C. Do vua đứng đầu có quyền lực tối cao.

D. Nho giáo là hệ tư tưởng chính thống.

Đáp án cần chọn là: D vì đặc điểm Nho giáo là hệ tư tưởng chính thống là đặc điểm của nhà nước phong kiến Trung Quốc thời kì Trung đại, Việt Nam cóm chịu ảnh hưởng ở đa số các triều đại trong quá trình tồn tại từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX.

Câu 40: Ý nào không phản ánh đúng nhu cầu dẫn đến sự sáng tạo toán học của người phương Đông?

A. Tính toán lại diện tích ruộng đất sau mỗi mùa nước ngập.

B. Tính toán các khoản nợ nần.

C. Tính toán trong xây dựng.

D. Tính toán lỗ lãi trong buôn bán nô lệ.

Đáp án cần chọn là: D vì do nhu cầu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán trong việc xây dựng, nên Toán học xuất hiện rất sớm ở phương Đông. Ở phương Đông không phổ biến buôn bán nô lệ như phương Tây nên nhu cầu tính toán lỗ lãi trong buôn bán nô lệ không phải là nhân tố thúc đẩy người phương Đông sáng tạo Toán học.

Câu 41: Quá trình cải biến chữ viết của cư dân cổ đại phương Đông diễn ra lần lượt theo trình tự nào?

A. chữ tượng hình → chữ tượng thanh → chữ tượng ý

B. chữ tượng hình → chữ tượng ý → chữ tượng thanh

C. chữ tượng ý → chữ tượng hình → chữ tượng thanh

D. chữ tượng thanh → chữ tượng ý → chữ tượng hình

Đáp án cần chọn là: B vì ban đầu, cư dân phương Đông phát minh ra chữ viết vào khoản thiên niên kỉ IV TCN, xuất hiện đầu tiên ở Ai Cập và Lưỡng Hà. Lúc đầu chữ viết chỉ là hình vẽ những gì mà họ muốn nói, sau đó sáng tạo thêm những kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng gọi là chữ tượng hình => Sau đó, người ta cách điệu hóa chữ tượng hình thành thành nét và ghép các nét theo quy ước để phản ánh ý nghĩa của con con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý => Chữ tượng ý chưa tách khỏi chữ tượng hình mà thong được ghép với một thanh để phản ánh tiếng nó, tiếng gọi có âm sắc của con người gọi là chữ tượng thanh.

Câu 42: Nguyên liệu nào sau đây không được cư dân phương Đông cổ đại dùng để viết chữ?

A. Giấy Pa-pi-rút                   

B. Đất sét                           

C. Mai rùa                         

D. Vỏ cây

Đáp án cần chọn là: D vì

- Đối với người Ai Cập, nguyên liệu dùng để viết là giấy làm bằng vỏ cây Papirut.

- Người Su-me ở Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc hung khô.

- Người Trung Quốc lúc đầu khắc chữ trên xương thú hoặc mai rùa, về sau họ đã biết kết hợp một số nét thành chữ và viết trên thẻ tre hay trên lụa.

=> Vỏ cây chỉ là nguyên liệu để làm giấy viết, không được cư dân cổ đại phương Đông dùng để viết chữ.

Câu 43: Ngành khoa học ra đời sớm nhất gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp của các cư dân cổ đại phương Đông là

A. Chữ viết

B. Toán học

C. Thiên văn học và lịch pháp.

D. Chữ viết và lịch pháp.

Đáp án cần chọn là: C vì do hoạt động sản xuất nông nghiệp, muốn cày cấy theo thời vụ người nông dân cần quan sát quy luật của trời đất. Dần dần họ biết đến sự chuyển động của Mặt Trăng, Mặt Trời. Từ những tri thức đầu tiên này cư dân phương Đông đã sáng tạo ra lịch. Đây cũng đông thời là cơ sở để tính chu ki thời gian và mùa. Người ta biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ. => Thiên văn học và lịch pháp ra đời từ nông nghiệp và phục vụ cho nông nghiệp.

Câu 44: Những tri thức khoa học nào ra đời thuộc vào loại sớm nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông?

A. Thiên văn học và Lịch pháp         

B. Lịch pháp và chữ viết

C. Toán học và Thiên văn học

D. Thiên văn học, Lịch pháp và chữ viết.

Đáp án cần chọn là: A vì những tri thức về Thiên văn học và Lịch pháp là những tri thức khoa học ra đời vào loại sớm nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông. Do:

Nông nghiệp là nền kinh tế chủ chốt và lâu đời nhất tại các quốc gia cổ đại phương Đông. Trải qua quá trình cày cấy, nông dân hiểu được tính chất tăng trưởng và thời vụ của cây lúa có liên quan đến quá trình “mọc” và “lặn” của Mặt Trời và Mặt Trăng. Qua quan sát, người ta thấy cứ khoảng 30 ngày đêm là một lần trăng tròn. Đây là cơ sở để họ tính chu kì thời gian và mùa.

=> Từ đó, người phương Đông đã biết làm ra lịch, những tri thức về thiên văn là lịch pháp đầu tiên được hình thành.

Câu 45: Yếu tố nào sau đây không tác động đến các thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông?

A. Điều kiện tự nhiên

B. Đặc điểm kinh tế

C. Đặc điểm chính trị

D. Đặc điểm chủng tộc

Đáp án cần chọn là: D

- Đáp án A, B: quy định sáng tạo ra thiên văn, lịch pháp học và chữ viết.

- Đáp án C: quy định quy mô của các công trình kiến trúc.

- Đáp án D: không chi phối hay quy định đặc điểm của các thành tựu văn hóa thời kì này.

Câu 46: Nhận xét nào không đúng về nền văn hóa cổ đại phương Đông?

A. Là cái nôi của nền văn minh nhân loại.

B. Có nhiều đóng góp cho nhân loại về chữ viết và toán học.

C. Những thành tựu về khoa học của người phương Đông đặt nền tảng cho sự ra đời của các ngành khoa học sau này.

D. Thể hiện rõ tính tập quyền, chuyên chế của nhà nước cổ đại phương Đông.

Đáp án cần chọn là: C

- Đáp án A: các thành tựu văn hóa cổ đại phương Đông là những thành tựu văn hóa sớm nhất của nhân loại, được vận dụng hoặc sử dụng đến ngày nay. Ví dụ:

+ Số 0 mà người Ấn Độ sáng tạo còn được sử dụng cho đến ngày nay.

+ Lịch pháp học hay thiên văn học được áp dụng cho tất cả các nước, có sự điều chỉnh đôi chút,…

- Đáp án B: thành tựu văn hóa phương Đông đã sáng tạo ra chữ viết - phát minh quan trọng của nhân loại và toán học.

- Đáp án C: các ngành khoa học sau này do điều kiện chính trị, đời sống nhân dân ở mỗi miền có sự khác nhau rõ nét nên những thành tựu khoa học của người phương Đông chưa phải đóng vai trò nền tảng. Hơn nữa, thành tựu về khoa học thời kì này cũng chưa thực sự phong phú, chủ yếu là trên lĩnh vực Toán học.

- Đáp án D: tính chuyên chế của xã hội cổ đại phương Đông thể hiện qua quy mô lớn của các công trình kiến trúc được dựng lên.

Câu 47: Hãy sắp xếp các quốc gia sau theo trình tự thời gian xuất hiện:

1. Trung Quốc. 2. Ai Cập 3. Ấn Độ. 4. Lưỡng Hà.

A. 1,2,4,3.                    

B.  2,4,3,1.                     

C. 2,4,1,3.                              

D. 2,3,4,1.

Đáp án cần chọn là: B

2) Ai Cập (3200 năm TCN)

4) Lưỡng Hà (thiên niên kỉ IV TCN)

3) Ấn Độ (thiên niên kỉ III TCN)

1) Trung Quốc (thếp kỉ XXI TCN)

Câu 48: Thành tựu văn hóa nào có ý nghĩa quan trọng nhất đối với cư dân cổ đại phương Đông?

A. Toán học.                

B. Kiến trúc.                  

C. Lịch và thiên văn học.                

D. Chữ viết.

Đáp án cần chọn là: D vì sự ra đời của chữ viết là thành tựu văn hóa có ý nghĩa quan trọng nhất đối với các cơ dân cổ đại phương Đông do:

- Khắc phục những hạn chế của hình thức âm thanh. Chữ viết ra đời do nhu cầu thông tin liên lạc xét về mặt không gian và như cầu truyền đạt những kinh nghiệm sản xuất và đấu tranh xét về mặt thời gian. Chữ viết là một hệ thống kí hiệu đồ hoạ được sử dụng để cố định hoá ngôn ngữ âm thanh. Chức năng của chữ viết là đại diện cho lời nói.

- Chữ viết ra đời đánh dấu một bươc tiến trong sự phát triển của nhân loại, là một trong những tiêu chí quan trọng đánh dấu con người bước vào thời đại văn minh.

- Việc cho ra đời chữ viết là thành tựu có ý nghĩa lớn nhất của văn minh phương Đông để lại cho lịch sử nhân loại, nhờ đó việc ghi chép lại lịch sử được tiến hành dễ dàng hơn, từ đó thế hệ sau có thể hiểu hơn về lịch sử thế giới cố đại.

Câu 49: Điểm hạn chế trong chữ viết của người phương Đông là

A. Chữ có quá nhiều hình, nét, kí hiệu nên khả năng phổ biến bị hạn chế.

B. Các kí hiệu, hình nét không ổn định mà luôn thay đổi.

C. Chất liệu để viết chữ rất khó tìm.

D. Chỉ để biên soạn các bộ kinh, không có khả năng ứng dụng trong thực tế.

Đáp án cần chọn là: A vì chữ viết là một thành tựu lớn, tiêu biểu của các quốc gia cổ đại phương Đông. Tuy nhiên, chữ viết của người phương Đông còn quá nhiều hình, nét phức tạp, mang trong nó cả kí hiệu nên khả năng phổ biến bị hạn chế.

Câu 50: Trong lĩnh vực toán học, cư dân nước nào ở phương Đông cổ đại thành thạo về số học? Vì sao?

A. Trung Quốc - vì phải tính toán xây dựng các công trình kiến trúc.

B. Ai Cập - vì phải đo đạc lại ruộng đất hằng năm do phù sa bồi đắp

C. Lưỡng Hà - vì phải đi buôn bán

D. Ấn Độ - vì phải tính thuế ruộng đất hàng năm

Đáp án cần chọn là: C vì trong lĩnh vực toán học thời cổ đại ở phương Đông, cư dân Lưỡng Hà thành thạo về số học.      

- Nguyên nhân ra đời: Do nhu cầu tính lại ruộng đất, nhu cầu xây dựng, tính toán mà toán học ra đời.

- Người Lưỡng Hà giỏi về số học vì: Người Lưỡng Hà hay đi buôn xa giỏi về số học, họ có thể làm các phép tính nhân, chia cho tới hàng triệu.

- Thành tựu: Các bài toán đơn giản về số học… phát minh ra số 0 của cư dân Ấn Độ.

- Tác dụng: Phục vụ cuộc sống lúc bấy giờ và để lại kinh nghiệm quý báu cho giai đoạn sau.

Câu 51: Vì sao người Ai Cập giỏi về hình học?

A. Nhờ việc quan sát thiên văn.        

B. Việc xây dựng kim tự tháp.

C. Phải đo đạc ruộng đất hàng năm. 

D. Có nhiều nhà toán học giỏi.

Đáp án cần chọn là: C vì

- Người Ai Cập giỏi về hình học, họ đã biết cách tính diện tích hình tam giác, hình thang… họ còn tính được số pi bằng 3,16 (tương đối),…

- Người Ai Cập rất giỏi về hình học. Vì:

+ Do Ai Cập phát triển nền kinh tế nông nghiệp từ rất sớm. Việc canh tác nông nghiệp phụ thuộc vào nước sông Nin. Mà mực nước sông thì lên xuống theo lượng mưa cũng như theo vị trí so với bờ sông.

+ Sống ở lưu vực con sông này thường xuyên bị lụt lội, khi lụt rút đi thì dân cư kéo về canh tác lại nhưng nhà cửa, vườn tược đã bị lũ lụt xoá đi nhiều mốc làm sao định vị lại được nên dẫn đến việc tranh giành đất đai, vườn tược của nhau.

=> Vì vậy, họ cần tính toán về những miếng đất canh tác, tính toán về mực nước sông...

Câu 52: Vì sao trong các bộ luật nhà nước cổ đại phương Đông có nhiều điều khoản liên quan đến công tác thủy lợi và quy định hình phạt rất nặng đối với những ai vi phạm đến các điều khoản này?

A. Ở đây nghề nông là gốc

B. Người phương Đông cổ đại rất coi trọng công tác thủy lợi

C. Để đảm bảo tưới tiêu cho ruộng đồng

D. Hình thành bên lưu vực các dòng sông lớn, công tác trị thủy và thủy lợi là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển quốc gia.

Đáp án cần chọn là: D vì cuất phát từ nguyên nhân và đặc điểm địa bản hình thành nên các quốc gia cổ đại phương Đông có thể thấy:

- Đặc điểm địa bản hỉnh thành nhà nước: bên lưu vực các dòng sông lớn, đất đai màu mỡ thuận lợi cho canh tác nông nghiệp.

- Nguyên nhân hình thành: cần đoàn kết lại thành một liên minh bộ lạc và có người đứng đầu để chỉ huy công tác trị thủy. Kinh tế nông nghiệp được bảo toàn là điều kiện tiên quyết để phát triển quốc gia.

=> Các bộ luật của nhà nước cổ đại phương Đông có nhiều điều khoản liên quan đến công tác thủy lợi và quy định hình phạt rất nặng đối với những ai vi phạm đến các điều khoản này.

Câu 53: Đọc đoạn tư liệu sau về nội dung trong luật Hammurabi (Lưỡng Hà):

“Trẫm, một vị vua quang minh và ngoan đạo, phát huy chính nghĩa ở đời, diệt trừ kẻ gian ác, không tuân theo pháp luật, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp kẻ yếu, làm cho Trẫm giống như thần Samat, soi đến dân đen, tỏa ánh sáng khắp mặt đất”

Hãy cho biết đoạn tư liệu trên nói lên điều gì?

A. Nhà nước hình thành để cai quản xã hội theo luật pháp.

B. Nhà nước hình thành trên cơ sở nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi.

C. Nhà nước do vua đứng đầu và có toàn quyền.

D. Nhà vua cai trị đất nước theo luật pháp tiến bộ.

Đáp án cần chọn là: C

Phân tích đoạn nội dung trên có thể thấy:

- một vị vua quang minh và ngoan đạo, phát huy chính nghĩa ở đời, không tuân theo pháp luật, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp kẻ yếu: vị vua đại diện cho chính nghĩa để diệt trừ cái ác, đòi lại công bằng cho đời, vua là người tại ra luật pháp, lệnh vua ban ra cũng chính là luật pháp và luôn đúng.

- Trẫm giống như thần Samat, soi đến dân đen, tỏa ánh sáng khắp mặt đất”: vua giống như một vị thần ban phước cho đến nơi. Mà thần thì có mọi quyền năng mà người thường không có được.

=> Nhà nước do vua đứng đầu và có toàn quyền quyết định mọi việc.

Câu 54: Đọc đoạn tư liệu sau về nội dung trong luật Hammurabi (Lưỡng Hà):

“Nếu ai lười biếng không chịu củng cố đập chắn nước trên đồng ruộng của mình và vì thế cái đập không được vững chắc, trong đập phát sinh lỗ hổng và nước làm ngập lụt ruộng đất đã cày cấy của công xã, thì người có cái đập có lỗ hổng đó phải bồi thường số hoa màu bị thiệt hại”.

Hãy cho biết đoạn tư liệu trên nói lên điều gì?

A. Vấn đề lĩnh canh ruộng đất.

B. Vấn đề bảo vệ công trình thủy lợi.

C. Vấn đề bồi thường thiệt hại trong sản xuất.

D. Vấn đề trồng vườn.

Đáp án cần chọn là: B vì nội dung đoạn trích trên được lấy từ Điều 53 trong bộ Luật Ham-mu-ra-bi. Đoạn trích phản ánh vấn đề bảo vệ những công trình thủy lợi tại Ba-bi-lon cổ đại.

Câu 55: Công trình kiến trúc nào sau đây của cư dân phương Đông cổ đại được đánh giá là một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại?

A. Thành thị cổ Ha-rap-pa

B. Kim tự tháp Ai Cập.

C. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

D. Cổng I-sơ-ta thành Ba-bi-lon

Đáp án cần chọn là: B vì Bảy kì quan của thế giới cổ đại bao gồm: vườn treo Babylon, đền Artemis, tượng thần Zeus, lăng mộ Halicarnassus, tượng thần Mặt Trời ở Rhodes, hải đăng Alexandria và kim tự tháp Giza (Ai Cập).

Câu 56: Đâu là kì quan duy nhất của thế giới cổ đại còn tồn tại đến ngày nay?

A. Tượng thần Zeus.

B. Đền Artemis.

C. Kim tự tháp Giza.

D. Hải đăng Alexandria

Đáp án cần chọn là: C

Bảy kì quan của thế giới cổ đại bao gồm: vườn treo Babylon, đền Artemis, tượng thần Zeus, lăng mộ Halicarnassus, tượng thần Mặt Trời ở Rhodes, hải đăng Alexandria và kim tự tháp Giza (Ai Cập).

Đến nay, chỉ còn Kim tự tháp Giza ở Ai Cập là kì quan duy nhất của thế giới cổ đại còn tồn tại. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Kim tự tháp Ai Cập vẫn đứng đó sừng sững với thời gian. Bởi vậy, mới có câu “Tất cả đều sợ thời gian nhưng thời gian sợ kim tự tháp”.

Câu 57: Nền kinh tế của các cư dân phương Đông cổ đại có tính chất

A. Khép kín

B. Tự túc

C. Tự cung tự cấp

D. Thương nghiệp

Đáp án : Nông nghiệp là nền kinh tế chủ yếu của các nước phương Đông, các ngành bổ trợ cho nông nghiệp có quy mô nhỏ, chủ yếu là tự phục vụ cho đời sống cúa chính cư dân nơi đó => Kinh tế mang tính chất tự cung tự cấp.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 58: Nền kinh tế của các quốc gia cổ đại Phương Đông có đặc điểm gì?

A. Chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi

B. Chủ yếu là săn bắn và hái lượm

C. Lấy nghề nông làm gốc

D. Phát triển hầu hết các ngành kinh tế

Đáp án cần chọn là: C vì Đặc điểm chính của nền kinh tế phương Đông là lấy “nghề nông làm gốc”, phục vụ chính cho nhu cầu cuộc sống của nhân dân. Bên cạnh đó còn có các ngành kinh tế bổ trợ cho nghề nông đó là: chăn nuôi gia súc, làm gốm, dệt vải,…

Phần tiếp:

Câu trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 4 có đáp án: Các quốc gia cổ đại phương Tây – Hy Lạp và Rôma (phần 1)

Câu trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 theo bài, ôn tập có đáp án

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác