Bộ LĐTB&XH lựa chọn 1 trong 2 phương án điều chỉnh lương hưu năm 2016
Phương án điều chỉnh tăng đối với người nghỉ hưu trước tháng 4/1993
Phương án thứ nhất điều chỉnh tăng thêm 250.000 đồng/tháng đối với người nghỉ hưu trước tháng 4/1993 có mức lương dưới 2 triệu đồng/tháng; điều chỉnh tăng thêm 150.000 đồng/tháng đối với người hưởng trợ cấp mất sức lao động có mức trợ cấp dưới 2 triệu đồng/tháng. Mức hưởng sau điều chỉnh không quá 2 triệu đồng/tháng. Nếu theo phương án này thì có gần 213.000 người được tăng lương hưu. Tổng kinh phí điều chỉnh là 345,5 tỷ đồng mỗi năm, hoàn toàn do ngân sách nhà nước chi trả. Hạn chế của phương án này là tạo ra sự so sánh đối với những người nghỉ sau tháng 4/1993 có mức lương thấp.
Hiện nay, người nghỉ trước tháng 4/1993 chiếm 29,7% số người đang hưởng lương hưu. Họ có quá trình công tác trong giai đoạn đấu tranh, bảo vệ tổ quốc và thời kỳ đầu của xây dựng đất nước. Do chính sách tiền lương, cán bộ ở mỗi giai đoạn khác nhau nên mức lương hưu bình quân của những người này thấp hơn so với mức lương bình quân của những người nghỉ sau tháng 4/1993 và thấp hơn so với mức lương hưu bình quân chung.
Phương án điều chỉnh tăng với người nghỉ hưu trước và sau tháng 4/1993
Để khắc phục hạn chế trên, Bộ Lao động đưa ra phương án điều chỉnh thứ hai, tăng thêm 250.000 đồng/tháng đối với người nghỉ hưu cả trước và sau tháng 4/1993 có mức lương dưới 2 triệu đồng/tháng; điều chỉnh tăng thêm 150.000 đồng/tháng đối với người hưởng trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã có mức trợ cấp dưới 2 triệu đồng/tháng. Mức hưởng sau điều chỉnh không quá 2 triệu đồng/tháng. Nếu theo phương án này, tổng số người được điều chỉnh là hơn 319.000, không bao gồm nhóm giáo viên có lương hưu thấp hơn mức lương cơ sở. Tổng kinh phí điều chỉnh là 586,6 tỷ đồng/năm.
Lãnh đạo Bộ Lao động cho biết, phương án hai không tạo sự so sánh đối với người nghỉ sau tháng 4/1993 có mức lương thấp nhưng lại không đảm bảo được nguyên tắc đóng - hưởng, làm mất đi sự tương quan về mức lương hưu. Việc điều chỉnh đồng loạt này cũng tạo ra mặt bằng lương hưu tối thiểu mới với người có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên, do đó không phù hợp với quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Luật quy định mức lương hưu thấp nhất đối với người có từ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên bằng mức lương cơ sở, hiện tại là 1.150.000 đồng, nhưng nếu thực hiện điều chỉnh đối với nhóm này thì mức lương thấp nhất là 1.400.000 đồng.
Từ năm 2007 đến nay, Chính phủ đã 8 lần điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã. Lương hưu đã được điều chỉnh tăng lên 178 %. Việc điều chỉnh lương hưu chủ yếu gắn với việc điều chỉnh lương cơ sở, tức là lương của người tại chức tăng như thế nào thì lương hưu của người nghỉ hưu tăng một mức tương tự như vậy.
Điều chỉnh lương hưu nếu mức lương cơ sở tăng lên 1.250.000 đồng/tháng
Lãnh đạo Bộ Lao động cũng đưa ra phương án điều chỉnh lương hưu trong trường hợp mức lương cơ sở tăng lên 1.250.000 đồng/tháng (tăng 8,7 %) từ ngày 1/7/2016. Việc điều chỉnh này tiến hành theo hai bước. Trước tiên, điều chỉnh lương chung của tất cả người nghỉ hưu. Đối với người nghỉ trước tháng 1/2015 thì lương hưu tăng 87% so với mức lương tại thời điểm tháng 12/2014. Đối với người nghỉ từ tháng 1/2015 đến tháng 6/2016, lương hưu tăng 8,7% so với mức hưởng tại thời điểm tháng 6/2016. Tổng kinh phí điều chỉnh là 689 tỷ đồng. Trong đó ngân sách nhà nước chịu hơn 127,2 tỷ đồng còn 561,8 tỷ đồng do Quỹ Bảo hiểm xã hội chi trả.
Sau khi điều chỉnh lương hưu chung như trên thì tiếp tục điều chỉnh lương đối với người có mức thấp. Mức điều chỉnh hoặc chỉ dành cho đối tượng nghỉ trước tháng 4/1993 hoặc chỉ dành cho đối tượng nghỉ sau thời gian trên.
Đối với 954 giáo viên mầm mon hưởng lương hưu với mức bình quân hơn 843.000 đồng/tháng, dưới mức lương cơ sở, Bộ Lao động cũng đưa ra mức điều chỉnh để đối tượng này không bị thiệt thòi. Theo đó, từ ngày 1/1/2016 trợ cấp bổ sung từ ngân sách nhà nước cho giáo viên mầm non có thời gian công tác trong ngành giáo dục trước năm 1995, khi nghỉ hưu có mức lương thấp hơn lương cơ sở lên bằng với lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng. Trường hợp từ ngày 1/7/2016, lương cơ sở được điều chỉnh lên mức 1.250.000 đồng/tháng thì tiếp tục trợ cấp cho giáo viên mầm non để lương hưu của họ bằng mức lương cơ sở mới.
Bộ LĐTB&XH lựa chọn 1 trong 2 phương án điều chỉnh lương hưu năm 2016
Suckhoecuocsong.com.vn (Tổng hợp)
Các tin khác
-
Bảng Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU theo luật lao động mới từ 2025
Từ 7/1 năm 2025, người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ có độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam và lao động nữ sẽ như thế nào theo luật lao động mới áp dụng. -
Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường
Với tốc độ phát triển chung trên thế giới hiện nay, nhu cầu về năng lượng là rất lớn, rất quan trọng. Nhưng việc khai thác, sử dụng và biến đổi năng lượng cũng là một yêu tố tác động xấu đến môi trường. -
Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10
Sau khi bàn bạc thống nhất các phương án, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT về quy định tạm thời triển khai các đường bay nội địa chở hành khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 hạn chế lây lan. -
Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm
Từ ngày 28/9, UBND Hà Nội cho phép người dân thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người. Trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về) và cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm cũng được mở cửa. -
Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội
Từ ngày 6/9 tại Hà Nội, có 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường tại "vùng đỏ", là nơi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. -
Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM
Những người lao động có hoàn cản khó khăn cần hỗ trợ về các nhu yếu phẩm thiết yếu có thể liên hệ tới các số điện thoại các Trung tâm an sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh -
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào? -
Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Ô nhiễm môi trường vào ngày 29/2/2020, tập trung vào những viên nhựa của bộ đồ chơi LEGO trôi dạt vào bờ biển phía Tây Nam nước Anh. -
Quản lý và xử lý chất thải rắn
Xử lý rác thải phổ biến ở Việt Nam hiện nay có một số mô hình: đốt rác phát điện, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân vi sinh, chôn lấp, điện khí hóa và đốt rác thông thường.