Dự trữ thực phẩm mùa mưa bão cần nhớ điều gì

9/11/2024 8:24:00 AM
Mưa bão có khả năng gây tình trạng ngập úng tại các vùng trũng gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Để đảm bảo dự trữ thực phẩm đúng cách, tránh lãng phí hãy ghi nhớ những điều sau đây.

 

Mưa bão có khả năng gây tình trạng ngập úng tại các vùng trũng gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Để đảm bảo dự trữ thực phẩm đúng cách, tránh lãng phí hãy ghi nhớ những điều sau đây.

Trong những ngày mưa bão hay sau những ngày mưa bão thì tình trạng mất điện và mưa ngập có thể xảy ra các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Những loại thực phẩm cần dự trữ trong mùa mưa bão

Dự trữ thực phẩm tươi

Trước khi mưa bão xuất hiện nên mua sẵn một số loại thịt tươi như thịt bò, thịt vịt, thịt gà, thịt lợn,… sơ chế sạch sẽ, bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh

Dự trữ một số loại rau xanh dùng trong khoảng 1-3 ngày như: rau muống, rau cải xanh, ngọn bí, ngọn su su, quả bầu, cà tím,… những loại rau này dễ bị thối hỏng khi để nơi ẩm ướt do đó cần để nơi khô ráo hoặc trong ngăn mát của tủ lạnh, số lượng dự trữ nên từ khoảng 1-3 bó, không nên dự trữ quá nhiều vì các loại rau xanh này không để được lâu, dễ bị thối hỏng gây mất vệ sinh, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, gây lãng phí.

Dự trữ thêm một số loại củ quả có thể để lâu trong khoảng từ 5-10 ngày để phòng trường hợp mưa lớn gây ngập lụt, mất điện kéo dài, nước chảy xiết, đồi núi sạt nở gây khó khăn đi lại như: củ khoai tây, cà rốt, bí đỏ, khoai sọ, bí xanh, khoai lang,… Nên mua khoảng từ 5-10kg tùy theo số lượng thành viên trong gia đình. Nên để các loại củ quả ở những khu vực khô ráo, không nên để dưới nền đất, đặt quá sát nhau tránh tình trạng thối hỏng, mọc rễ, mọc mầm,…

Nên dự trữ thêm trứng gà, trứng vịt để có thể sử dụng trong khi cần, nên để tại nơi khô ráo, tránh đặt nơi ẩm ướt, khi bảo quản đúng cách trứng gà có thể dùng trong khoảng 10-20 ngày.

Dự trữ thực phẩm khô

Khi dự trữ các thực phẩm khô trong mùa mưa bão nên chú ý đến chất lượng sản phẩm, thời hạn sử dụng, cách bảo quản các loại thực phẩm này.

Một số thực phẩm khô cần dự trữ sẵn bao gồm: gạo, muối, dầu ăn, cá khô, mỳ ăn liền, mỳ gạo, miến, một số loại đồ đóng hộp, bánh ngọt, sữa, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, lạc khô, thịt lợn hoặc thịt bò, thịt trâu được sấy khô, lạp xưởng,… Số lượng thực phẩm khô dự trữ nên tùy thuộc vào số lượng thành viên mỗi gia đình để cân đối cho phù hợp, tránh gây lãng phí.

Dự trữ nước uống

Mưa bão có thể gây tình trạng mất điện diện rộng, mất điện kéo dài có thể khiến gia đình chúng ta gặp phải tình trạng mất nước hoặc nước mưa, nước lũ dâng có thể gây ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của nhiều gia đình. Để đảm bảo nhà có đủ nước ăn uống, sinh hoạt trong mùa mưa bão, trước khi có mưa bão xảy ra nên dữ trữ nước sạch trong bể, thùng lớn, chậu lớn, bồn chứa nước.

Ngoài ra, nên dự trữ khoảng 1-2 thùng nước đóng chai hoặc sữa đóng hộp để sử dụng khi cần. Nên đặt ở nơi khô ráo, dễ dàng sử dụng, số lượng dự trữ tùy thuộc theo số lượng các thành viên trong gia đình, những gia đình nào có đông thành viên hoặc có trẻ nhỏ nên dự trữ nhiều hơn để có thể đủ sử dụng trong vòng 3-7 ngày tùy theo bão có cường độ lớn hay nhỏ,…

Cách dự trữ và bảo quản thực phẩm để được lâu, tránh bị hỏng

+ Khi dự trữ thực phẩm tươi trong tủ lạnh nên để nhiệt độ phù hợp, bởi nếu để tủ ở nhiệt độ quá cao nghĩa là không lạnh sẽ khiến vi khuẩn độc hại sinh sôi và phát triển, ngược lại nếu nhiệt độ quá thấp có thể gây tình trạng đông đá. Do vậy nhiệt độ trên ngăn đá của tủ lạnh nên duy trì khoảng 18 độ C, ngăn mát từ 0-4 độ C sẽ giúp bảo quản thực phẩm tốt

+ Khi mưa bão, ngập lụt xảy ra nếu bị mất điện cần đóng kín tủ lạnh bao gồm ngăn mát, ngăn đông để giúp tủ lạnh duy trì nhiệt độ. Thông thường nếu ngăn đá của tủ lạnh được đóng kín sẽ giữ nhiệt độ lạnh trong vòng 48 giờ, còn ngăn mát chỉ giữ được được độ lạnh trong vòng 4 giờ

+ Nếu thời gian mất điện kéo dài hơn 4 giờ cần bỏ những thực phẩm đã bị hỏng trong ngăn mát để tránh vi khuẩn có thể phát triển gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

+ Những thực phẩm bị ngập nước mưa do bão nên hạn chế ăn bởi chúng có thể bị bẩn, nhiễm khuẩn

+ Những thực phẩm được đựng trong hộp kim loại mà vô tình bị ngập nước trước khi ăn chúng ta cần khử trùng bằng cách rửa sạch hộp rồi tiệt trùng với dung dịch thuốc tẩy.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

  • Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

    Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

    Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da.
  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng.
  • Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây.
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn.
  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau.
  • Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

    Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

    Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau
  • Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào?
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Giập ngón tay nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến cho chấn thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị giập ngón tay hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây giúp chấn thương mau lành, tránh ảnh hưởng đến xương.
  • Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi uống rượu hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây giúp tránh say rượu bia sau những cuộc họp, gặp mặt, liên hoan.
  • Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Trong những ngày mưa lũ việc phải bơi trong nước ngập nếu không cẩn thận rất dễ bị chuột rút gây nguy hiểm cho sức khỏe, tăng nguy cơ đuối nước. Để phòng ngừa chuột rút khi ở dưới nước nên làm gì?