Cách xử lý áp xe ở mèo, nguyên nhân nào gây áp xe
Áp xe ở mèo là một trong những bệnh lý phổ biến trên da khiến mèo cảm thấy đau đớn, khó chịu nếu không được xử lý kịp thời mèo có thể bị tử vong. Áp xe ở mèo là gì? Nguyên nhân nào gây áp xe, cách xử lý khi mèo bị áp xe.
Áp xe ở mèo là gì?
Áp xe ở mèo là sự nhiễm trùng mô bào do tổn thương qua vết thương, vết phẫu thuật, vết cắn, vị trí tiêm chích, ngứa gáy, mèo tự cào gãi làm xước da,…
Các loại vi khuẩn sinh mủ điển hình như Staphylococcus, Streptococcus,… làm chết tế bào ở mô bào cùng độc tố gây viêm, sốt hoặc kéo dài tạo thành bọc u nhọt cục bộ trên da của mèo. Các dịch viêm ngày càng nhiều, gây ứ đọng làm sưng phồng da, không thoát ra được khiến mèo khó chịu, đau đớn có nguy cơ tử vong do nhiễm trùng máu
Nguyên nhân gây áp xe ở mèo
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mèo bị áp xe. Áp xe ở mèo có thể do cơ thể mèo bị vết thương do yếu tố nào đó dẫn đến tình trạng hình thành các khối u nhọt sinh mủ.
+ Mèo đánh nhau, cắn xé để tranh giành lãnh thổ, mèo cái
+ Mèo bị thương khi giao phối
+ Mèo chơi đùa bị va chạm vào vật sắc nhọn tạo vết xước
+ Áp xe sau phẫu thuật
+ Áp xe sau khi tiêm dưới da
+ Mèo bị nhiễm trùng lây truyền qua đường máu toàn thân dẫn đến áp xe gan
+ Mèo bị tổn thương răng có thể dẫn đến tình trạng áp xe chân răng
+ Các vết tiêm vắc xin, thuốc chậm tiêu, thuốc chống chỉ định tiêm bắp thịt, thuốc trị rận ghẻ, ký sinh trùng,…thuốc không phân tán đều tạo nên các áp xe tại vị trí tiêm.
+ Mèo mẹ bị căng sữa, tức sữa, mèo bị tắc sữa, bệnh viêm vú ở mèo hay có vết thương ở núm vú lâu ngày dẫn đến bị áp xe
Triệu chứng khi mèo bị áp xe
Áp xe ở mèo có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau trên cơ thể như: đầu, cổ, bụng, hai bên hông, bụng, lưng, khấu đuôi hoặc các cơ quan bên trong cơ thể. Khi mèo bị áp xe sẽ có những dấu hiệu, triệu chứng như sau:
+ Dùng tay xờ sẽ thấy có khối u có đầu cứng
+ Trường hợp nhiễm trùng sinh mủ, chứa nhiều dịch viêm, khối y sẽ mềm ra
+ Mèo thường xuyên liếm ở vùng da nổi áp xe
+ Mèo cảm thấy mệt mỏi, đau đớn, khó chịu
+ Mèo bỏ ăn, lười vận động
+ Sốt nhẹ hoặc sốt cao
+ Mèo kêu nhiều
+ Nếu áp xe ở vị trí chân, đùi sẽ khiến mèo gặp khó khăn khi đi lại, đi loạng choạng, không di chuyển được xa.
+ Khu vực áp xe lông rụng nhiều
+ Trên cục áp xe có lỗ hở và chảy mủ hoặc dịch màu trắng
+ Da ửng đỏ, xuất hiện lớp vảy trắng ở vùng da bị viêm
+ Nếu mèo bị nhiễm trùng máu mèo sẽ bị hôn mê, thở gấp, các cơ quan nội tạng, hệ thần kinh bị suy nhược,…
Cách xử lý áp xe ở mèo
Áp xe ở mèo có thể được điều trị hoàn toàn, sức khỏe của mèo không bị ảnh hưởng nếu có biện pháp xử lý can thiệp sớm. Khi mèo bị áp xe tùy thuộc vào tình trạng nhẹ hay nặng mà có biện pháp xử lý thích hợp.
Áp xe nhẹ:
Bước 1: Ổ áp xe cứng bạn hãy sử dụng trứng gà nóng hoặc khăn ấm, túi chườm nóng để ổ áp xe mềm ra.
Bước 2: Làm sạch ổ áp xe bằng nước ấp, cồn sát trùng
Bước 3: Dùng dao mổ đã được sát trùng để rạch phần đầu của ổ áp xe để dẫn dịch viêm da hoặc thông qua thủ thuật mổ, hút dịch.
Bước 3: Dùng tay tạo áp lực đẩy toàn bộ những chất chứa trong ổ áp xe ra ngoài.
Bước 5: Loại bỏ vảy tế bào chết trên vết thương. Làm ướt khăn bằng nước ấm và vắt bớt nước sau đó đắp lên vùng bị áp xe. Để khoảng 3 phút để làm mềm vùng vảy và nhẹ nhàng lau sạch. Lặp lại cho đến khi vảy, tế bào chết được loại bỏ.
Bước 6: Sát trùng vết thương bằng Povidine 10% và băng lại bằng gạc sạch để vết ổ áp xe không tiêp xúc với bụi bẩn.
Bước 7: Đeo cho mèo loa chống liếm để ngăn ngừa mèo liếm vào ổ áp xe tạo nên ổ áp xe mới.
Vết áp xe nặng
Đối với vết áp xe nặng chủ nuôi nên đưa mèo đến cơ sở thú y để điều trị. Tại đây các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật loại bỏ dịch viêm. Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và có thể truyền dịch để mèo nhanh chóng hồi phục.
Phòng ngừa áp xe ở mèo
+ Thường xuyên dùng tay kiểm tra trên cơ thể mèo có xuất hiện có cục u nhỏ hay ổ áp xe
+ Sau khi mèo được tiêm thuốc hãy xoa đều vị trí vừa được tiêm thuốc để làm tan thuốc phòng ngừa áp xe
+ Hạn chế cho mèo tiếp xúc với mèo lạ ngừa đánh nhau, tranh giành lãnh thổ
+ Khi mèo bị thương do các vật sắc nhọn đâm phải hãy vệ sinh sạch vết thương, sử dụng cồn để sát trùng
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Bệnh viêm tai ở mèo: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa
+ Mèo bị căng sữa nguyên nhân do đâu, cách phòng tránh mèo bị căng sữa
+ Bệnh viêm vú ở mèo: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.