Cách điều trị bệnh lỵ trong mùa mưa bão

9/20/2024 8:03:00 AM
Bệnh lỵ là một trong những bệnh đường tiêu hóa rất dễ mắc phải trong mùa mưa bão, các khu vực chịu ảnh hưởng bão lũ. Nguyên nhân nào gây bệnh lỵ, dấu hiệu nhận biết và cách xử lý như nào nếu người thân trong gia đình bị bệnh lỵ?

 

Bệnh lỵ là một trong những bệnh đường tiêu hóa rất dễ mắc phải trong mùa mưa bão, các khu vực chịu ảnh hưởng bão lũ. Nguyên nhân nào gây bệnh lỵ, dấu hiệu nhận biết và cách xử lý như nào nếu người thân trong gia đình bị bệnh lỵ?

Ngoài bệnh thương hàn, bệnh tiêu chảy thì bệnh lỵ là một trong những bệnh tiêu hóa khá nhiều người mắc phải do tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm, ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn, môi trường sống không đảm bảo vệ sinh, trong mùa mưa bão. Bệnh có diễn biến bệnh nhanh và xuất hiện triệu chứng từ 1 đến 3 ngày sau khi trực khuẩn lỵ xâm nhập cơ thể từ đó gây nên một số triệu chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguyên nhân nào gây bệnh lỵ

Bệnh lỵ có hai loại bệnh lý chính bao gồm:

Bệnh lỵ trực khuẩn, hay shigellosis: gây ra bởi trực khuẩn Shigella.

Bệnh lỵ amip, hay bệnh amip: gây ra bởi một loại amip có tên là Entamoeba histolytica (E. Histolytica)

Cơ thể bị nhiễm bệnh do trong những ngày bão lũ, gây ngập lụt khiến cho thực phẩm, rau xanh, trái cây bị ô nhiễm bởi nước lũ, nước sinh hoạt bị ô nhiễm, không rửa tay với xà phòng, bơi trong nước lũ bị ô nhiễm, tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh lỵ,…

Dấu hiệu nhận biết bệnh lỵ

Khi mắc bệnh lỵ cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng như:

+ Đau bụng

+ Tiêu chảy

+ Chuột rút

Các triệu chứng có thể xuất hiện từ 1 đến 3 ngày sau khi bị nhiễm trùng và có thể hồi phục trong vòng một tuần

Triệu chứng của bệnh lỵ trực khuẩn hay shigellosis

Nếu mắc phải bệnh lỵ trực khuẩn hay shigellosis các triệu chứng có thể xuất hiện trong khoảng 1-3 ngày sau khi bị nhiễm trùng. Khi đó cơ thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng điển hình như:

+ Xuất hiện cơn đau dạ dày

+ Bị tiêu chảy nhẹ, không có máu hoặc chất nhầy trong phân, theo thời gian tiêu chảy có thể thường xuyên hơn có thể xuất hiện máu, chất nhầy trong phân.

+ Sốt cao

+ Buồn nôn, nôn mửa

Triệu chứng của bệnh lỵ amip

Nếu mắc phải bệnh lỵ amip cơ thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng điển hình như:

+ Đau bụng

+ Sốt, cơ thể ớn lạnh

+ Buồn nôn, nôn

+ Tiêu chảy, xuất hiện máu, chất nhầy, mủ trong phân

+ Cảm thấy đau khi đi đại tiện

 + Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống

Hướng dẫn cách xử lý bệnh lỵ

Nếu bệnh lỵ chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ đau bụng, tiêu chảy,… sẽ tự khỏi sau khoảng 3-7 ngày. Nhưng trong khoảng thời gian này cần cho người bị bệnh lỵ uống nhiều nước, bổ sung dung dịch bù nước để tránh cơ thể mất nước. Cho người bệnh uống thêm cháo loãng hoặc thức ăn giàu dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, tránh ăn các thực phẩm, nước uống không đảm bảo vệ sinh sẽ giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục.

Tuy nhiên, đối với những người xuất hiện các triệu chứng nặng cần đưa đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán, điều trị, không nên tự ý điều trị tại nhà. Tại cơ sở y tế các bác sĩ sau khi thăm khám, hỏi tiền sử, kiểm tra các triệu chứng hiện tại của người bệnh các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm xét nghiệm như cấy phân tươi, phết trực tràng, soi trực tràng để xem  trực tràng có bị tổn thương do lỵ chưa, huyết thanh chẩn đoán, phương pháp miễn dịch huỳnh quang trực tiếp để nhận diện lỵ trực khuẩn, công thức máu.

Một số loại thuốc có thể được bác sĩ chỉ định giúp chữa trị bệnh lỵ thường dùng như Bismuth subsalicylate, Metronidazole, Tinidazole… Có thể kèm theo thuốc giảm đau, chẳng hạn như paracetamol có thể giúp giảm đau và hạ sốt.

Cách phòng ngừa bệnh lỵ trong mùa mưa bão chuẩn

+ Nên rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn, rửa tay trước khi ăn, sau khi chế biến thức ăn.

+ Thực hiện ăn chín, uống sôi, không nên ăn rau sống, cá sống trong thời điểm mưa bão, không nên ăn trái cây bị ngâm trong nước lũ nhiều ngày khi chưa được rửa sạch, chưa gọt vỏ, rau củ mọc mầm, thực phẩm có mùi lạ, nhiễm nấm mốc.…

+ Nếu phải bơi trong nước lũ tuyệt đối không được nuốt nước khi bơi

+ Nước sinh hoạt trong những ngày mưa lũ có thể bị ô nhiễm do đó nên sử dụng nước đóng chai, nước đã được xử lý làm sạch. Cố gắng sử dụng nguồn nước sạch để vệ sinh cá nhân, ăn uống tuyệt đối không sử dụng nguồn nước đã bị nhiễm khuẩn, nhiễm nước mưa lũ. Nên sử dụng các loại nước đóng chai của các thương hiệu uy tín, tin cậy được kiểm định. Hãy xả toàn bộ lượng nước bên trong, sau đó tiến hành khử trùng bằng cloramin B. Bằng cách sử dụng 1 viên cloramin B 0,25g hòa trong một cốc nước, đổ trực tiếp cốc này vào nguồn chứa nước gia đình (25l). Sau 30 phút có thể sử dụng nguồn nước sinh hoạt trở lại. Tuy nhiên dù có khử khuẩn nên đun sôi nước trước khi sử dụng.

+ Nước lũ sau khi đã rút cần nhanh chóng dọn dẹp môi trường sống bị ô nhiễm do các chất phế thải của động vật và thực vật, xác súc vật

+ Vệ sinh nhà cửa và khu vực xung quanh nhà, dùng xà phòng, nước lau sàn, nước rửa chén, lau rửa sạch sàn nhà, thau rửa bể nước, chum vại đựng nước, rửa sạch dụng cụ chế biến thức ăn, phơi khô các vật dụng dưới ánh nắng mặt trời

+ Khơi thông cống rãnh, không để nước đọng lại quanh nhà, khu vực sinh sống của gia đình, chuồng trại,…

+ Thu gom rác, xác động vật chôn lấp kỹ, dùng thuốc sát khuẩn nguồn nước và phun thuốc phòng dịch bệnh, các bệnh truyền nhiễm

+ Tuyệt đối không ăn thực phẩm từ các loại động vật đã chết vì lũ cuốn, đất đá vùi lấp,…

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ

Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác

Những điều cần biết về bệnh lỵ trực khuẩn

Kiết lỵ do amip: chẩn đoán, thuốc điều trị

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác