Cẩn trọng nhiễm vi khuẩn Whitmore khi dọn dẹp bùn, sình lầy sau mưa bão
Sau khi mưa bão, nước ngập lụt kéo dài sẽ kéo theo vô số các vi sinh vật, rác thải, chất thải, xác động vật bị chết do mưa lũ cuốn,… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, tràn vào nhà ở, khu vực sinh sống của nhiều người gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, ô nhiễm thực phẩm làm gia tăng các bệnh rối loạn tiêu hóa, bệnh tiêu chảy, bệnh thương hàn, bệnh lỵ, bệnh viêm da, viêm da tiếp xúc, dị ứng, nấm da, ghẻ nước,…
Bên cạnh đó, tại nhiều nơi một số người còn bị nhiễm vi khuẩn Whitmore (vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei) khi dọn dẹp bùn, sình lầy sau mưa bão. Loại vi khuẩn nguy hiểm này có thể lây bệnh qua đường hô hấp hay cơ thể của chúng ta tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, đặc biệt là những loại vi khuẩn tồn tại trong môi trường bùn đất bẩn, sình lầy nên nguy cơ lây nhiễm càng cao nhất là với những người có vết trầy xước trên da, không đeo đồ bảo hộ khi dọn dẹp nhà sau mưa lũ.
Triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn Whitmore
Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, các triệu chứng có thể xuất hiện riêng rẽ hoặc phối hợp:
+ Sưng, đau, viêm tấy hoặc xuất hiện mụn mủ ở vùng da bệnh, có thể bị tổn thương da dạng loét, hoại tử một hoặc nhiều nơi trên cơ thể.
+ Ho có đờm đặc
+ Khó thở
+ Sốt cao, uống thuốc hạ sốt không thuyên giảm
+ Đau tức ngực
+ Viêm phổi
+ Áp xe đa cơ quan (như gan, lách, thận, xương, não, tiền liệt tuyến, tuyến mang tai) gây ra các triệu chứng bao gồm đau lưng, đau bụng, đau đầu, hôn mê, co giật, tiểu gắt, sốt, mệt mỏi, sụt cân, đau nhức người.
+ Nếu không điều trị nhanh chóng, đúng phác đồ tình trạng nhiễm trùng ở bệnh nhân sẽ tiến triển thành nhiễm trùng máu gây ra một loạt các biến chứng nghiêm trọng như: sốt cao, lừ đừ, tay chân lạnh, tụt huyết áp thì có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan, viêm màng não,… thậm chí là tử vong.
Phòng tránh nhiễm khuẩn Whitmore khi dọn dẹp bùn, sình lầy sau bão lũ
Phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh về da, bệnh nhiễm khuẩn sau mưa bão các bác sĩ khuyến cáo người dân nên:
+ Vệ sinh cá nhân hàng ngày sạch sẽ
+ Nên rửa tay với xà phòng diệt khuẩn
+ Không tiếp xúc da trực tiếp với đất, nước bẩn ứ đọng sau mưa bão
+ Nếu có vết thương ngoài da, trầy xước da không nên để tiếp xúc trực tiếp với bùn lầy
+ Thực hiện vệ sinh nhà cửa, môi trường sạch sẽ
+ Luôn mang phương tiện bảo hộ như găng tay cao su, ủng, kính khi dọn dẹp bùn lầy
+ Vệ sinh các vật dụng, mặt bằng bằng các dung dịch khử khuẩn
+ Ăn chín uống sôi, không ăn đồ tái, đồ sống, rau bị ngâm dưới nước lũ
+ Giữ cho cơ thể và quần áo luôn sạch sẽ và khô ráo trong mùa mưa lũ.
+ Làm sạch nước sinh hoạt bằng phèn chua, cloramin B 0,25g,…
+ Tránh ăn những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm
+ Tăng cường hệ miễn dịch trong mùa mưa lũ bằng các thực phẩm giàu vitamin như trái cây họ cam bưởi, rau , nghỉ ngơi hợp lý
+ Nên đeo găng tay khi chế biến thức ăn và thường xuyên khử trùng dao, thớt.
+ Thu gom rác, xác động vật chôn lấp kỹ, dùng thuốc sát khuẩn nguồn nước và phun thuốc phòng dịch bệnh, các bệnh truyền nhiễm
+ Không nên bơi hay lội trong nước lũ, nếu bắt buộc phải tiếp xúc với nước lũ cần vệ sinh sạch da với xà phòng, đeo đồ bảo hộ.
Trong mùa mưa bão hay sau bão lũ nếu cơ thể xuất hiện một số biểu hiện bất thường như sốt cao kéo dài, mệt mỏi, chán ăn, sưng đau một số vị trí trên cơ thể hoặc buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân lỏng… hay nghi ngờ nhiễm bệnh Whitmore cần đến viện để được thăm khám và điều trị kịp thời tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà tránh nguy hiểm cho sức khỏe.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Điều trị bệnh Whitmore vẫn có nguy cơ thất bại cao vì sao?
Bệnh Melioidosis (bệnh Whitmore): Sự nguy hiểm và nguy cơ mắc bệnh
Phương pháp chẩn đoán phát hiện bệnh whitmore chính xác
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Cẩn trọng mắc bệnh ghẻ nước khi mưa ngập thường xuyên
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Chế độ dinh dưỡng rất có lợi cho người bệnh viêm họng
Cải thiện các triệu chứng viêm họng, cơ thể nhanh chóng hồi phục, tăng sức đề kháng trong thực đơn của người bị viêm họng nên ăn và tránh những thực loại thực phẩm sau. -
Bị viêm họng khi giao mùa nên làm gì để nhanh khỏi
Thời tiết giao mùa khiến nhiều người bị viêm họng gây sưng đau, ho nhiều, sốt cao gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm họng khi giao mùa cần làm những điều sau. -
Mẹo phòng tránh viêm xoang khi giao mùa
Thời tiết khô hanh khiến niêm mạc mũi khô, bong tróc gây các triệu chứng khó chịu cho người bị viêm xoang. Đề phòng viêm xoang tái phát khi giao mùa cần ghi nhớ điều gì. -
Phòng ngừa cảm cúm trong mùa mưa bão chuẩn xác
Mưa bão kéo dài, môi trường bị ô nhiễm bởi nước lũ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển khiến nhiều người dễ bị mắc cảm cúm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách phòng ngừa cảm cúm trong mùa mưa bão. -
Mẹo xử lý nước ăn chân mùa mưa lũ hiệu quả
Làm thế nào để xử lý đúng cách khi bị nước ăn chân hay bệnh nấm kẽ chân trong mùa mưa bão. -
Phòng ngừa mắc bệnh uốn ván sau mưa bão, lũ lụt
Làm thế nào để đề phòng mắc bệnh uốn ván do dẫm phải đinh, gai, vật liệu xây dựng, da bị xây xước trong mùa mưa bão? -
Cách điều trị, phòng ngừa bệnh thương hàn trong mùa mưa bão
Bệnh thương hàn do vi khuẩn Salmonella gây nên, bệnh lây truyền từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc với chất thải bị ô nhiễm do bão lũ, đồ dùng bị nhiễm khuẩn từ người bệnh. -
Cách điều trị bệnh lỵ trong mùa mưa bão
Bệnh lỵ là một trong những bệnh đường tiêu hóa rất dễ mắc phải trong mùa mưa bão, các khu vực chịu ảnh hưởng bão lũ. Nguyên nhân nào gây bệnh lỵ, dấu hiệu nhận biết và cách xử lý như nào nếu người thân trong gia đình bị bệnh lỵ? -
Đau dạ dày khi trời lạnh nguyên nhân, giải pháp điều trị
Các thống kê cho thấy tỉ lệ người mắc các vấn đề về dạ dày mùa lạnh thường tăng cao hơn các mùa khác trong năm. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến điều này.