Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 bài 22 ôn tập: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI - XVIII

7/16/2022 4:01:00 PM
Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 bài 22 ôn tập có đáp án: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI - XVIII

 

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 bài 22 ôn tập: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI - XVIII

Câu 1: Từ nửa sau thế kỉ XVII, tình hình nông nghiệp nước ta có điểm gì nổi bật?

A. phát triển vượt bậc.

B. khủng hoảng trầm trọng.

C. dần ổn định trở lại.

D. suy yếu nghiêm trọng.

 

Đáp án đúng là C vì nông nghiệp một thời bị tàn phá do chiến tranh nên từ nửa sau thế kỉ XVII mới dần dần ổn định trở lại.

Câu 2: Các chúa Nguyễn ở Đảng Trong đã thực hiện chính sách gì để mở rộng ruộng đồng? 

A. tiến hành chiến tranh với Đảng Ngoài.

B. khuyến khích mua bán ruộng đất.

C. tăng cường xâm lược lãnh thổ.

D. khuyến khích nhân dân khai phá đất hoang.

 

Đáp án đúng là D vì ở Đảng Trong, chúa Nguyễn đã khuyến khích nhân dân khai phá đất hoang để nhanh chóng mở rộng ruộng đồng.

Câu 3: Các nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam trong thế kỉ XVI – XVIII bao gồm 

A. làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm giấy, làm đồ trang sức.

B. làm đường trắng, làm gốm sử, dệt vải lụa, làm giấy.

C. khắc in bản gỗ, dệt vải lụa, rèn sắt, đúc đồng.

D. làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm tranh sơn mài, làm đồ trang sức.

 

Đáp án đúng là A vì: từ thế kỉ XVI – XVIII, các nghề thủ công truyền thống trong nhân dân như làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm giấy, làm đồ trang sức, rèn sắt, đúc đồng, …. ngày càng phát triển và đạt trình độ cao.

Câu 4: Ngành nào từ thế kỉ XVI đến XVIII trở thành ngành kinh tế phát triển ở cả Đàng Trong và Đảng Ngoài?

A. làm gốm sứ.

b. đúc đồng.

C. khai mỏ.

D. làm giấy.

 

Đáp án đúng là C: Từ thế kỉ XVI đến XVIII, ngành khai mỏ trở thành ngành kinh tế phát triển ở Đảng Trong và Đàng Ngoài.

Câu 5: Thương nhân Hà Lan mỗi lần vào nước ta phải mua tơ xấu của chúa Trịnh đến hàng vạn lạng bạc, trong lúc đó “nợ cũ thì hầu như tuyệt vọng mà bọn quan lại thì ít khi trả tiền ngay, trong khi những việc này không đem trình lên chúa được nếu như không thông qua các bà phi dẫn đến tệ hà làm nặng nề”.

Đoạn trích trên thể hiện điều gì về tình hình ngoại thương nước ta giữa thế kỉ XVIII? 

A. nguyên nhân đưa đến sự suy yếu của ngoại thương.

B. sự suy yếu của chính quyền Đàng Trong.

C. sự phát triển của tệ tham nhũng ở địa phương.

D. sự khủng hoảng của chính quyền Đàng Ngoài.

 

Đáp án đúng là A: Đoạn trích trên thể hiện nguyên nhân đưa đến sự suy yếu của ngoại thương nước ta giữa thế kỉ XVIII, đó chính là chế độ thuế khóa phức tạp, quan lại khám xét phiền phức và tham những nặng nề.

Câu 6: Biểu hiện nào chứng tỏ buôn bán nước nước ta phát triển mạnh ở miền xuôi từ các thế kỉ XVI –XVII? 

A. nhiều phường hội được thành lập.

B. chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi.

C. thương nhân nước ngoài đến buôn bán lâu dài.

D. nhà nước đóng nhiều thuyển để thuận tiện buôn bán.

 

Đáp án đúng là B vì từ các thế kỉ XVI – XVII, buôn bán phát triển mạnh ở miền xuôi. Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi và thường xuyên họp theo phiên. Nhiều nơi trong nước đã xuất hiện một số làng buôn và trung tâm buôn bán của vùng.

Câu 7: Người Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan đến nước ta để mang hàng hóa của họ đổi lấy những gì? 

A. vũ khí, thuốc súng, len dạ.

B. tơ lụa, đường, nông sản quý.

C. vũ khí, len dạ, đồ sứ.

D. bạc, đồng, đồ sứ.

 

Đáp án đúng là B: Bên cạnh các thương nhân Trung Hoa, Nhật Bản, Gia-va, Xiêm, …. xuất hiện những thương nhân Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp. Họ đã chở đến nước ta những sản phẩm như vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng, đồ sứ, …. để đổi lấy tơ lụa, đường, đồ gốm, các loại nông sản, lâm sản quý.

Câu 8: Nhân tố nào tạo điều kiện cho sự hình thành và hưng khởi của các đô thị ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII? 

A. Nhiều thương nhân đến Việt Nam buôn bán.

B. Những đô thị cũ trước đây được phục hồi.

C. Chính sách cải cách của nhà nước.

D. Sự phát triển của kinh tế hàng hóa.

 

Đáp án đúng là D: Sự phát triển của kinh tế hàng hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và hưng khởi của các đô thị.

Câu 9: Ý nào sau đây phản ánh không chính xác về đặc điểm của nông nghiệp nước ta cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI? 

A. Nhà nước không quan tâm nhiều đến sản xuất

B. Thiên tai, hạn hán, mất mùa thường xuyên xảy ra

C. Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay tầng lớp địa chủ, quan lại

D. Ở vùng đất mới Đàng Trong, nông nghiệp tương đối phát triển

 

Đáp án cần chọn là D vì từ cuối thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI là thời kì nông nghiệp nước ta kém phát triển:

- Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay tầng lớp địa chủ, quan lại

- Nhà nước không quan tâm nhiều đến sản xuất.

- Thiên tai, hạn hán, mất mùa thường xuyên xảy ra

Đến nửa sau thế kỉ XVII mới dần dần ổn định trở lại. Cả ở Đảng Trong và Đàng ngoài đều thực hiện chính sách khai hoang để mở rộng diện tích canh tác, nhân dân ra sức tăng gia sản xuất, bồi đắp đê đập, tìm ra nhiều giống lúa mới => Nông nghiệp ở vùng đất mới Đảng Trong và Đảng Ngoài đều tương đối phát triển.

Câu 10: Điểm mới nào sau đây thể hiện sự phát triển của thương nghiệp ở nước ta từ thế kỉ XVI – XVIII?

A. Xuất hiện các chợ họp theo phiên

B. Xuất hiện một số làng buôn và trung tâm buôn bán của các vùng

C. Có sự giao lưu buôn bán với một số nước trong khu vực.

D. Thợ thủ công đem hàng đến các đô thị, cảng thị buôn bán

 

Đáp án đúng là B vì từ thế kỉ XVI đến XVIII, nhiều nơi trong nước đã xuất hiện một số làng buôn và trung tâm buôn bán của vùng. Một số nhà buôn lớn đã mua hàng thủ công hay thóc lúa chở thuyền đến đây bán và mua một số sản phẩm địa phương. Đây là điểm mới thể hiện sự phát triển thương nghiệp Đại Việt từ thế kỉ XVI đến XVIII so với giai đoạn trước đó.

Câu 11: Câu ca sau chứng tỏ điều gì

“Đình Bảng bán ấm, bán khay

Phù Lưu họp chợ mỗi ngày một đông”. 

A. Sự xuất hiện nhiều nghề thủ công mới

B. Sự phát triển của ngành nông nghiệp lúc bấy giờ

C. Sự phát triển của thủ công nghiệp

D. Người dân họp chợ buôn bán hàng hóa đông đảo.

 

Đáp án đúng là D: Hai câu thơ trên thể hiện người dân họp chợ buôn bán hàng hóa ngày một đông đảo ở vùng Từ Sơn, Bắc Ninh. Đây là biểu hiện cho sự phát triển của thương nghiệp ở miền xuôi trong các thế kỉ XVI – XVIII.

Câu 12: Thủ công nghiệp ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII có điểm gì mới so với giai đoạn trước? 

A. Xuất hiện nhiều nghề thủ công mới

B. Hàng thủ công của nước ta đã được buôn bán đến nhiều nước

C. Một số thợ giỏi lập phường vừa sản xuất, vừa bán hàng

D. Có nhiều làng nghề thủ công

 

Đáp án đúng là C vì dù ở các làng nghề thủ công từ thế kỉ XVII đến XVIII, cư dân vẫn làm ruộng, tuy nhiên có một điểm mới so với các giai đoạn trước là một số thợ thủ công giỏi đã họp nhau rời làng ra các đô thị, lập phường vừa sản xuất vừa bán hàng.

Câu 13: Biểu hiện nào sau đây không minh chứng cho sự phát triển của ngành khai mỏ ở Đảng Ngoài từ thế kỉ XVI đến XVIII? 

A. Một số thợ giỏi vừa lập phường sản xuất vừa buôn bán.

B. Một số người Hoa sang xin thầu khai thác một số mỏ.

C. Lượng kim loại phục vụ nhà nước ngày càng tăng.

D. Lượng kim loại bán ra thị trường ngày càng lớn.

 

Đáp án cần chọn là A vì:

 - Đáp án A: biểu hiện chung của sự phát triển thủ công nghiệp nước ta từ thế kỉ XVI đến XVIII.

- Đáp án B, C, D: là biểu hiện minh chứng cho sự phát triển của ngành khai mỏ ở Đảng Ngoài từ thế kỉ XVI đến XVIII.

Câu 14: Ý nào dưới đây thể hiện nét mới về tình hình ngoại thương ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII? 

A. Đã xuất hiện những thương nhân đến từ châu Âu

B. Sự ra đời của các cơ quan chuyên trách việc buôn bán với nước ngoài

C. Sự ra đời của những đội thuyền lớn để buôn bán với châu Âu

D. Đàng Trong đã hình thành các thương cảng lớn nhất đất nước

 

Đáp án đúng là A vì:

 - Trước thế kỉ XVI, các thương nhân đến Việt Nam buôn bán bao gồm các thương nhân Trung Hoa, Nhật Bản, Gia-xa, Xiêm.

- Từ thế kỉ XVI đến XVII, ngoài các thương nhân ở các quốc gia trên còn xuất hiện các thương nhân đến từ châu Âu như: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp. Nhiều thương nhân nước ngoài như: Nhật Bản, Trung Hoa, Hà Lan, Anh, Pháp đã xin lập phố xá, cửa hàng để có thể buôn bán lâu dài.

Câu 15: Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho ngoại thương ở nước ta phát triển mạnh mẽ trong các thế kỉ XVI – XVIII là: 

A. Do sự phát triển giao lưu buôn bán trên thế giới và chính sách mở cửa của chính quyền Trịnh, Nguyễn

B. Do nước ta có nhiều cửa biển thuận lợi cho việc giao thương

C. Do chính quyền Trịnh, Nguyễn đánh thuế nhẹ đối với các thương nhân nước ngoài

D. Do sản phẩm thủ công ngày càng nhiều đã thu hút các thương nhiên nước ngoài đến buôn bán

 

Đáp án đúng là A vì những nguyên nhân đưa đến sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII bao gồm:

- Do chính sách mở của của chính quyền Trịnh, Nguyễn

- Do các nghề thủ công phát triển mạnh mẽ, sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều.

- Do nước ta có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông đi lại, nhất là bằng đường biển, tạo điều kiện thu hút thương nhân các nước.

- Do các cuộc phát kiến địa lý tạo điều kiện giao lưu Đông - Tây.

=> Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho ngoại thương nước ta phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ XVI đến XVIII là do: sự phát triển của giao lưu buôn bán trên thế giới và do chủ trương mở cửa của chính quyền Trịnh, Nguyễn. Nếu không có nhân tố này thì dù có điều kiện thuận lợi hoặc sản phẩm thủ công nghiệp đa dạng cũng khó có thể thúc đẩy ngoại thương phát triển mạnh mẽ. Đặt trong sự so sánh với tình hình nước ta trong thế kỉ XIX, nước ta vẫn có những nhân tố kể trên nhưng nhà nước lại thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” nên dẫn đến ngoại thương cũng vì thế mà khó phát triển được.

Câu 16: Ý nào sau đây phản ánh điểm hạn chế của nông nghiệp nước ta từ thế kỉ XVI đến XVIII? 

A. Nhà nước không qua tâm đến sản xuất nông nghiệp như trước.

B. Nhân dân tiếp tục khai hoang, diện tích đất canh tác được mở rộng.

C. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ phong kiến.

D. Nạn vỡ đê xảy ra liên miên, nhân dân phải bỏ làng đi phiêu tán.

 

Đáp án đúng là C vì những điểm tích cực và hạn chế của nông nghiệp nước ta từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII bao gồm:

* Tích cực:

- Từ nửa sau thế kỉ XVII, nông nghiệp dần dần ổn định trở lại và phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.

+ Nhân dân tiếp tục khai hoang, diện tích đất canh tác được mở rộng, nhất là Đàng Trong.

+ Thủy lợi được củng cố: bồi đắp đê đập, nạo vét mương máng.

+ Giống cây trồng phong phú. Nghề trồng vườn với các loại cây ăn quả cũng phát triển.

+ Nhân dân đúc rút được nhiều kinh nghiệm thông qua thực tế sản xuất.

* Hạn chế:

- Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ phong kiến.

Câu 17: Nhận xét nào sau đây là chính xác về sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta từ thế kỉ XVI đến XVIII? 

A. phát triển mạnh, có nhiều sản phẩm phong phú, hấp dẫn.

B. xuất hiện nhiều phường hội cùng giúp đỡ nhau sản xuất.

C. nhiều phố xá, cửa hàng được lập nên ở nhiều nơi.

D. phát triển mạnh nhất Đông Nam Á, mẫu mã đa dạng.

 

Đáp án đúng là A vì thế mạnh của thủ công nghiệp nước ta từ thế kỉ XVI đến XVIII bao gồm:

-Các nghề thủ công truyền thống ngày càng phát triển và đạt trình độ cao.

- Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như: nghề khắc in bản gỗ, nghề làm đường trắng, nghề làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.

- Số làng nghề tăng lên, một số thợ giỏi đã họp nhau rời làng ra các đô thị, lập phường vừa sản xuất vừa bán hàng.

- Nghề khai mỏ trở thành nghành kinh tế phát triển ở các Đàng Trong và Đàng Ngoài.

=> Như vậy, thủ công nghiệp đương thời phát triển mạnh, có nhiều sản phẩm phong phú, hấp dẫn. Các sản phẩm được sản xuất với trình độ cao, tiêu biểu đó là lụa là, gấm vóc, đồ gốm…được người tiêu dùng, đặc biệt là thương nhân nước ngoài ưa thích.

Câu 18: Ý nào sau đây không phải tác dụng của việc buôn bán trong nước ở nước ta từ thế kỉ XVI đến XVIII? 

A. Thúc đẩy phát triển các ngành nghề trong nước.

B. Cải thiện cuộc sống của nhân dân.

C. Buôn bán phát triển thành một nghề.

D. Đem lại nguồn thu nhập lớn cho giai cấp tư sản.

 

Đáp án cần chọn là D vì tác dụng của sự phát triển buôn bán trong nước bao gồm:

- Buôn bán trong nước thời kì này phát triển, không đơn thuần chỉ là trao đổi hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng như trước nữa mà đã phát triển thành một nghề.

- Thúc đẩy giao lưu hàng hóa, phát triển các ngành nghề trong nước.

- Cải thiện cuộc sống người dân.

Câu 19: Các làng nghề thủ công có từ thế kỉ XVI đến XVIII cho đến hiện nay đang trong tình trạng như thế nào? 

A. Tất cả các ngành thủ công nghiệp đều được giữ gìn và phát triển.

B. Nhiều làng nghề vẫn tiếp tục phát triển và nổi tiếng.

C. Phát triển mạnh mẽ, cung cấp đa số mặt hàng cho dân cư.

D. Tất cả đã bị phá hủy hoàn toàn theo sự suy tàn của các đô thị

 

Đáp án đúng là B vì:

 - Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp khiến một số ngành thủ công nghiệp bị lãng quên.

- Tuy nhiên, nhiều làng nghề hiện nay vẫn còn phát triển, nổi tiếng; các sản phẩm thủ công nghiệp vẫn được người dân trong nước và nước ngoài ưa chuộng như đồ gốm (làng gốm Bát Tràng), hàng tơ lụa (lụa Hà Đông), …

Câu 20: Vào các thế kỉ XV - XVI, trên thế giới có sự kiện gì đáng ghi nhớ góp phần quan trọng vào sự giao lưu quốc tế trong đó có nước ta? 

A. Cuộc cách mạng chất xám ở các nước phương Tây.

B. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.

C. Cuộc phát kiến địa lý.

D. Sự phát triển của kĩ thuật đóng thuyền.

 

Đáp án đúng là C vì vào các thế kỉ XV - XVI, trên thế giới diễn ra các cuộc phát kiến địa lý, tìm ra con đường mới, tạo điều kiện giao lưu buôn bán giữa phương Đông và phương Tây thuận lợi.

Phần tiếp:

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 bài 23 có đáp án: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ Quốc (phần 1)

Câu trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 theo bài, ôn tập có đáp án

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác