Bình Dương: Truy cứu trách nhiệm chủ giếng để rơi bé gái 7 tuổi
Giếng khoan để xảy ra sự cố của cặp vợ chồng tên là T và P quê ở Nam Định vào làm ăn sinh sống tại Bình Dương.
Để chuẩn bị xây nhà, 2 vợ chồng T và P đã đào giếng khoan để lấy nước. Tuy nhiên trong quá trình thi công giếng, gia đình không che chắn cẩn thận nên đã xảy ra sự cố cho cháu Tú Anh khi đang vui đùa với các bạn.
Cuộc giải cứu cháu bé
Nhận được thông tin, hàng trăm chiến sĩ PCCC cùng người dân đã đến hiện trường để giải cứu cháu bé.
Nơi bé Tú Anh rơi xuống là một giếng khoan có đường ống sâu khoảng 80m được thi công từ nhiều tuần nay. Bên cạnh đường ống này có một khe hở có đường kính khoảng 0,7m.
Nhận định, không khí phía dưới giếng rất loãng nên lực lượng cứu hộ đã truyền oxy xuống phía dưới cho bé Tú Anh tránh ngạt thở. Ngoài ra, nhiều loại máy móc cũng được huy động để đào bới, tìm cách giải cứu nạn nhân. Đặc biệt, mọi thao tác diễn ra hết sức thận trọng để tránh đất đá có thể rơi xuống, đẩy bé Anh lọt xuống khe hở sâu hơn.
Sau khi mở rộng khe hở của giếng khoan và đào xuống được gần 10m, lính cứu hộ nghe rõ tiếng khóc của bé Tú Anh. Mội sợi dây được thả xuống cho bé Tú Anh cột chặt vào tay để “liên lạc” với phía trên đồng thời cũng tránh bé gái bị rơi thêm xuống. Qua đó giúp cơ quan chức năng định vị được chính xác vị trí Tú Anh đang mắc kẹt.
Đào một giếng khác song song với giếng cháu bé bị mắc kẹt
Cũng thời điểm này, chỉ đạo lực lượng cứu hộ quyết định dùng phương án thứ hai là đào một giếng “đặc biệt” song song với giếng bé Tú Anh bị mắc kẹt.
Đào một đường hầm song song với đường hầm cũ để giải cứu cháu bé
Anh Trần Lê Phương (32 tuổi, quê Tây Ninh), một thợ đào giếng có kinh nghiệm tại địa phương được yêu cầu đến hỗ trợ. Chiếc giếng “đặc biệt” này được đào sâu khoảng 6m, sau đó thông qua phía dưới vị trí bé Tú Anh mắc kẹt, anh Phương đã bình tĩnh, cố hết sức phối hợp cùng lính cứu hộ bên trên đưa được bé Anh lên mặt đất an toàn.
Anh Phương cho biết “Vị trí con bé bị kẹt cách mặt đất khoảng 13m, do có một hòn đá trồi ra làm hẹp lại lỗ ở giếng khoan nên bé gái này mới không bị rơi xuống tiếp”.
Khi bé Tú Anh lên được mặt đất, tất cả những người có mặt tại cuộc giải cứu đã vỗ tay vui mừng khôn siết bởi họ đã cứu được một sinh mạng khỏi lưỡi hái của tử thần.
Như vậy, sau hơn 8 giờ, từ 17h chiều 4.8 đến hơn 1h sáng 5/8, cuộc giải cứu bé Tú Anh đã thành công.
Truy cứu trách nhiệm chủ giếng
Các cơ quan chức năng cho biết, vợ chồng T&P khai báo khoan giếng công nghiệp nói trên để chuẩn bị việc xây nhà; tuy nhiên do không đảm bảo an toàn, để miệng giếng lộ thiên, gây ra tai nạn trên...Vì vậy, sẽ tiến hành truy cứu trách nhiệm của gia đình này đối với tai nạn kể trên.
Bé Tú Anh sống sót trở về trong vòng tay yêu thương của mẹ
Ngoài ra, lãnh đạo UBND TX.Tân Uyên cũng đã nhanh chóng "thưởng nóng" lực lượng tham gia giải cứu của Tân Uyên, Thuận An và Cảnh sát PCCC tỉnh và một nhóm thợ chuyên đào giếng thủ công vì thành tích đào giếng sâu 5m cấp tốc, giải cứu bé Tú Anh.
Sức khỏe bé Tú Anh hiện tại
Khi nhập viện mặt cháu bé bầm tím, có vài vết trầy xước ở mặt, tay chân; thỉnh thoảng đòi ăn và uống nước. Do trải qua 9h mắc kẹt dưới giếng khoan, Tú Anh vẫn còn hoảng loạn, không nhớ về thời điểm bị nạn và chưa nói chuyện được với người nhà.
Mặc dù các bác sĩ chưa công bố bé có bị tổn thương hay không, nhưng bé ăn uống khá tốt. Hiện mẹ và bà nội Tú Anh đang túc trực chăm sóc bé.
Mẹ của cháu bé, bà Nguyễn Thị Hồng Nguyên (SN 1978) xúc động chia sẻ “Tôi chết đi sống lại mấy lần khi chứng kiến sự việc xảy ra với con bé. Thật quá đỗi kinh hoàng, nhưng may mắn là cháu được cứu sống. Tôi biết ơn những người cứu hộ, người thợ đào giếng, không biết nói thế nào cho hết ơn nghĩa này”.
Được biết, bà Nguyên có 2 con, trong đó người anh trai của cháu Tú Anh hiện đang học lớp 7. Cha của bé không may đã qua đời cách đây 5 năm vì tai nạn giao thông vì vậy hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.
Bình Dương: Truy cứu trách nhiệm chủ giếng để rơi bé gái 7 tuổi.
Hải Yến
Các tin khác
-
Bảng Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU theo luật lao động mới từ 2025
Từ 7/1 năm 2025, người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ có độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam và lao động nữ sẽ như thế nào theo luật lao động mới áp dụng. -
Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường
Với tốc độ phát triển chung trên thế giới hiện nay, nhu cầu về năng lượng là rất lớn, rất quan trọng. Nhưng việc khai thác, sử dụng và biến đổi năng lượng cũng là một yêu tố tác động xấu đến môi trường. -
Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10
Sau khi bàn bạc thống nhất các phương án, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT về quy định tạm thời triển khai các đường bay nội địa chở hành khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 hạn chế lây lan. -
Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm
Từ ngày 28/9, UBND Hà Nội cho phép người dân thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người. Trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về) và cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm cũng được mở cửa. -
Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội
Từ ngày 6/9 tại Hà Nội, có 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường tại "vùng đỏ", là nơi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. -
Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM
Những người lao động có hoàn cản khó khăn cần hỗ trợ về các nhu yếu phẩm thiết yếu có thể liên hệ tới các số điện thoại các Trung tâm an sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh -
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào? -
Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Ô nhiễm môi trường vào ngày 29/2/2020, tập trung vào những viên nhựa của bộ đồ chơi LEGO trôi dạt vào bờ biển phía Tây Nam nước Anh. -
Quản lý và xử lý chất thải rắn
Xử lý rác thải phổ biến ở Việt Nam hiện nay có một số mô hình: đốt rác phát điện, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân vi sinh, chôn lấp, điện khí hóa và đốt rác thông thường.