Dấu hiệu nhận biết sạt lở đất trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Sạt lở đất diễn ra rất nhanh, bất ngờ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về người, tài sản của người dân. Để đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ nếu phát hiện xung quanh nơi sinh sống có những dấu hiệu dưới đây cần di tản ngay lập tức.
Mưa bão, nước ngập thường gây ra những trận sạt lở đất kinh hoàng, thường xảy ra ở các vùng trung du miền núi gây thiệt hại lớn về người, tài sản của người dân.
Sạt lở đất là hiện tượng địa chất có tính nguy hiểm cao, gây nhiều thiệt hại về tài sản, con người lớn. Tình trạng xảy ra khi có một khối đá, tầng đất, mảnh vụn của đất đá từ trên núi cao, đồi cao trượt xuống thậm chí một địa tầng trượt từ trên cao xuống. Sạt lở đất có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào nhưng ở các vùng miền núi, nơi mưa nhiều, mưa lũ, ngập lụt kéo dài ngày tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đất rất cao.
Dấu hiệu nhận biết sạt lở đất trong mùa mưa bão
Sạt lở đất không chỉ xảy ra vào ban đêm, ban ngày, xảy ra trong khi mưa mà còn có thể sau khi mưa một thời gian khá dài, khi đất vẫn còn ngậm nước. Khi đó, nếu phát hiện những dấu hiệu sau cần lập tức di tản đến nơi an toàn:
+ Lượng mưa lớn nhiều ngày hoặc sau khi bão đổ bộ vào đất liền gây gió mạnh, lượng mưa cao trong nhiều ngày liên tục
+ Xuất hiện những vết nứt trên tường nhà, theo thời gian vết nứt càng lớn, càng dài, càng sâu
+ Cửa hoặc cửa sổ bị kẹt, không thể mở ra.
+ Tại sườn đồi, mái dốc, cây nghiêng xuất hiện các vết nứt từ nhỏ đến lớn
+ Màu nước sông, nước suối thay đổi chuyển sang màu vàng đục
+ Bức tường ngoài, lề đường hoặc cầu thang không nguyên dạng
+ Mặt đất phồng lên, đường bấp bênh
+ Hàng rào, tường chắn, cột điện, cây cối bị nghiêng hoặc di chuyển.
+ Có âm thanh lạ trong lòng đất
+ Nước phun ra từ mặt đất tại nhiều vị trí mới, vỡ mạch nước ngầm
+ Xuất hiện tiếng rơi của đất đá, âm lượng tăng dần, mặt đất bắt đầu dịch chuyển xuống theo chiều dốc, các lớp đất thụt sâu xuống
+ Xuất hiện âm thanh lạ như tảng đá va chạm với nhau, cành cây gãy đổ
Đa số các vụ sạt lở đất do bị khai thác rừng quá mức, các công trình dân sinh dưới chân núi, sườn đồi gây ảnh hưởng tới địa tầng,… kết hợp với lượng mưa lớn từ các cơn bão lũ gây nên tình trạng sạt lở đất.
Khi sạt lở đất diễn ra có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, tài sản của người dân chịu ảnh hưởng. Bởi khi sạt lở đất diễn ra kéo theo cây, đất, đá, lượng nước lớn vùi lấp khiến người dân gặp chấn thương hoặc ngạt thở do bị mắc kẹt.
Để đảm bảo an toàn những người dân sinh sống tại các vùng miền núi, ven đồi, khu vực núi cao trong mùa mưa bão để đề phòng sạt lở đất gây nguy hiểm cho tính mạng cần:
+ Khi phát hiện những dấu hiệu sạt lở đất hãy nhanh chóng di dời khỏi khu vực nguy hiểm
+ Tuyệt đối không ở lại những khu vực có nguy cơ sạt lở cao
+ Thông báo cho chính quyền địa phương khi phát hiện có những dấu hiệu sạt lở đất, tuân thủ theo sự hướng dẫn của các cơ quan chức năng
+ Nên di dời đến các địa điểm an toàn như trường học, bệnh viện hoặc những nhà kiên cố an toàn trong những vùng lân cận.
+ Khi di dời chỉ nên mang theo nhu yếu phẩm cần thiết như: nước uống, thức ăn, thuốc men, quần áo và đèn pin…
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Kỹ năng thoát nạn cho tài xế khi gặp phải lũ quét
Cách dọn dẹp nhà, bùn lầy sau mưa bão, ngập lụt đúng cách
Cách ứng phó khi nước bão lũ dâng cao gây ngập lụt
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ cứu nhanh khi bị bỏng mắt
Bỏng mắt là một trong những tai nạn khá nhiều người gặp phải do nhiệt độ nóng hay các chất hóa học từ mỹ phẩm, nước tẩy rửa tiếp xúc với mắt. Nếu không biết cách sơ cứu đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến mắt. -
Cách xử lý khi trẻ bị kẹt ngón tay vào cửa
Khi vui chơi nhiều trẻ sơ ý nên thường bị kẹp ngón tay, ngón chân vào cửa khiến trẻ bị chấn thương ngoài da. Nếu cha mẹ không biết cách xử lý có thể trẻ bị chấn thương nặng hơn, tâm lý trẻ bị ảnh hưởng. -
Kỹ năng thoát hiểm khi bị mắc kẹt ở vùng cát lún
Cát lún thường xuất hiện ở bờ biển, đầm lầy, bờ sông hồ nếu không biết cách thoát hiểm có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. -
Kỹ năng xử lý khi trẻ bị kẹp chân vào xe đạp chuẩn xác
Trẻ nhỏ bị kẹp chân vào xe đạp là tình trạng khá nhiều trẻ gặp phải, để giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi sự cố, tránh ảnh hưởng tới bàn chân hãy nhanh chóng thực hiện các bước như sau. -
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau