Cách chọn giống chó Poodle và chế độ dinh dưỡng cho chúng
Cách chọn giống chó Poodle và chế độ dinh dưỡng cho chúng
Poodle là giống chó rất dễ nuôi và dễ chăm sóc. Chúng có thể sống tốt trong các căn hộ nhỏ trong thành phố và cả vùng nông thôn. Chúng thích sống trong nhà cùng với gia đình, đặc biệt với Toy và Miniature poodle có kích thước khá nhỏ, vì vậy không quá tốn diện tích khi để những em poodle này chia sẻ không gian gia đình ấm cúng.
Nguồn gốc giống chó Poodle
Giống chó Poodle là một trong những giống chó cổ xưa nhất được sử dụng để săn bắt vịt, nó có nguồn gốc tổ tiên từ các giống chó French Water Dog, Barbet và Hungarian Water Hound. Cái tên của nó xuất phát từ chữ Đức "Pudel" có nghĩa là "thợ lặn", từ đó nó được nhận định rằng giống Poodle có nguồn gốc ở nước Đức. Sau đó giống chó này cũng được các thợ săn người Pháp sử dụng cũng với mục đích săn bắn các loài chim nước và vịt, giống chó này rất thông mình vì vậy họ bắt đầu nuôi dạy chúng biểu diễn xiếc.
Giống chó Poodle
Trong thế kỷ 18 chúng trở thành vật nuôi phổ biến trong giới hoàng tộc. Giống chó Poodle được lai giống thành 3 loại có kích thước khác nhau: Toy Poodle, Miniature Poodle và Standard Poodle. Các nhà lai tạo giống cũng đã tạo ra một loại có kích thước trung bình được gọi là Klein poodle (Moyen poodle) và một loại nhỏ hơn là Tea-Cup poodle, tất cả chúng đều cùng một giống Poodles. Chúng đều có những phẩm chất tốt, nhanh nhẹn, thông minh và vâng lời.
Từ năm 1960 đến 1982, loài chó này liên tục xếp vị trí đầu tiên trong danh sách những loài vật nuôi được yêu mến nhất.
Ở Anh, giống chó Poodle được Hiệp hội chó giống Anh công nhận vào năm 1874.
Ở Mỹ, Poodle dog được Hiệp hội chó giống Hoa Kỳ công nhận vào năm 1886. Tại đây cũng thành lập nên câu lạc bộ những người yêu thích giống chó Poodle.
Cách chọn giống chó Poodle
Chó Poodle có 3 dòng chính là Toy Poodle và Standard Poodle, Mini Poodle bên cạnh đó còn có thêm hai dòng nhỏ nữa là dòng Teacup Poodle. Poodle, Tiny poodle và đều là những giống chó thông minh ngoan ngoãn có đặc điểm ngoại hình rất đáng yêu dễ thương.
Cách chọn giống chó Poodle và chế độ dinh dưỡng cho chúng
Bạn muốn mua được một chú chó Poodle thuần chủng thuộc giống tốt khỏe mạnh thì bạn cần chú ý đến những nơi có uy tín để chọn mua. Khi mua cần quan sát tổng thể thân hình của chú chó phải cân đối đầu tỉ lệ thuận với thân hình của chó, cổ dài trung bình hơi cong phần sau gáy. Ngực chó sâu khuỷu chân trước phần bụng thon cao cò vùng trán phủ một lớp lông dài che lấp. Mặt chó nhỏ gọn có mõm thẳng dài mũi thẳng cùng chiếc lỗ mũi lớn đôi mắt có hình hạnh nhân nhỏ. Khoảng cách giữa hai mắt rộng cùng đôi tai dài rũ xuống 2 bên má. Hông chó tròn chiếc đuôi dài buông thõng hay vểnh lên lúc chó vận động.
Nét đặc trưng nổi bật của giống chó Poodle là bộ lông xoăn với nhiều kiểu dáng kết cấu màu sắc da dạng như màu đen, trắng, kem, màu sô cô la. Màu lông chó phổ biến và được ưa chuộng nhất đó chính là màu nâu, màu sô cô la và màu trắng. Lúc mua bạn cũng cần chọn mua và theo dõi hoạt động của chó trong khoảng 30 phút để quan sát những hành vi của chó có nhanh nhẹn hay không. Thể trạng của chó chó có được tốt, vui tươi, nhanh nhẹn hoạt bát….
Chế độ dinh dưỡng cần cho chó Poodle
Giống chó Poodle có đường ruột yếu nên chúng thường rất kén ăn cho nên việc đảm bảo cho nó một chế độ ăn uống sao cho phù hợp và đủ dinh dưỡng là rất quan trọng và cần thiết. Tùy vào từng giai đoạn mà các bạn cho chúng ăn số bữa cùng khẩu phần ăn khác nhau.
Chó Poodle 1-2 tháng tuổi nên cho chó ăn cháo nấu nhuyễn hay những thức ăn khô đã được ngâm mềm. Mỗi ngày chia ra làm 4-5 bữa ăn nhỏ trong ngày cho chó uống thêm sữa ấm sau mỗi bữa ăn.
Chó được 3-6 tháng tuổi cần cho chúng ăn những thức ăn mềm dễ tiêu hóa như cháo thịt gà, thịt heo, bò, tôm được băm nhuyễn
6 tháng tuổi trở đi cho chó ăn mỗi ngày 2-3 bữa lúc này khẩu phần ăn của chó được tăng cường thêm nhiều đạm, canxi, protein, tinh bột, rau cũ lẫn trái cây. Cho chó ăn bổ sung thêm hột vịt lộn để giúp chúng có thêm bộ lông đẹp. Khi cho chó ăn cần để nước sạch sẵn cho chó uống ngày thây nước 3 lần, không cho ăn đồ cứng hay xương xóc, các loại nội tạng động vật đồ cay, đồ nóng, chất béo.
Trong một bữa ăn không nên cho chó ăn quá nhiều chỉ nên cho ăn vù đủ no. Vật dụng cho chó ăn cũng cần phải vệ sinh thật sạch sẽ không để sẵn thức ăn trong khay. Cất và rửa sạch chúng ngay sau khi cho chó ăn xong không để thức ăn thừa trong khay.
Hãy luôn kiểm soát cân nặng của em Poodle
Giống như tất cả các giống chó khác, lượng thức ăn bạn cho poodle ăn phụ thuộc và kích cỡ, độ tuổi và mức độ hoạt động hàng ngày. Những chú chó, có thể cùng kích cỡ nhưng chưa chắc đã cần cùng 1 lượng thực phẩm. Bạn không nên căn cứ vào việc những người nuôi poodle khác cũng cho ăn như vậy. Cần căn cứ vào thể trạng của em poodle mà cho ăn phù hợp.
Chất lượng thực phẩm cũng rất quan trọng, tốt nhất bạn nên mua thức ăn dành riêng cho chó vì chúng đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, có hưỡng dẫn chi tiết về khối lượng thức ăn cần thiết hàng ngày căn cứ vào khối lượng và độ tuổi của các chú chó.
Chẳng hạn với loại thức ăn khô cho chó, 1 em Standard poodle sẽ cần 1.5 – 3 bát / ngày, Miniature poodle cần 3/4 – 1 bát / ngày, còn Toy Poodle sẽ cần 1/4 – 1/2 bát / ngày.
Poodle sẽ tăng cân nhanh nếu bạn cho chúng ăn quá nhiều. Một em poodle mập mạp có thể trông rất cute nhưng nó cũng gây ra những vấn đề tai hại về sức khỏe, như hạn chế vận động, mỡ máu và tim mạch. Cho ăn đúng bữa là cách tốt nhất để “giữ dáng” cho em poodle của bạn. Không nên cho chúng ăn ngay khi chúng đòi, điều đó sẽ khiến em chó trở nên khó tính về lâu dài.
Hãy luôn giữ em poodle của bạn trong thể trạng tốt bằng cách đong đếm lượng thực phẩm hàng ngày, cho ăn 2 lần/ngày set tốt hơn là để thức ăn trong suốt cả ngày. Nếu bạn không chắc rằng liệu em cún của bạn có thừa cân hay không, bạn có thể thực hiện bài test đơn giản sau đây:
Đầu tiên, nhìn xuống lưng em chó, bạn sẽ thấy 1 vòng eo. Đặt 2 tay trên lưng ở khu vực eo, ngón tay cái để dọc theo xương sống, các ngón còn lại ôm xuống và ấn nhẹ. Nếu bạn có thể cảm thấy xương sườn, em poodle của bạn hoàn toàn bình thường. Nếu không em ấy đang thừa cân, bạn cần cho ăn ít đi và tập thể dục nhiều hơn. Còn nếu bạn có thể cảm nhận thấy xương sườn ngay khi đặt tay mà không cần ấn nhẹ, em poodle này đang gầy và bạn cần cho ăn nhiều hơn (chút xíu).
Cách chọn giống chó Poodle và chế độ dinh dưỡng cho chúng
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.