Bí quyết giúp cún cưng bớt sợ hãi khi ở nhà một mình
Vì một số lý do nào đó chủ nhân của cún cưng bắt buộc phải để cún cưng ở nhà một mình. Nhưng đối với nhiều loại cún chúng sẽ cảm thấy lo lắng, sợ hãi, cô đơn,…khi không có chủ ở bên. Vậy làm thế nào để cún cưng bớt sợ hãi, ngoan ngoãn ở nhà một mình, không gây náo loạn khi phải ở nhà một mình. Bạn hãy tham khảo một vài bí quyết dưới đây ngay nhé.
Theo các bác sĩ thú y cho biết tất cả các chú cún đều không nên bị bỏ lại một mình trong một khoảng thời gian dài. Bởi khi chúng cảm thấy bị bỏ lại một mình chúng sẽ gây chú ý bằng cách quậy phá đồ đạc trong nhà, sủa inh ỏi thậm chí có thể cắn người đến gần, một số cún cưng còn có chứng hoảng sợ, lo lắng và nặng hơn nữa là rơi vào chứng trầm cảm, bỏ ăn, không muốn gần chủ nhân của chúng nữa.
Những chú chó nào thường thấy bất an khi ở một mình?
Những chú chó có vẻ ngoài nhút nhát, nhạy cảm và ngoan ngoãn bởi những chú chó này có xu hướng dám nhanh lấy chủ của mình khi ở bên, nhưng lại dễ rơi vào trạng thái tự kỉ khi phải ở nhà một mình.
Những chú chó cảm thấy bất an khi ở nhà một mình đó là những chú chó cứu hộ. Nhất là khi chú rời nhà đi tới trại huấn luyện, chuyển sang môi trường làm việc mới chúng sẽ trở lên khó trị, bất kham, không chịu nghe lời.
Hay những chú cún từng chuyển nhà khi dưới 1 tuổi hoặc những chú chó phải qua nhiều chủ nuôi khác hay những chú cún đã từng bị chủ nhân cũ bỏ rơi chúng sẽ cảm thấy sợ hãi, lo lắng khi phải ở nhà một mình.
Những dấu hiệu cho thấy cún cưng lo lắng, sợ hãi khi ở nhà một mình
+ Cún cưng luôn đi theo bạn từ phòng này sang phòng khác, không muốn rời mắt khỏi bạn dù chỉ trong chốc lát ngay cả khi bạn ở nhà với chúng
+ Chúng thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới chỉ một thành viên trong gia đình và ngó lơ tất cả những người còn lại trong gia đình.
+ Khi kiểm tra bạn sẽ thấy chúng tăng nhịp tim, nhịp thở, thở hổn hển, chảy dãi, hiếu động quá mức và đôi khi còn đòi đi vệ sinh.
+ Chúng sẽ cào cửa, cào thảm, gặm khung cửa, hoặc nhảy lên để ngó ra ngoài qua cửa sổ. Thậm chí chúng sẽ sủa, rên rỉ hoặc hú nhằm cố gắng thuyết phục bạn trở lại khi bạn có ý định rời khỏi nhà.
+ Chúng có thể nhai và xé những món đồ vật đó thành nhiều mảnh nhỏ rồi lăn lộn và cuộn tròn giữa các mảnh vụn đó. Bởi hành động này của cún cưng giúp chúng có cảm giác như có một lớp mùi hương của bạn bao bọc xung quanh và bảo vệ nó.
Những điều cần lưu ý trước khi huấn luyện cún cưng bớt sợ hãi khi ở nhà một mình
Trước khi bắt tay vào việc huấn luyện cún cưng giúp cún cưng bớt sợ hãi, hoảng sợ, quậy phá đồ đạc khi ở nhà một mình bạn hãy nhớ những điều cần lưu ý sau để đạt được kết quả cao nhất.
+ Trước hết hãy bắt tay vào dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, không có quá nhiều các đồ đạc, đồ dùng không cần thiết. Hãy sắp xếp các đồ dùng này gọn gàng trong thùng hoặc thủ để tránh việc cún cưng nghịch ngợm là hư hỏng. Các đồ của cún cưng như: chuồng, đệm nằm đồ chơi, khay vệ sinh,… cũng nên để gọn và cần dọn sạch.
+Trước khi thực hiện kế hoạch huấn luyện hãy cho cún cưng đi dạo hoặc đi chơi một chút. Bởi khi cún cưng được vận động chúng sẽ cảm thấy bình tĩnh hơn khi ở nhà một mình.
+ Khi đi ra ngoài bạn đừng chào tạm biệt chúng mà cứ như vậy đi ra khỏi nhà. Hành động này giúp cún cưng giảm cảm giác rằng bạn không có mặt ở nhà mà thay vào đó chúng tưởng rằng bạn đang ở phòng khác ở trong nhà.
+ Nếu bạn chỉ ra khỏi nhà trong thời gian ngắn trước khi ra khỏi nhà hãy cho cún cưng ăn một bữa phụ để chúng cảm thấy dễ chịu, buồn ngủ hơn, bớt phá phách hơn. Nếu bạn không ở nhà một thời gian dài, bạn nên để sẵn các đồ ăn khô, chúng vừa giúp chúng dễ ăn mà vừa tránh được việc chúng nghịch ngợm hoặc làm vãi, vương bẩn ra nhà.
+ Hãy để một vài đồ chơi yêu thích của cún cưng để thu hút sự chú ý, giúp chúng phân tâm trong vài phút đầu tiên bạn rời đi ra khỏi nhà. Bởi khoảng thời gian đầu khi bạn rời khỏi nhà chúng sẽ cảm thấy căng thẳng nhất và giúp chúng vợt qua lỗi lo lắng, sợ hãi dần quen với việc chúng ở một mình ở nhà.
+ Hãy để lại bộ quần áo cũ bạn hay mặc trước khi rời khỏi nhà để giúp cún cưng đánh hơi thấy mùi của bạn khi ở nhà một mình, giúp cún không cảm thấy bạn bỏ rơi chúng.
+ Bạn có thể ghi lại cuộc trò chuyện của gia đình dài khoảng 30 phút mà mở cho cún nghe khi bạn rời khỏi nhà để chúng một mình. Bởi điều này sẽ giúp cún cưng cảm thấy yên tâm hơn khi nghe những âm thanh quen thuộc của chủ nhân.
+ Vì bất kỳ lý do gì bạn đừng nên giận dữ, la mắng, trừng phạt chúng vì làm như thế chỉ khiến tình trạng tệ hơn mà thôi
Hướng dẫn cách huấn luyện thú cưng ở nhà một mình hiệu quả
+ Để cún lại trong căn phòng chúng vẫn thường ở, đóng cửa rồi đi ra chỗ khác
+ Sau một lúc (dưới năm phút), quay trở lại và bỏ qua màn chào hỏi với cún.
+ Bạn hãy lặp lại điều này nhiều lần, với cùng cách thức và thời điểm trong ngày. Từng bước, hãy tăng dần khoảng thời gian để cún cưng ở lại một mình.
+ Nếu cún của bạn tỏ ra khó chịu, bắt đầu sủa, cào cửa đòi ra, hoặc khi bạn quay lại thấy nó đang nhai bất cứ món đồ gì, thì lần tới hãy để cún một mình trong khoảng thời gian ngắn hơn. Ngoài ra, quá trình luyện tập của cún cũng nên điều chỉnh chậm lại để phù hợp hơn với tính cách của từng con.
+ Tiếp tục như vậy cho đến khi cún có thể chịu đựng được sự vắng mặt của bạn trong vòng 30 phút mà không có bất kỳ một vấn đề gì.
+ Khi đã thành công ở bước 5, hãy thử bắt đầu để cún lại một mình trong phòng vào bất kỳ lúc nào và đi làm những công việc hàng ngày của bạn như mặc quần áo hay lấy chìa khóa.
Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong việc hiểu thú cưng, huấn luyện thú cưng khi ở nhà một mình giúp thú cưng bớt sợ hãi. Nếu việc huấn luyện này cún cưng không có tiến triển hoặc có tâm trạng tệ hơn hãy đưa cún cưng đến các phòng khám thú cưng để các bác sĩ thú y thăm khám, chữa trị kịp thời.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.